Trading Essentials
Bullish Là Gì? Cần Chuẩn Bị Gì Trong Forex Cho Một Mùa Bullish Thành Công
#
Marketing
7 phút đọc
24/03/2023
41
0
2

Nắm bắt xu hướng thị trường là một trong những điều căn bản nhất để lên chiến lược giao dịch, với thị trường đòn bẩy và hợp đồng tương lai như Forex, điều đó càng quan trọng trong việc cài đặt Stop Loss và Take Profit. Để làm được, ngoài xu hướng giảm giá, sideway, bạn cần nắm được bullish là gì và những đặc điểm xung quanh nó. 

Trong bài viết này, thuật ngữ bullish là gì sẽ được giải đáp chi tiết để giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định tốt nhất về quản lý rủi ro, tính toán điểm giá mua vào bán ra thích hợp. 

>> Xem thêm: Lệnh Take Profit là gì? Cách đặt lệnh chốt lời hiệu quả

Bullish Là Gì?

Với câu hỏi bullish là gì, đó là ám chỉ xu hướng chung của một loại thị trường có xu hướng đi lên về giá cả. Đó có thể là chứng khoán, tiền tệ hay crypto,... Với thị trường Forex, sự bullish ở một thị trường tiền tệ có thể là sự giảm giá ở một tiền tệ khác. Nếu tận dụng được thông tin này, các trader có thể nắm bắt các đợt pump hay dump mạnh để gấp nhiều lần lợi nhuận.

Ở những thị trường bán lẻ như cổ phiếu trong chứng khoán, giá các token trong crypto, mức giá của một tài sản có thể tăng lên 30% trong một thời gian ngắn với khối lượng giao dịch lớn hơn rất nhiều lần thời kỳ bearish.

Biết được bullish là gì, bạn sẽ hiểu vì sao thị trường tăng giá gắn liền với hình ảnh con bò (bull). Vì xu hướng tấn công của nó có đặc điểm dùng cặp sừng húc đối thủ từ dưới lên, khá tương đồng với đường giá đang tăng mạnh. Trường hợp gần nhất có thể thấy, trong thời kỳ Covid các lực lượng công nghệ tại Mỹ được bổ sung nhanh chóng làm thị trường sôi động, giá của đồng Đô la đã tăng từ hơn 23,000 vnđ đến 24,800 chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần.

Phân Loại 

Sau khi tìm hiểu bullish là gì, chúng ta cần phân loại bullish để điều chỉnh đòn bẩy và khối lượng giao dịch:

1. Bullish trong ngắn hạn 

Nếu xét một thị trường có giá đang tăng trong thời điểm hiện tại chưa thế xác định là Bullish loại nào. Với những khung thời gian ngắn M15, H1 đến D1, giá có sự điều chỉnh đi lên hoặc phục hồi, ta gọi đó là bullish ngắn hạn. Nếu vội kết luận đó là bullish dài hạn có thể sẽ gây ra thua lỗ lớn.

Để nhận biết một đợt tăng giá ngắn hạn chuẩn, trader thường dùng khung thời gian nhỏ như M5 hay M15, sau khi xuất hiện mô hình đảo chiều tăng sau một đợt giảm giá nhẹ, nếu giá tiếp tục tăng lên thì mới có khả năng cao là bullish ngắn hạn.

2. Bullish trong dài hạn 

Khác với bullish ngắn hạn, bullish dài hạn có thể chứng kiến sự tăng giá kéo dài nhiều tháng và hàng năm. Vì xu hướng tổng thể vẫn là đi lên, trader cần xác định điểm thấp nhất để mua vào khi những dấu hiệu đầu tiên bắt đầu xuất hiện.

Thị trường bullish dài hạn gây hấp dẫn với các nhà đầu tư không chỉ vì giá trị tài sản tăng giá trong các thị trường spot, mà với Forex, việc Volume giao dịch cao sẽ khiến đường giá có nhiều sóng hơn, thuận lợi cho việc giao dịch có lời nhanh.

Thông thường, những tài sản hay đồng tiền mạnh có giá trị lâu dài sẽ có bullish dài hạn như cặp USD/CAD, XAU/USD, tuy có rất nhiều biến động nhưng trong cả đường dài, xu hướng chung vẫn là tăng giá.

3. Bullish trên toàn ngành, toàn thị trường

Khi đã xem xét bullish là gì trong ngắn hạn và dài hạn, trader cũng cần để ý đến việc bullish trên một thị trường tài chính. Đối với chứng khoán Mỹ, nếu như trong 1 năm, thị trường là bullish thì khả năng cao sức mạnh của đồng Đô la cũng tăng trong năm đó.

Một ví dụ rõ ràng hơn, giai đoạn 2020-2021, khi giá Bitcoin tăng từ 20,000 lên 68,000 USD, đã kéo dòng tiền đổ về các dự án blockchain khác và kéo cả thị trường đi lên. Việc nhìn bullish trên diện rộng giúp bạn kết nối với tin tức thị trường chặt chẽ hơn và dự đoán giai đoạn những năm tiếp theo.

>> Đọc thêm các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối đã được đề cập tại FXCE Blog để nhận biết các thông tin sẽ đánh mạnh vào đường giá.

Đặc Điểm Của Thị Trường Bullish

Các giai đoạn 

Hiểu bullish là gì cũng cần hiểu được các giai đoạn của nó. Dù là trong ngắn hay dài hạn, xu hướng tăng giá đều sẽ đi qua 3 giai đoạn:

  • Tích lũy: Diễn ra tại cuối giai đoạn bearish, đây là lúc đường giá sideway sau một giai đoạn giảm mạnh.

  • Tăng trưởng: Sau khi giá đã tích lũy đủ và lực mua đã đủ mạnh thì mức giá bắt đầu tăng mạnh mẽ. Các trader Forex giỏi sẽ biết nắm bắt điểm mua cuối giai đoạn tích lũy và điểm bán khi giá đã đạt cao trào.

  • Phân phối và suy thoái: Sau khi tạo đỉnh, giá bắt đầu tăng chậm hơn và có dấu hiệu đảo chiều để bước qua xu hướng mới.

Lượng cầu lớn hơn cung 

Khi nhắc đến bullish là gì, không thể thiếu việc các phương tiện truyền thông liên tục cập nhật sẽ tạo ra sự FOMO trong cộng đồng và càng đẩy giá đi lên. Khi giá chứng khoán đi lên, ảnh hưởng của nó cũng sẽ giúp sức mạnh của các cặp tiền tệ thay đổi vị thế. Là một nhà giao dịch Forex, hãy nghiên cứu lượng cầu ở thị trường nước nào tăng lên đáng kể và quyết định vào lệnh với loại tiền tệ đó.

Chiến Lược Forex Hiệu Quả Trong Thị Trường Bullish 

1. Sử dụng Indicator phù hợp để xác định dấu hiệu 

Để xác nhận xem thị trường có đang mùa bullish hay không và bullish ở loại nào, các trader cần vận dụng tốt các chỉ báo và thu thập thông tin nhiều hơn. Các mô hình bullish cơ bản:

  • Mô hình nến đảo chiều (Bullish Engulfing): Trong một thời gian ngắn, giá được nhấn xuống sâu và bật mạnh ngay sau đó

  • Mô hình nến đẩy giá tăng (Bullish Kicking): Khu vực đảo chiều tạo ra khoảng võng

Nắm được một số mô hình nến cơ bản, các nhà giao dịch sẽ lựa chọn được indicator phù hợp để tìm ra các dấu hiệu tăng giá. Ví dụ, trong thị trường bullish, đường SMA(50) luôn nằm dưới đường giá. Càng đến giai đoạn suy thoái, đường SMA(50) càng có xu hướng tiền gần lại đường giá hơn.

>> Tham khảo thư viện Indicator với hơn 300 chỉ báo có thể tích hợp dễ dàng vào FXCE–MT5 

2. Hạn chế FOMO

Điều này cần ghi nhớ với cả thị trường tăng hay giảm giá. Gần đây, với những tin tức tiêu cực về các ngân hàng lớn gặp khủng hoảng như Silicon Valley Bank tại Mỹ hay Credit Suisse tại Thụy Sỹ, giá trị của các cặp tiền USD hoặc CHF có sự thay đổi kha khá. Điều đó không có nghĩa bạn dồn hết vốn vào các cặp tiền này. Mỗi sự điều chỉnh nhẹ cũng sẽ dễ dàng khiến bạn cháy tài khoản.

3. Bắt các vùng Pullback

Ngay cả khi bạn không biết bullish là gì, bạn vẫn có thể sử dụng các đợt pullback này để vào lệnh một cách hiệu quả. Quy tắc này tương tự với lý thuyết Dow, khi giá chạm kháng cự hoặc hỗ trợ sẽ có dấu hiệu điều chỉnh.

Trong một đoạn tăng mạnh, ở khoảng giữa sẽ luôn có những vùng pullback, các trader sẽ tận dụng để đặt lệnh Sell ngắn hạn tại những vùng này và Buy trong một giai đoạn dài hơn. Hãy nhớ rằng, luôn sử dụng Stop Loss và tính toán Risk:Reward cẩn thận để tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Tổng kết

Hiểu được bullish là gì là điều đơn giản, nhưng hiểu được hết các đặc điểm và áp dụng vào chiến lược giao dịch mới là điều giúp các trader hái được lợi nhuận. Chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm chính là sự chuẩn bị tốt nhất khi thị trường bullish.

>> Xem lại: Bearish Là Gì? Lên Kế Hoạch Giao Dịch Thế Nào Khi Thị Trường Giảm Giá?

ic-comment-blueBình luận
#