
Thị trường Forex hay ngoại hối là đại diện cho đồng tiền từ khắp các nước lớn với khối lượng giao dịch khổng lồ, được kết nối toàn cầu một cách chặt chẽ. Thế nên, có vô số các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, từ những tin tức nhỏ nhất đến các sự kiện kinh tế, chính trị diễn ra trên thế giới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến một đồng tiền mạnh như USD cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các đồng tiền khác. Trong bài viết này, FXCE sẽ gợi ý các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối đáng quan tâm nhất để bạn có thể chú ý khi nghiên cứu các thông tin trên Forex Factory hay các trang tin tức khác để dự đoán giá.
>> Xem thêm: FXCE: Blog | Forex Factory Là Gì? Tổng Quan Các Tính Năng Phổ Biến Của Forex Factory
1. Tình Hình Chính Trị
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối ngoài việc chỉ quanh đi quẩn lại trong các lĩnh vực kinh tế thì chính trị là một phần không thể thiếu bởi có mối quan hệ chặt chẽ. Một nền chính trị bất ổn sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế và cũng như giá trị đồng tiền vì các nhà đầu tư có xu hướng rút tiền khỏi những thị trường có nhiều rối loạn.
Ngoài tình hình chung, sự thay đổi lãnh đạo của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách kinh tế, đặc biệt với những “đầu tàu” như Anh, Mỹ hay châu Âu.
Ví dụ dễ thấy nhất, những cuộc xung đột từ Nga với Liên minh châu Âu (EU) đã dẫn đến việc đồng Euro mất giá khá nhiều giai đoạn cuộc chiến Nga-Ukraine. Hay sự kiện Brexit năm 2016 đã từng làm thị trường Forex chao đảo khá nhiều.
2. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội
Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng được xem như một trong số các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối vì cho thấy tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia hay nói cách khác là quy mô của một nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng của GDP cao cũng cho thấy năng suất và nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ có chiều hướng tăng trưởng. Sự gia tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tạo ra nhu cầu về tiền tệ của quốc gia đó trên thị trường Forex.
Nhìn chung, khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng càng cao thì đồng tiền của quốc gia đó cũng sẽ mạnh. Điều này cũng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào đầu tư khiến tăng lượng ngoại tệ và làm nội tệ mạnh hơn.
3. Lãi Suất Từ Ngân Hàng Trung Ương
Về mảng chỉ số, lãi suất được xem là một trong những thứ quan trọng nhất trong số các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Theo lý thuyết, việc tăng lãi suất dự đoán của các ngân hàng Trung ương thường khiến đồng tiền tăng giá, ngược lại lãi suất dự kiến giảm thường khiến đồng tiền mất giá.
Điều này là vì các ngân hàng Trung ương sẽ hạ lãi suất để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoặc tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế. Bằng cách tuân theo các điều kiện kinh tế ở một quốc gia nhất định, trong dài hạn các nhà giao dịch có thể dự đoán được những thay đổi về lãi suất và lợi nhuận trên lãi suất.
>> Để hiểu thêm về Ngân hàng Trung ương và sự hoạt động của các ngân hàng Trung ương lớn nhất, bạn có thể tham khảo tại: Ngân hàng Trung ương là gì? Giới thiệu các ngân hàng Trung ương trên thế giới
4. Tỷ Lệ Lạm Phát
Nếu lãi suất là chỉ số quan trọng thì tỷ lệ lạm phát lại được quan tâm nhiều nhất đối với các trader vì đây là kết quả dễ thấy nhất của việc tăng hay giảm lãi suất. Các cặp tiền tệ luôn có sự biến động mạnh trong thời điểm tin tức về lạm phát được công bố.
Các ngân hàng Trung ương, dễ thấy nhất là FED, sẽ luôn có mục tiêu về tỷ lệ lạm phát mà họ cần theo dõi. Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao hoặc quá thấp so với mong đợi, họ cần phải điều chỉnh lại để ổn định nền kinh tế vì đây là mục quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối.
Một lượng nhỏ lạm phát sẽ được coi là tốt cho nền kinh tế nhưng nếu lạm phát quá cao hoặc quá thấp (giảm phát) thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự suy giảm các hoạt động của nền kinh tế. Các trader có thể thử dự đoán số liệu lạm phát bằng cách làm theo sự thay đổi của giá cả hàng hóa và nguyên liệu chủ chốt như nhôm hoặc dầu thô. Tương tự là theo dõi các chỉ số liên quan như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số sản xuất (PPI).
5. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngoại Hối Khác
Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối thường thấy được kể trên, còn có các yếu tố ít được quan tâm hơn nhưng vẫn có tác động ít nhiều đến các cặp tiền tệ.
Tỷ lệ thất nghiệp
Một chỉ số phản ánh sức khỏe của nền kinh tế là tỷ lệ thất nghiệp. Việc thất nghiệp tăng cao cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút vì một lý do nào đó trên thị trường, ít nhiều khiến việc xuất nhập khẩu giảm lại dẫn đến ngoại tệ khan hiếm do không thể thu về và nội tệ mất giá.
Cán cân thương mại
Cán cân thương mại miêu tả sự thay đổi giữa lượng hàng hóa nhập vào và xuất ra của một quốc gia. Với một quốc gia nhập siêu sẽ phải chi trả nhiều hơn cho ngoại tệ do việc mua bán ở nước ngoài. Điều này dẫn đến ngoại tệ bị khan hiếm hơn khiến đồng nội tệ bị mất giá. Với những quốc gia xuất siêu, đồng tiền nội tệ sẽ ít bị mất giá hơn so với USD.
Nợ công
Tương tự, nợ công cũng chính là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối tiếp theo. Khi một quốc gia bị thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ có khuynh hướng vay nợ từ các nước khác, kết quả là nguồn cung ngoại tệ tăng lên khiến tỷ giá so với ngoại tệ của nước đó bị giảm. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến lạm phát gia tăng.
6. Yếu Tố Ngoại Cảnh
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối còn được đóng góp từ những nguyên nhân mà chúng ta không thể kiểm soát được. Đó có thể là bất kỳ nguyên nhân nào dưới đây:
-
Chiến tranh: Dẫn đến sự phá hủy các tài sản vật chất và các khoản đầu tư đáng kể, thiệt hại về người và tài sản, và mất việc làm, tiêu tốn các sản phẩm dầu khí, kim loại vào thực hiện vũ khí.
-
Môi trường: Việc biến đổi khí hậu tại một số vùng làm cho những sản phẩm đặc thù bị thay đổi hoặc biến mất làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu và kinh tế vùng.
-
Thiên tai, dịch bệnh: Những yếu tố tổn thất đột ngột sẽ dẫn đến các hoạt động di chuyển bị hạn chế và làm chậm lại các hoạt động kinh tế.
Trong những trường hợp bất khả thi xảy ra, vàng dường như là tài sản đầu tư lý tưởng nên các trader có thể tham khảo cặp tiền với mã XAU để kiếm lời.
>> Yếu tố ảnh hưởng từ thiên tai, chiến tranh chính là nguyên nhân dẫn đến giảm giá dài hạn toàn thị trường trong bài: Bearish Là Gì? Lên Kế Hoạch Giao Dịch Thế Nào Khi Thị Trường Giảm Giá?
Tổng Kết
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối nói chung. Đa số đến từ các chỉ số kinh tế, còn lại là yếu tố chính trị hoặc các vấn đề ngoại cảnh. Nắm bắt những vấn đề trên trong việc cập nhật tin tức sẽ giúp bạn có sự phán đoán về đường giá tốt hơn.
Tham gia vào hệ sinh thái từ FXCE để có thêm trải nghiệm các hình thức giao dịch khác nhau và thông tin bổ ích:
| Facebook | Youtube | Telegram STP VN |
