Trading Essentials
Chỉ Số S&P 500 Là Gì? Ảnh Hưởng Của S&P 500 Đến Thị Trường Tài Chính
#
Marketing
8 phút đọc
17/02/2023
114
0
0
icon-menu

Nếu bạn đã từng theo dõi các tin tức về thị trường nhằm cập nhật sự lên xuống của các nền kinh tế và đồng tiền, bạn chắc hẳn đã một lần nghe qua chỉ số S&P 500 và những thông tin xung quanh nó. Ngày nay, với sự liên kết chặt chẽ, chỉ số này không còn chỉ quan trọng với chứng khoán mà cả forex và cả các lĩnh vực đầu tư khác.

Warren Buffett - bậc thầy đầu tư đã đặt niềm tin khá cao vào giá trị của chỉ số S&P 500 khi ủy thác các loại tài sản của mình vào quá trình đầu tư với 90% vào quỹ S&P 500. Thế nên, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu S&P 500 là gì, được tính như thế nào và cách đầu tư vào chỉ số này trên các thị trường tài chính, đặc biệt là forex.

s&p 500

Chỉ số S&P 500 là gì?

Chỉ số S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là một chỉ số được tính toán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty lớn mạnh nhất và đang được niêm yết trên sàn chứng giao dịch chứng khoán Mỹ. 

Là những doanh nghiệp vượt trội trong một nền kinh tế lớn mạnh bậc nhất, thông qua chỉ số này, các nhà kinh tế học lẫn đầu tư - kinh doanh có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về biến động chung của thị trường.

S&P 500 được quản lý bởi Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill - một trong những công ty xếp hạng tín dụng uy tín và lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi thành lập nên những chỉ số chứng khoán Mỹ khác như: S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500.

Trước đây, ngoài S&P 500, Dow Jones luôn được xếp trước về tính đại diện thị trường và mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến hiện tại chỉ số S&P 500 đã và đang được cộng đồng trader đánh giá là vượt trội hơn nhờ việc giải quyết được nhiều hạn chế từ chỉ số công nghiệp Dow Jones.

Phương thức hoạt động của chỉ số S&P 500

1. Cách tính toán

Chỉ số S&P 500 được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalization) của 500 công ty thành phần chia cho một ước số (Divisor). Với công thức này, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số S&P 500, đó là giá trị vốn hóa thị trường của từng công ty thành phần và ước số.

S&P 500 Index = Sum (Market Capitalization) / Divisor

 

  • Divisor là thông số được điều chỉnh trong những trường hợp như phát hành cổ phiếu, chia tách/sáp nhập công ty, mua lại cổ phần, thay đổi công ty thành viên… một cách bảo mật để đảm bảo các sự kiện trên không ảnh hưởng đến giá trị cuối cùng của chỉ số. 

  • Giá trị vốn hóa thị trường (Market Cap) là tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên thị trường. Được tính toán bằng cách lấy giá thị trường của 1 cổ phiếu doanh nghiệp đó nhân với tổng số cổ phiếu phát hành.

2. Quy tắc hoạt động

Danh sách 500 công ty sẽ được Hội đồng tính toán và xếp hạng dựa trên việc đạt đầy đủ các yếu tố sau:

  • Vốn hóa thị trường: tối thiểu 6,1 tỷ USD

  • Tính thanh khoản: cao

  • Trụ sở công ty: đặt tại Hoa Kỳ (bao gồm cả 50% tài sản cố định và doanh thu phải ở Hoa Kỳ)

  • Số lượng cổ phiếu công chúng: Phải hơn 50% cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng, không thuộc hội đồng và thành viên công ty

  • Nhóm ngành: Dựa theo tiêu chuẩn toàn phân loại ngành cầu của GISC

  • Năng lực tài chính: tốt, có báo cáo thường niên rõ ràng, có ít nhất 4 quý liên tiếp đạt thu nhập dương

  • Giá trị cổ phiếu niêm yết: đạt giá trị tối thiểu 1 USD

  • Nơi mua bán: cổ phiếu phải được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York, sàn giao dịch NASDAQ hoặc BATS

Các điều kiện trên hoàn toàn có thể được bổ sung và cập nhật bất cứ khi nào cần thiết. Cứ mỗi quý (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hằng năm), danh sách 500 công ty vốn hóa lớn nhất sẽ được công bố và lựa chọn ra một Ủy ban đại diện để cân bằng chỉ số hàng quý.

s&p 500

Trong danh sách 500 công ty, sẽ thường bắt gặp các tên quen thuộc như: Apple, Facebook, Amazon, Microsoft,... ở top đầu. Các vị trí từ 400 trở đi sẽ thường thấy những thay đổi đáng kể hoặc xuất hiện một số thương hiệu không thường xuyên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

Do có quy mô rộng khắp trên phạm vi nước Mỹ, bất kỳ chính sách nào từ Chính Phủ và Ngân hàng Trung Ương (FED) cũng sẽ tác động đến hệ thống của các công ty lớn và gây biến động đến con số cuối cùng. Những yếu tố có sức nặng có thể kể đến như:

  1. Chỉ số lạm phát: Việc giữ lạm phát ở mức ổn định sẽ có ích cho nền kinh tế nói chung. Năm 2022, lạm phát tăng cao khiến xuất khẩu, doanh số bán lẻ, sản xuất đều giảm tại Mỹ.

  2. Lãi suất của FED: Các chính sách và quy định tiền tệ theo cục dự trữ liên bang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay và các khoản đầu tư của doanh nghiệp.

  3. Giá cả hàng hóa: Chi phối sức mua và chỉ số tiêu dùng (CPI), giá trị của cổ phiếu chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hàng hóa - khối xây dựng cơ bản cho nền kinh tế.

  4. Sức mạnh đồng USD: Đồng Đô la Mỹ mạnh sẽ có lợi thế nhập khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm từ các nước đang phát triển rẻ hơn. Ngược lại, đồng Đô la suy yếu sẽ khiến việc xuất khẩu bị cạnh tranh cao hơn.

  5. Các yếu tố khác: thiên tai, bầu cử, suy thoái toàn cầu, chiến tranh,...

Ảnh hưởng của chỉ số S&P 500 lên tài chính

Tập hợp 500 công ty dẫn đầu trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Mỹ, chỉ số S&P 500 đóng một vai trò vô cùng to lớn. Từ ngành nhiên liệu, công nghệ thông tin, tài chính, công nghiệp,... đến y tế, tiêu dùng, 500 doanh nghiệp này chiếm hơn 70% giá trị chứng khoán của nước Mỹ nói chung. 

s&p 500

Chính vì thế, chỉ số S&P 500 được đánh giá cao vì tính đại diện rộng rãi cho kinh tế thị trường. Mỗi khi chỉ số này có biến động, điều đó có nghĩa phản chiếu những sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng hoặc những sự điều chỉnh về các chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất hay lạm phát. Không chỉ gói gọn trong 500 công ty lớn, chỉ số này lại là “tấm gương” khá quan trọng đối với sức khỏe nền kinh tế.

Vì được cấu thành từ giá trị vốn hóa của các công ty quan trọng, bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ chính sách của những thương hiệu quen thuộc cũng có khả năng ảnh hưởng đến con số chung.  Theo dõi giá trị của chỉ số S&P 500, nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn tổng quát về bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán Mỹ, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường.

Cụ thể hơn, khi chỉ số S&P 500 tăng hay giảm, giá trị đồng Đô la so với các đơn vị tiền khác cũng có biến đổi, đây chính là cơ hội để trader tận dụng những khoảng chênh lệch đó. Ngoài ra, đóng góp của các công ty công nghệ trong S&P 500 cũng thể hiện tương đối dòng tiền trong thị trường crypto.

s&p 500

Tổng kết

Vừa rồi là những giải đáp sơ lược nhất về chỉ số S&P 500 và những tác động của nó đến nền tài chính. Có thể nói rằng, những ưu điểm của chỉ số này về sự khách quan và tính đại diện kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không chỉ số nào là hoàn hảo, S&P 500 sẽ phản ánh rất ít hoặc không đáng kể sự thay đổi của những công ty nhỏ. 

Hiểu được các thông tin này, bạn hãy dành thời gian hoặc chú ý hơn về chỉ số này khi cập nhật tin tức thị trường để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi nắm giữ các chứng chỉ quỹ hay cặp tiền tệ liên quan đến USD.

>> Tham gia vào cộng đồng FXCE tại các kênh:

| Facebook | Youtube | Telegram STP VN | FXCE Academy |

 

ic-comment-blueBình luận
#