Stock
Hiệu ứng tháng Giêng trong thị trường chứng khoán là gì?
#
Marketing
7 phút đọc
11/09/2023
14
0
0

hiệu ứng tháng giêng

Nhằm mang đến cho các bạn đọc những thông tin thú vị và những hiểu biết về thị trường tài chính, FXCE sẽ mang đến nhiều bài viết về các chủ đề khác nhau. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về một hiện tượng khá thú vị với những ai đang tham gia thị trường chứng khoán: Hiệu ứng tháng Giêng.

>> Xem thêm những bài viết khác cũng thú vị không kém:

Long Squeeze Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

Sức Mạnh Của Vùng Quá Mua Và Quá Bán Và Những Chỉ Báo Dò Tìm Hiệu Quả

Tính thanh khoản trong thị trường Forex là gì?

Hiệu ứng tháng Giêng là gì?

hiệu ứng tháng giêng

Hiệu ứng tháng Giêng hay còn gọi là January Effect, chỉ một hiện tượng tăng giá của cổ phiếu theo mùa, đặc biệt là vào tháng 1. Hiệu ứng này chỉ là một chu kỳ ngắn hạn, thường thấy ở những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và giá rẻ. Hiện tượng này xảy ra ở những phiên cuối của tháng 12 năm trước và tiếp diễn ở tháng 1 năm sau.

Các chuyên gia cho rằng sự tăng giá này xuất phát từ việc lượng mua tăng lên, theo đợt giá giảm thường xảy ra cuối năm do những người đầu tư tham gia vào việc khai thác lỗ thuế để bù đáp cho các khoản lỗ vốn, chính vì vậy họ “bán tháo” làm giảm giá cổ phiếu.

Một cách giải thích khác cho rằng, những nhà đầu tư đã tận dụng các khoản tiền thưởng cuối năm để mua các khoản đầu tư khác vào tháng tiếp theo khiến giá của cổ phiếu vào đầu năm sau tăng. Tuy nhiên có vẻ hiện tượng này dần biến mất khi nó trở nên phổ biến hơn. 

Hiệu ứng tháng Giêng có lẽ là một dấu hiệu tích cực khi nó tạo cơ hội cho nhà đầu tư cổ phiếu mua vào với mức thấp hơn tháng 12 năm trước và bán lại sau khi tăng giá vào năm sau.

Hiểu thêm về hiệu ứng tháng Giêng

hiệu ứng tháng giêng

Với thị trường tài chính, chúng ta không nói nhiều về cảm giác hay may rủi mà cần để tâm đến những con số. Vậy làm sao để biết rằng liệu hiệu ứng tháng Giêng là có thật hay chỉ là một lời lưu truyền không có căn cứ? 

Cùng nhìn qua số liệu từ quỹ SPDR S&P 500 ETF - nhóm các quỹ hoán đổi danh mục chứng khoán Hoa Kỳ. Quỹ được thành lập từ năm 1993, trong 30 năm kể từ năm thành lập đã có 17 tháng Giêng thắng lợi (57%) và 13 tháng Giêng thua lỗ (43%), với tỷ lệ chênh lệch không quá nhiều này thì hiệu ứng tháng Giêng chỉ mang tính tương đối như khi bạn tung một đồng xu.

Tiếp đến giai đoạn 2009 - 2022, trong các tháng Giêng thì số người thắng so với số người thua là 8-6, một lần nữa tỷ lệ khoảng 57% đến 43%. Thực tế năm 2009 là một năm phục hồi của thị trường nhưng đã không có nhiều sự chiến thắng nổi bật diễn ra. Đến đây chúng ta chỉ thấy hiệu ứng tháng Giêng còn khá mong manh.

Cũng như các giả thuyết kinh tế khác, hiệu ứng tháng Giêng là một giả thuyết, nó tác động đến những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ nhiều hơn cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn vì tính thanh khoản kém hơn. Tuy nhiên cũng không phải không có cơ sở khi người ta tin vào lý thuyết này. Cùng xem tiếp thông tin tiếp theo đây để lý giải.

Lịch sử của hiệu ứng tháng Giêng

hiệu ứng tháng giêng

Từ thế kỷ 20, chủ ngân hàng đầu tư Sidney Wachtel lần đầu tiên nhận thấy hiệu ứng tháng Giêng vào năm 1942. Ông nhận thấy các công ty vốn hóa nhỏ thường có xu hướng hoạt động tốt hơn các công ty vốn hóa lớn nửa đầu tháng Giêng. 

Các nghiên cứu từ đó cũng cho thấy hiệu ứng tháng Giêng rõ rệt hơn. Một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 1904 - 1974 cho thấy lợi nhuận chứng khoán cao gấp năm lần so với mức trung bình trong tháng Giêng. Nghiên cứu khác của Salomon Smith Barney cho thấy mức tăng trung bình ở tháng Giêng là 0.82% khi so sánh lợi nhuận của cổ phiếu vốn hóa nhỏ so với cổ phiếu vốn hóa lớn từ 1972-2002.

Tuy nhiên xu hướng này dần trở nên nhạt nhòa hơn trong những năm gần đây bởi sự điều chỉnh của thị trường. Như vậy hiệu ứng tháng Giêng là một giả thuyết có cơ sở, nhưng không phải là chính xác hoàn toàn mà chỉ đúng với cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Và trong những năm gần đây thì có lẽ nó đã không còn nữa.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng tháng Giêng

hiệu ứng tháng giêng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng biến động giá này. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào một số nguyên nhân thường thấy và phổ biến nhất gây ra tình trạng hiệu ứng tháng Giêng này.

Tâm lý nhà đầu tư

Những nhà đầu tư trên thị trường thường lạc quan hơn về tương lai. Họ cho rằng đầu năm là thời điểm thích hợp cho các hoạt động mua bán. Chính vì thế nhà đầu tư sẽ bắt đầu xây dựng danh mục cổ phiếu nắm giữ.

Thêm vào đó, cuối năm là mùa của những khoản tiền thưởng. Khi đã có thêm một khoản dư, nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch và bắt đầu đi mua cổ phiếu vào đầu năm sau. Chính điều này đã góp phần gây ra hiện tượng hiệu ứng tháng Giêng.

Hoạt động khai thác lỗ thuế

Vào thời điểm như cuối năm, những nhà đầu tư thường có xu hướng bán đi cổ phiếu kém hiệu quả để bù lại các khoản lỗ, giảm thuế thu nhập. Chính điều này làm giá bán của cổ phiếu giảm do nhiều người cùng bán. Nhưng vào đầu năm tiếp theo, họ sẽ trở lại tái đầu tư và mua cổ phiếu. Điều này dẫn đến việc áp lực mua tăng mạnh làm giá tăng theo tạo nên hiệu ứng tháng Giêng.

Thủ thuật Window Dressing

Một số người cho rằng, thủ thuật Window Dressing cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng tháng Giêng. Window Dressing ý chỉ việc làm đẹp báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi được công bố ra bên ngoài. 

Các nhà quản lý sẽ loại bỏ những cổ phiếu thua lỗ nhằm “làm đẹp” hồ sơ của mình vào khoảng cuối năm. Điều này khiến số cổ phiếu bán ra thời điểm cuối năm cũng tăng dần lên. Tuy nhiên điều này cũng không thường xuyên xảy ra.

Có nên tin áp dụng hiệu ứng tháng Giêng trong đầu tư chứng khoán?

hiệu ứng tháng giêng

Trong những thập kỷ gần đây, hiệu ứng tháng Giêng có lẽ đã dần biến mất bởi những chính sách và thay đổi mới. Sự ra đời của các chế độ xã hội như hưu trí, chế độ thuế mới đã khiến việc giao dịch khai thác lỗ thuế suy giảm. Kèm theo đó là sự điều chỉnh từ thị trường, các lường trước về hiện tượng tháng 1 đã khiến cho hiệu ứng tháng Giêng không còn xảy ra.

Chính vì vậy câu trả lời là chúng ta không nên áp dụng hiệu ứng tháng Giêng để kiếm lời từ thị trường chứng khoán. Ngay cả khi hiện tượng này có thật thì với sự biến động không ngừng của thị trường kèm thêm việc quá nhiều người cố gắng khai thác dựa vào hiện tượng sẽ khiến kết quả thay đổi và dẫn đến rủi ro không lường trước.

Kết luận

Nhìn chung, hiệu ứng tháng Giêng là những biến động tích cực của thị trường chứng khoán vào tháng 1. Tuy nhiên lý thuyết này chỉ thích hợp với những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và có khả năng sẽ không còn đúng trong thời gian sắp tới.

Những nhà đầu tư cổ phiếu không nên quá tin vào hiệu ứng tháng Giêng để đầu tư để tránh các rủi ro và thua lỗ. Thị trường luôn có nhiều biến động, chính vì vậy không nên quá tin tuyệt đối vào giả thuyết nào đó.

>>Cùng theo dõi trang Blog của FXCE để đón đọc nhiều thông tin khác:

| Facebook | YouTube | Website | Blog |

 

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#