
Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Trước đó, bạn đã được tìm hiểu sơ bộ về thị trường thông qua chuyên mục Nhập môn Forex. Tiếp đến, chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn bạn theo từng Level về Giao dịch Forex cơ bản. Level 1 sẽ xoay quanh các yếu tố ký quỹ, đặc điểm các phiên giao dịch và tìm hiểu về các broker forex.
Để bắt đầu bài học, tôi có thể khẳng định rằng sức hấp dẫn đặc biệt của giao dịch đến từ đòn bẩy trong Forex. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu hết về điều này. Và đòn bẩy trong Forex có thể là con dao hai lưỡi khi rất nhiều trader cháy tài khoản vì điều này. Bài viết về này sẽ giúp bạn làm rõ từng thuật ngữ liên quan và hiểu về mối quan hệ đan xen của các thông số này.
Ký quỹ khi giao dịch đòn bẩy trong Forex
Ký quỹ khi giao dịch đòn bẩy trong Forex cung cấp cho bạn khả năng tham gia vào các giao dịch lớn hơn số dư tài khoản.
Dù chỉ có lượng tiền nhỏ nhưng việc được giao dịch với khối lượng lớn hơn tài khoản thực cho phép có được lợi nhuận từ những thay đổi tỉ giá nhỏ. Lợi là vậy nhưng ẩn sâu trong kiểu giao dịch này tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư không hiểu được cơ chế hoạt động.
Hãy nhớ thị trường không phải lúc nào cũng giống như nhận định, nó chống lại bạn rất thường xuyên. Việc giá đi ngược hướng giao dịch khiến tài khoản của bạn sụt giảm tỉ lệ thuận cùng đòn bẩy trong Forex và khối lượng giao dịch dẫn đến bạn bị hệ thống tự động ngắt lệnh. Số tiền còn lại không đủ để mở lại 1 giao dịch đòn bẩy trong Forex mới và broker thông báo rằng tài khoản bạn bị Stop out.
Trước khi chọn broker và thực hiện ký quỹ để giao dịch đòn bẩy trong Forex, điều quan trọng là hình thức ký quỹ hoạt động như thế nào.
Margin Trading là một hình thức giao dịch ký quỹ trong đầu tư tài chính. Margin Trading sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia vào thị trường tài chính chỉ với số tiền rất nhỏ. Hiện tại, chỉ với tối thiểu $5, nhà đầu tư đã hoàn toàn có thể tham gia giao dịch ký quỹ với khối lượng giao dịch nhỏ nhất là 0.01 Lot, đòn bẩy trong Forex 200:1.
Ví dụ về một tài khoản ký quỹ:
Các chỉ số được hiển thị lần lượt là:
- Balance: Số dư
- Equity: Vốn
- Margin: Ký quỹ
- Free Margin: Số dư ký quỹ
- Margin Level: Mức ký quỹ
Trên Metatrader 4 không hiển thị Margin đã sử dụng mà chỉ hiển thị hạng mức hiện tại dưới dạng Margin. Ngoài ra có 2 thuật ngữ nữa:
- Margin Call
- Stop Out
Số dư tài khoản
Trước khi giao dịch đòn bẩy trong Forex, điều đầu tiên phải làm là mở một tài khoản giao dịch với broker nhất định. Tài khoản sẽ mất một khoản thời gian xác minh và đây là nơi chứa tiền mặt bạn có thể mất khi giao dịch đòn bẩy trong Forex.
Số dư tài khoản (Balance) là số tiền trên tài khoản giao dịch. Nó bao gồm tất cả các giao dịch đầy đủ và hoàn chỉnh cũng như các hoạt động phi thương mại như nạp và rút tiền. Không bao gồm các lệnh (vị thế) mở. Balance = Equity nếu trên tài khoản không có lệnh mở. Đơn giản thì hiểu thế này: Số dư = Tiền mặt.
Nếu tài khoản là 0 và sau đó bạn nạp tiền vào thì sẽ như biểu đồ này.
Số dư tài khoản thay đổi qua 3 cách:
- Khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản.
- Khi bạn đóng lệnh giao dịch đòn bẩy trong Forex.
- Khi bạn giữ lệnh qua đêm và chịu phí Swap.
Phí qua đêm (có tên khác là lãi suất qua đêm) chính là swap rate hay rollover rate. Đây là phần phí mà các nhà đầu tư đang nắm giữ lệnh phải trả hoặc được nhận khi nắm giữ lệnh qua 1 mốc thời điểm nào đó trong ngày, thường là qua hết phiên Mỹ (tức là tầm 4-5g sáng theo giờ Việt Nam).
Số tiền phải trả hoặc được nhận từ phí qua đêm là tùy thuộc vào khối lượng lệnh nắm giữ, loại sản phẩm đang giao dịch và lãi suất của sản phẩm đó do broker thông báo. Riêng ngày thứ 4 sẽ x3 phí do các ngân hàng nghỉ t7 và chủ nhật nên phải tăng để bù thêm. Nếu tài khoản trả Swap thì nó sẽ tăng lên và ngược lại thì bạn sẽ giảm số dư.
Linh hồn của thị trường tiền tệ chính là lãi suất (interest rate). Sự biến động của lãi suất ảnh hưởng đến phí qua đêm, khi một ngân hàng trung ương tăng lãi suất đồng nghĩa các broker phải tính toán lại phí này để phù hợp với hệ thống liên ngân hàng.
Ví dụ khi bạn mua USD/JPY có nghĩa là bán JPY và tiến hành mua USD vì lãi suất USD đang dương còn lãi suất JPY đang âm nên bạn được hưởng thêm phí phát sinh dựa trên lãi suất của FED. Các broker là cầu nối giữa trader và hệ thống liên thị trường nên phí swap này sẽ phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương.
Một lưu ý nhỏ là tổng phí qua đêm cho 1 sản phẩm sẽ luôn âm. Nếu là một trader theo trường phái hedging 2 hướng thị trường, bạn nên cân nhắc khi giữ 2 lệnh mua bán cùng một cặp tiền qua đêm. Broker khác nhau sẽ có chênh lệch phí khác nhau vì mỗi broker sử dụng một cổng vào hệ thống liên ngân hàng khác nhau.
Unrealized PL, Floating PL và Realized PL là gì?
Các thuật ngữ được đề cập trong phần này liên quan mật thiết đến màu xanh và đỏ trên tài khoản giao dịch đòn bẩy trong Forex của bạn. P/L là viết tắt của Profit/Loss.
Unrealized P/L
Unrealized P/L hay còn được biết là Floating (P/L) là tổng thua lỗ và lợi nhuận của các lệnh chưa đóng vị thế. Giá trị này không cố định mà biến thiên theo vị thế lệnh so với thị trường.
Công thức tính: Floating P/L = Floating Loss + Floating Profit
- Bằng 0 khi cân bằng giữa mức lãi và lỗ hoặc khi không có lệnh giao dịch trên thị trường.
- <0 khi tài khoản tạm thời có mức lãi thấp hơn lỗ.
- >0 khi tài khoản tạm thời có mức lỗ thấp hơn lãi.
Floating Loss
Floating Loss là tổng thua lỗ của các lệnh đang có vị thế mở đang trong vùng thua lỗ.
- Bằng 0 khi không có lệnh nào được mở hoặc không có lệnh được thua lỗ.
- <0 khi có ít nhất 1 lệnh đang thua lỗ.
Ví dụ: Bạn mở lệnh long 10000 đơn vị EUR/USD tại 1.15 và tỉ giá hối đoái hiện tại là 1.13. Ta có công thức: Floating P/L = Kích cỡ lệnh x (Giá hiện tại – Giá vào lệnh): Floating P/L = 10,000 x (1.13000 – 1.15000) có -200 = 10,000 x (- 0.0200). Vậy bạn đang chịu lỗ -200 pips tương ứng 1 pip= 1 USD thì tài khoản lỗ 200 USD.
Cũng với mức thiết lập như trên nhưng tỉ giá lên 1.18 thì cũng như trên ta tính được lợi nhuận rơi vào 300 USD ứng với 300 pips.
Realized P/L
Realized Profit là lợi nhuận đến từ 1 giao dịch đã hoàn thành. Realized Loss là khoản lỗ đến từ 1 giao dịch đã hoàn thành. Tóm lại, đây là lợi nhuận hoặc thua lỗ chỉ được cộng trừ vào tài khoản khi bạn đóng vị thế. Đây là lần duy nhất khi số dư tài khoản của bạn thay đổi để phản ánh bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào.
Chúng ta sử dụng lại ví dụ trên khi mở lệnh long 10000 EUR/USD tại 1.15 nếu giá đi về 1.18 khoản lợi nhuận là 300 USD khi đó bạn quyết định đóng giao dịch. Sau khi đóng lệnh, tài khoản bạn được cộng thêm 300 USD và bạn chính thức sở hữu 1300 USD.
|
Số dư
|
Floating P/L
|
Trước
|
$1,000
|
$300
|
Sau
|
$1,300
|
|
Chúng ta sử dụng lại ví dụ trên khi mở lệnh long 10000 EUR/USD tại 1.15 nếu giá đi về 1.13 khoản lỗ là 200 USD khi đó bạn quyết định đóng giao dịch. Sau khi đóng lệnh, tài khoản bạn được trừ 200 USD và bạn chính thức sở hữu 800 USD.
|
Số dư
|
Floating P/L
|
Trước
|
$1,000
|
(-$200)
|
Sau
|
$800
|
|
Lợi nhuận hay thua lỗ không có thực cho đến khi lệnh được đóng
Sự khác biệt giữa Unrealized P/L và Realized P/L nằm ở trạng thái lệnh. Khi lệnh có trạng thái mở (không phải working order – lệnh chờ) thì toàn bộ lợi nhuận hoặc thua lỗ về bản chất là không có. Khi các lệnh được đóng thì lợi nhuận và thua lỗ thực tế sẽ trở thành hữu hình bằng việc thay đổi số dư tài khoản – Balance.
Nói cách khác, để nhận ra lợi nhuận từ một giao dịch đòn bẩy trong Forex bạn đã thực hiện, bạn phải nhận được tiền mặt chứ không chỉ đơn giản là quan sát sự tăng lên trong giao dịch khi chưa thoát khỏi giao dịch.
Con số Profit thay đổi trong Equity là con số ảo và nó thay đổi liên tục, không được phép lạm dụng để khớp thêm lệnh.
Tổng kết
Unrealized P/L hoặc Floating P/L đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ trong các vị thế đang mở hiện tại của bạn. Realized P/L đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ sau khi một giao dịch hoàn thành và tài khoản cộng trừ tiền mặt.
Ký quỹ là gì?
Trong giao dịch đòn bẩy trong Forex, bạn chỉ cần 1 lượng vốn nhỏ để mở và duy trì vị thế lệnh. Mức vốn đó được gọi là ký quỹ.
Ký quỹ (Margin) là gì?
Nếu bạn muốn mua AUD/USD trị giá 100000 USD, bạn chỉ cần 5000 USD trong tài khoản. Số tiền thực tế phụ thuộc vào nhà môi giới ngoại hối hoặc nhà cung cấp CFD của bạn. Dễ hiểu thì đây là tiền kí gửi hoặc tài sản thế chấp cần duy trì.
Tiền ký quỹ không phải là chi phí giao dịch đòn bẩy trong Forex đây là một phần tiền mà nhà môi giới dành ra trong số dư tài khoản của bạn để giữ cho giao dịch của bạn mở và để đảm bảo rằng bạn có thể bù đắp tổn thất tiềm năng của giao dịch.
Tiền ký quỹ được khóa lại và được giữ xuyên suốt thời gian mở lệnh giao dịch. Sau khi đóng lệnh, tiền ký quỹ được hoàn trả lại vào tài khoản nhà đầu tư.
Yêu cầu ký quỹ (Margin Requirement) là gì?
Tiền ký quỹ được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) “full position size”, còn được gọi là “Notional Value” của vị thế bạn muốn mở. Các hạng mức trải dài từ 0.25%; 0,5%, 1%, 2%, 5%, 10% hoặc mở rộng hơn nữa. Mức % này được gọi là Yêu cầu ký quỹ (Margin Requirement) khi giao dịch đòn bẩy trong Forex. Mỗi cặp tiền đều có một mức yêu cầu ký quỹ khác nhau tùy theo mỗi sàn. Bảng sau đây giúp bạn tham khảo:
Ký quỹ bắt buộc (Required Margin) là gì?
Tiền ký quỹ bắt buộc khi giao dịch đòn bẩy trong Forex là lượng tiền cụ thể trong tài khoản biểu thị mức ký quỹ. Mỗi lệnh được mở tương ứng với 1 lượng tiền ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ bắt buộc còn được biết đến là tiền ký quỹ, số tiền ký quỹ hay số tiền ký quỹ ban đầu (Deposit Margin, Entry Margin, hoặc Initial Margin) để giao dịch đòn bẩy trong Forex.
Nếu bạn mua 100000 EUR/USD theo lẽ thường thì bạn phải đáp ứng đúng 100000 EUR/USD nhưng yêu cầu ký quỹ 2% khiến bạn chỉ cần 2000 USD là đủ mở và duy trì vị thế.
Giả sử bạn đã gửi $1.000 trong tài khoản của mình và muốn mua GBP / USD ở mức 1.30000 với 1 mini lot (10.000 đơn vị).
Vì GBP là tiền tệ cơ sở, nên mini lot này là 10.000 bảng, có nghĩa Notional Value của vị thế này là 13.000 đô la. Giả sử tài khoản giao dịch của bạn có mệnh giá bằng USD, vì Yêu cầu ký quỹ là 5% , Số tiền ký quỹ bắt buộc sẽ là $650.
Tính toán mức ký quỹ yêu cầu như thế nào?
Đơn giản là % yêu cầu ký quỹ nhân với khối lượng lot của lệnh giao dịch chính là ký quỹ yêu cầu. Số tiền này được tính theo đồng tiền cơ sở tức đồng tiền đứng trước.
Nếu loại tiền cơ bản khác nhau so với loại tiền tệ trong tài khoản giao dịch đòn bẩy trong Forex của bạn , thì số tiền ký quỹ bắt buộc sẽ được chuyển đổi thành mệnh giá đồng tiền
- Nếu tiền cơ sở giống mệnh giá tiền tài khoản của bạn: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
- Nếu loại tiền cơ sở khác mệnh giá tài khoản: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement x Exchange Rate Between Base Currency and Account Currency
Đảm bảo tài khoản của bạn có tiền để thực hiện giao dịch luôn là điều kiện tiên quyết. Broker không quan tâm đến số dư tài khoản, cái họ quan tâm là bạn có đảm bảo đủ tiền ký quỹ hay không.
Tổng kết
Yêu cầu ký quỹ là số tiền ký quỹ cần thiết để mở một vị thế. Nó được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) của kích thước “full position” hoặc “Notional Value” của vị thế bạn muốn mở. Số tiền ký quỹ bắt buộc là số tiền bắt buộc thế chấp và khóa lại cho đến khi bạn đóng vị thế.
Margin đã sử dụng là gì?
Khái quát
Như ở các phần trước, bạn hãy hiểu rằng mở một vị thế giao dịch đòn bẩy trong Forex và duy trì nó thì bạn cần một lượng tiền ký quỹ bắt buộc. Càng nhiều vị thế được mở, bạn cần càng nhiều lượng tiền ký quỹ. Vậy tổng toàn bộ lượng tiền ký quỹ cần để mở và duy trì tất cả các lệnh đang mở được gọi là lượng ký quỹ đã dùng (Used Margin).
Used Margin được đề cập như số tiền bạn cần để giữ tất cả các vị thế được mở.
Thực tiễn
Hãy làm một bài toán tính Used Margin khi bạn mua song song EUR/USD và USD/CHF:
Với USD/JPY, ta có: Ký quỹ bắt buộc = Notional Value x Yêu cầu ký quỹ: $400 = $10,000 x 0.04. Với USD/CHF, ta có: Ký quỹ bắt buộc = Notional Value x Yêu cầu ký quỹ: $300 = $10,000 x 0.03. Số tiền ký quỹ được sử dụng = Tổng số tiền ký quỹ bắt buộc từ TẤT CẢ các vị thế mở $700 = $400 (USD / JPY) + $300 (USD / CHF)
Tham khảo thêm sơ đồ sau:
Tổng kết
Used Margin là TỔNG số tiền hiện đang được sử dụng để duy trì tất cả các vị thế mở khi giao dịch đòn bẩy trong Forex. Mặt khác, đây là TỔNG của tất cả Số tiền ký quỹ bắt buộc (Required margin) đang được sử dụng.
Vốn sở hữu là gì?
Khái quát
Equity viết tắt của Account Equity là đại lượng cho giá trị hiện tại của tài khoản giao dịch. Equity không cố định mà dao động theo mỗi tik tok lợi nhuận hiển thị trên tài khoản bạn. Đây là tổng số dư tài khoản của bạn và tổng lời/lỗ của các lệnh đang được duy trì. (Floating P/L).
Cách tính toán
1/ Nếu không có lệnh được mở:
– Công thức: Equity = Account Balance
– Nếu bạn nạp vào tài khoản 2000$: Equity = 2000$
2/ Equity khi giao dịch chịu lỗ:
– Tài khoản đang có 1000$.
– Bạn thấy trên Telegram có người hô hào mua vàng do FED thực hiện gói QE. Bạn không chần chừ mà thực hiện ngay lệnh mua vàng.
– Xui xẻo là thị trường không đi theo xu hướng mà chống lại bạn, làm bạn chịu lỗ tạm thời 50$.
– Lúc này Vốn chủ = Số dư tài khoản + Lợi nhuận thả nổi (hoặc lỗ): $950 = $1,000 + (-$50)
3/ Tài khoản đang có lợi nhuận
– Tài khoản đang có 1000$.
– Bạn thấy trên Telegram có người hô hào mua vàng do FED thực hiện gói QE. Bạn không chần chừ mà thực hiện ngay lệnh mua vàng.
– Thị trường lập tức phản ứng theo hướng có lợi với lệnh long khiến tài khoản có lợi nhuận 100$.
– Lúc này Vốn chủ = Số dư tài khoản + Lợi nhuận thả nổi (hoặc lỗ) có $1100 = $1,000 + ($100)
– Equity liên tục dao động với giá thị trường miễn là vẫn còn lệnh được duy trì. Điều bạn nên nhớ Equity mang tính tạm thời.
– Nếu bạn đóng tất cả các lệnh thì Equity chính thức trở thành Account Balance ngay lập tức.
Phân biệt giữa Balance và Equity
Nếu tài khoản không có lệnh được mở thì cả 2 con số Balance và Equity là một. Nếu tài khoản có lệnh giao dịch đang mở thì Balance giữ nguyên nhưng Equity liên tục biến động theo lợi nhuận/thua lỗ thả nổi.
– Vậy ta có 2 kết luận:
- Balance phản ánh lợi nhuận/thua lỗ từ các giao dịch đòn bẩy trong Forex đã đóng.
- Equity phản ánh lợi nhuận/thua lỗ theo thời gian thực.
– Bạn có thể có Balance rất lớn nhưng Equity cực thấp do thua lỗ theo thời gian thực.
Tổng kết
Equity là số dư tài khoản của bạn cộng với lợi nhuận thả nổi (hoặc lỗ) của tất cả các vị thế mở. Equity (Vốn chủ sở hữu) thể hiện giá trị của tài khoản trong thời gian thực.
Hạn mức ký quỹ là gì?
Khái quát
Hạn mức ký quỹ được tính toán dựa trên (%) số lượng vốn chủ Equity so với mức ký quỹ đã được sử dụng để giao dịch đòn bẩy trong Forex. Hạng mức ký quỹ cho biết số lượng tiền có sẵn cho các giao dịch mới. Mức ký quỹ càng cao đồng nghĩa Free Margin càng lớn càng có thêm điều kiện mở các lệnh giao dịch mới. Điều này đồng nghĩa Mức ký quỹ thấp sẽ kéo theo Free Margin cũng sẽ thấp theo và dẫn đến Margin Call hoặc Stop Out.
Cách tính toán
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%.
Thông thường, nền tảng giao dịch điện tử sẽ tính toán tự động thông số này. Nếu không có lệnh nào được mở thì thông số này là 0.
Broker dùng thông số này để mức kí quỹ có thể mở thêm lệnh mới. Thông thường hạn mức này sẽ là 100% nghĩa là bạn không thể mở thêm lệnh nếu Margin level cán mốc này trừ phi đóng các lệnh hiện tại.
Thực tiễn: Giả sử bạn mua 1 lmini lot USDLPY cho tài khoản 1000$.
B1: Tiền ký quỹ bắt buộc:
– Yêu cầu ký quỹ là 4% .
– Required Margin = Notional Value x Margin Requirement: $400 = $10,000 x .04
– Số tiền ký quỹ bắt buộc là 400$
B2: Tính toán mức ký quỹ đã sử dụng:
– Do chỉ có một lệnh đang được mở nên mức ký quỹ đã sử dụng bằng tiền ký quỹ bắt buộc.
B3: Tính vốn chủ sở hữu:
Giả sử giá của bạn đang ở mức hòa vốn => Floating P/L=0.
Equity = Account Balance + Floating Profits (or Losses) => $1,000 = $1,000 + $0
B4: Mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 250% = ($1,000 / $400) x 100%.
Mức này hiện đang 250% và may mắn cho bạn vì nếu con số này về 100% hoặc ít hơn thì bạn không thể mở thêm giao dịch.
Mức 100% như một đèn đỏ khi bạn tham gia giao thông khi tới mức này bạn không thể giao dịch tiếp. hãy đảm bảo thông số này luôn trên 100%.
Tổng kết
Margin Level là tỉ lệ giữa Equity và Used Margin. Nó được tính toán bằng %.
Margin call trong giao dịch Forex
Khi giao dịch đòn bẩy trong Forex, mức gọi ký quỹ được dịch ra từ Margin Call nghe có vẻ hơi lạ nhưng định nghĩa của nó rất ngắn gọn. Margin Call Level là ngưỡng cụ thể của Margin Call. Khi đạt đến ngưỡng này, bạn sẽ có KHẢ NĂNG gặp nguy hiểm khi một số hoặc tất cả các vị thế của bạn bị buộc đóng lại (hoặc “liquidated“ ).
Nhìn biểu đồ trên ta thấy rõ, nếu Margin Level đạt 100% thì Margin Call sẽ xuất hiện.
Margin Call là gì?
Margin Call xuất hiện khi broker thông báo cho bạn Margin Level đã giảm xuống mức tối thiểu. Broker thông báo cho bạn thông qua email hoặc tin nhắn nhưng đây sẽ là sự kiện không hề dễ chịu cho các nhà giao dịch Forex. Cuộc gọi ký quỹ xảy ra khi số tiền thua lỗ thả nổi (floating losses) của bạn lớn hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng (Used Margin).
Phân biệt Margin Call và Margin Call Level
– Margin Call Level là ngưỡng mà broker kích hoạt Margin Call. Đó là mức % cụ thể, đa số sẽ là 100%.
– Margin Call là một sự kiện. Sự kiện này đồng nghĩa Broker sẽ gửi tin nhắn cảnh báo khi mức ký quỹ giảm xuống dưới một mức nhất định.
Margin Call ở mức 100%
Broker của bạn quy định Margin Call Level ở 100% thì hệ thống giao dịch đòn bẩy trong Forex điện tử sẽ tự động gửi thông báo nếu tài khoản đạt mức này. Công Thức: Margin Call Level = Margin Level @ 100%
Nếu Mức ký quỹ của tài khoản đạt 100% , bạn sẽ KHÔNG thể mở bất kỳ vị thế mới nào, bạn chỉ có thể đóng các vị thế hiện có. Mức Margin Call Level 100% có nghĩa là Vốn chủ của bạn bằng hoặc thấp hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Nếu bạn mua USDCHF với 1 mini lot có giá trị ký quỹ bắt buộc là 200$ nhưng xui thay nó đang thua lỗ 800$ có nghĩa vốn chủ về mốc 200$. Lúc này mức ký quỹ của bạn chạm 100%.
Bạn sẽ làm gì để có thể mở thêm lệnh mới?
- Nếu thị trường đảo ngược thì sẽ có lợi cho bạn.
- Vốn chủ sở hữu phải lớn hơn số tiền ký quỹ đã dùng.
Nếu thị trường không ủng hộ, bạn chỉ có thể:
- Nạp thêm tiền vào tài khoản
- Đóng các vị thế hiện tại
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến ngưỡng Stop Out, lúc đó Broker sẽ ngắt lệnh giao dịch của bạn dù bạn muốn hay không. Vậy có thể ví giao dịch đòn bẩy trong Forex với các hình tượng đời thực: Margin Call Level là đèn đỏ còn Stop Out là bạn bị cảnh sát giao thông thổi phạt.
Stop Out trong giao dịch Forex
Mức Stop Out Level có nhiều điểm tương đồng với Margin Call Level nhưng lại gây cho trader nhiều khó chịu hơn.
Khái quát
Trong giao dịch đòn bẩy trong Forex, Stop Out Level là khi mức ký quỹ giảm xuống một mốc cụ thể theo %, hệ thống giao dịch điện tử như MT4 sẽ kích hoạt, tự động ngắt một hoặc toàn bộ lệnh giao dịch theo qui định của broker. Việc này diễn ra do tài khoản không đủ khả năng duy trì các vị thế do thiếu ký quỹ.
Cụ thể hơn, Stop Out Level là khi Vốn chủ sở hữu thấp hơn tỷ lệ phần trăm cụ thể của Số tiền ký quỹ đã sử dụng (Used Margin). Nếu rơi vào trường hợp này, broker sẽ đóng dần lần lượt từ các lệnh bất lợi nhất cho đến khi tài khoản trên mức Stop Out.
Đây chính là lúc nhiều trader nhà nghề sẽ nói là bị Stop Out. Tin tôi đi nếu việc này diễn ra thì chả ai giúp được bạn ngoài việc đồng cảm. Xin hỗ trợ cũng vô dụng vì đây là luật chơi nên bạn chỉ có thể mỉm cười cho qua hoặc khóc lóc thôi.
STOP OUT LEVEL CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ MARGIN CLOSE OUT VALUE, LIQUIDATION MARGIN, HOẶC MINIMUM REQUIRED MARGIN.
Thực tế
Nếu bạn chọn một broker để giao dịch đòn bẩy trong Forex có mức Stop Out tại 20% với tài khoản 1000$ đang chịu mức lỗ thả nổi là 800$. Broker chắc chắn sẽ thông báo cho bạn khi Margin Call xuất hiện. Nhưng bạn nghĩ có sao đâu, thị trường sẽ đi theo nhận định và sẽ sớm đảo chiều thôi. Thế là bạn không nạp thêm tiền để duy trì vị thế.
Nhận định chủ quan bất chấp thực tại chính là nguyên nhân đẩy con người tới sai lầm. Sai lầm cần phải bị trừng phạt theo luật và lúc đó Stop Out sẽ tới. Mức lỗ thả nổi tăng 960$. Chúc mừng bạn tài khoản giảm về 40$ do nhận định sáng suốt của bạn đối với Mr Market.
Tuyệt vời hơn là Mức ký quỹ rơi về 20% do Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% <=> 20% = ($40 / $200) x 100%.
Mức lỗ ảo chính thức trở thành khoản lỗ thật và tài khoản của bạn chính thức còn 40$.
Chán nản, đau xót do tiền thua lỗ chính là tâm trạng chung của trader vào lúc này. Hãy nhớ nếu có nhiều vị thế mở thì broker sẽ đóng vị thế bất lợi nhất và mỗi lệnh đóng sẽ cắt bớt Used Margin giúp gia tăng mức ký quỹ.
Ở mặt tích cực, Stop Out Level ngăn bạn mất nhiều tiền hơn số tiền bạn đã gửi. Nếu giao dịch của bạn tiếp tục thua lỗ, cuối cùng, bạn sẽ không còn tiền trong tài khoản và bạn sẽ có số dư tài khoản âm! Nhiều nhà giao dịch Forex cho phép tài khoản âm và bạn sẽ phải trả lại số tiền này khi phiếu gửi đến nhà.
Margin Call tại 100% và không có stopout
Mỗi một Broker sẽ những hệ thống quản lý giao dịch đòn bẩy trong Forex riêng. Phần này sẽ mang đến một cái nhìn khái quát về những Broker có mức Margin Call tại 100% và không có mức Stop Out. Điều gì sẽ diễn ra nếu tài khoản của bạn bắt đầu gặp trục trặc?
B1: Nạp tiền vào tài khoản
– Số dư tài khoản là 1000$.
B2: Tiền ký quỹ bắt buộc:
– Bạn muốn mua EUR / USD ở mức 1.15000 với 1 mini lot (10.000 đơn vị). Yêu cầu ký quỹ là 2%
=> Notional Value là $11,500 .
=> Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $230 = $11,500 x .02
B3: Mức ký quỹ đã sử dụng:
– Do chỉ cần một lệnh đơn lẻ nên mức ký quỹ đã sử dụng bằng mức ký quỹ bắt buộc.
B4: Vốn chủ sở hữu:
– Giá đang ở điểm hòa vốn => Floating P/L=0.
=> Equity = Balance + Floating Profits (or Losses)
=> $1,000 = $1,000 + $0
B5: Tính toán Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => $770 = $1,000 – $230
B6: Mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 435% = ($1,000 / $230) x 100%
– Mức ký quỹ là 435%.
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $1,000 | – | – | $1,000 | – | |||||
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.15 | 435% | $1,000 | $230 | $770 | $1,000 | $0 |
EUR/USD bất ngờ giảm 500$:
– EUR/USD đang ở mức 1.1. Woah thị trường đang phản bội bạn.
Ký quỹ đang sử dụng:
– Used Margin, Notional Value của vị thế thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
– Notional Value: $1.10 = €1 => $11,000 = €10,000. Notional Value là 11.000 đô la .
– Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $220 = $11,000 x .02
Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi. Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
– Mức giá từ 1.15 về 1.1 giảm 500 pips tương ứng 500$ = Floating Loss = $500 .
Equity:
– Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 500$ = 1000$ – Floating Loss ($500).
Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => $280 = $500 – $220
Hạng mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 227% = ($500 / $220) x 100%
– May mắn thay, mức ký quỹ vẫn trên 100%. Đó là dấu hiệu tốt.
Long / Short
|
FX Pair
|
Position Size
|
Entry Price
|
Current Price
|
Margin Level
|
Equity
|
Used Margin
|
Free Margin
|
Balance
|
Floating P/L
|
|
|
|
|
–
|
$1,000
|
–
|
$1,000
|
$1,000
|
–
|
|
Long
|
EUR/USD
|
10,000
|
1.15
|
1.15
|
435%
|
$1,000
|
$230
|
$770
|
$1,000
|
$0
|
Long
|
EUR/USD
|
10,000
|
1.15
|
1.1
|
227%
|
$500
|
$220
|
$280
|
$1,000
|
($500)
|
EUR/USD tiếp tục phiên giảm 288 pips:
– Ta tiếp tục tính toán lại các thông số do giá tiếp tục pha giảm.
Ký quỹ đang sử dụng:
– Used Margin, Notional Value của vị thế thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
– Notional Value: $1.07120 = €1 => $10,712 = €10,712. Notional Value là 10.712 đô la .
– Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $214 = $10,712 x .02
Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi. Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
– Mức giá từ 1.15 về 1.0712 giảm 788 pips tương ứng 788$ => Floating Loss = $788 .
Equity:
– Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 212$ = 1000$ – Floating Loss ($788).
Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => $-2 = $212 – $214
Hạng mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 99% = ($212 / $214) x 100%
– Lúc này, Margin Call chạm mốc Margin Call Level.
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $1,000 | – | $1,000 | $1,000 | – | |||||
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.15 | 435% | $1,000 | $230 | $770 | $1,000 | $0 |
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.1 | 227% | $500 | $220 | $280 | $1,000 | ($500) |
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.0712 | 99% | $212 | $214 | ($2) | $1,000 | ($788) |
Vậy điều gì sẽ diễn ra khi Margin Call chạm mốc? Nền tảng giao dịch Forex sẽ tự động đóng giao dịch. Điều này có nghĩa lỗ ảo trở thành sự thật và tài khoản của bạn bị giảm sút. Lúc này Margin Level hoặc Floating P/L sẽ là 0 vì không có vị thế mở.
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $1,000 | – | $1,000 | $1,000 | – | |||||
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.15 | 435% | $1,000 | $230 | $770 | $1,000 | $0 |
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.1 | 227% | $500 | $220 | $280 | $1,000 | ($500) |
Long | EUR/USD | 10,000 | 1.15 | 1.0712 | 99% | $212 | $214 | ($2) | $1,000 | ($788) |
– | $212 | – | $212 | $212 | – |
– Thật không vui vẻ gì khi vốn giảm sút 79%.
% Gain/Loss = ((Ending Balance – Starting Balance) / Starting Balance) x 100%
=> -79% = (($212 – $1,000) / $1,000) x 100%
Nhiều trader bị tàn phá tâm lý khi tài khoản sụt giảm dẫn đến các hành vi thiếu sáng suốt và sai lầm.
Margin call 100% và stopout 50%
Nếu có những Broker thiết lập Margin Call tại 100% nhưng không có Stop Out cho các giao dịch Forex thì cũng sẽ tồn tại những Broker thiết lập hệ thống song song Margin Call và Stop Out.
Bài viết này sẽ giới thiệu kịch bản về một Broker có Margin Call ở mức 100% và Stop Out tại 50%. Vậy điều gì xảy ra khi giá đi theo kịch bản sai lệch gây uy hiếp đến vốn chủ tài khoản.
B1: Nạp tiền vào tài khoản:
– Số dư tài khoản là 10000$.
B2: Tiền ký quỹ bắt buộc:
– Bạn muốn mua GBP / USD ở mức 1.3 với 1 lot (100.000 đơn vị). Yêu cầu ký quỹ là 5%
=> Notional Value là $13,000 .
=> Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $6,500 = $130,000 x .05
B3: Mức ký quỹ đã sử dụng:
– Do chỉ cần một lệnh đơn lẻ nên mức ký quỹ đã sử dụng bằng mức ký quỹ bắt buộc
B4: Vốn chủ sở hữu:
– Giá đang ở điểm hòa vốn => Floating P/L=0.
=> Equity = Balance + Floating Profits (or Losses)
=> $10,000 = $10,000 + $0
B5: Tính toán Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => $3500 = $10,000 – $6500.
B6: Mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 154% = ($10,000 / 6,500) x 100%
– Mức ký quỹ là 154%
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $10,000 | – | – | $10,000 | – | |||||
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.3 | 154% | $10,000 | $6,500 | $3,500 | $10,000 | $0 |
GBP/USD bất ngờ giảm 400 pips:
– GBP/USD đang ở mức 1.26. Woah thị trường đang phản bội bạn.
Ký quỹ đang sử dụng:
– Used Margin, Notional Value của vị thế thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
– Notional Value: £1 = $1.26 => £100,000 = $126,000. Notional Value là 126.000 đô la.
– Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $6300 = $126,000 x .05
– Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi.
– Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
– Mức giá từ 1.13 về 1.26 giảm 400 pips tương ứng 4000$ => Floating Loss = $4000 .
Equity:
– Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 6000$ = 10000$ – Floating Loss ($4000).
Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => -$300 = $6000 – $6300
Hạng mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 95% = ($6000 / $6300) x 100%
– Margin Call xuất hiện và sẽ cảnh báo bạn. Bạn nhận cảnh báo sẽ bị đóng vị thế giao dịch Forex.
– Giao dịch của bạn sẽ vẫn mở nhưng bạn sẽ KHÔNG thể mở các vị thế mới trừ khi Mức ký quỹ tăng trên 100%.
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $10,000 | – | $10,000 |
-
|
$10,000 | |||||
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.3 | 154% | $10,000 | $6,500 | $3,500 | $10,000 | $0 |
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.26 | 95% | $6,000 | $6,300 | -($300) | $10,000 | -($4,000) |
GBP/USD tiếp tục giảm 290 pips:
– GBP/USD lúc này đang giao dịch ở mốc 1.231.
Ký quỹ đang sử dụng:
– Used Margin, Notional Value của vị thế giao dịch Forex thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
– Notional Value: £1 = $1.23100 => £100,000 = $123,100. Notional Value là 123,100 đô la .
– Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $6,155 = $123,100 x .05
– Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi.
– Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
– Mức giá từ 1.30000 xuống 1.23100 giảm 690 pips tương ứng 788$ => Floating Loss = $6900 .
Equity:
– Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 3100$ = 10000$ – Floating Loss ($6900).
Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin => $-3055 = $3100 – $6155
Hạng mức ký quỹ:
– Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 50% = ($3100 / $6155) x 100%
– Lúc này, bạn chính thức Stop Out.
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $10,000 | – | $10,000 | $10,000 | – | |||||
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.3 | 154% | $10,000 | $6,500 | $3,500 | $10,000 | $0 |
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.26 | 95% | $6,000 | $6,300 | ($300) | $10,000 | ($4,000) |
Long | GBP/USD | 100,000 | 1.3 | 1.231 | 50% | $3,100 | $6,155 | ($3,055) | $10,00 | ($6,900) |
Stop Out:
– Do Stop Out Level khi giao dịch Forex do sàn qui định trong hoàn cảnh này là 50%. Lúc này, giao dịch sẽ lần lượt tự động đóng biến mức lỗ ảo thành lỗ thực. Free Margin, Equity và Balance sẽ giống nhau.
– Tài khoản của bạn đã giảm về mức 3100$=10000$-Floating Loss ($6900) tức có nghĩa sụt giảm 69%
– % Gain/Loss = ((Ending Balance – Starting Balance) / Starting Balance) x 100%
=> -69% = (($3,100 – $10,000) / $10,000) x 100%.
Điều gì xảy ra khi bạn giao dịch Forex với 100$?
Nhiều người bắt đầu với giao dịch Forex thường tự hỏi nên bắt đầu với tài khoản bao nhiêu? Hãy nên bắt đầu với mức 100$. Mức 100$ này hoàn toàn khả thi nếu bạn có tính toán cụ thể theo các quy định của sàn. Phần này sẽ tính toán dựa trên hệ thống Margin Call tại 100% và Stop Out tại 20%.
B1: Nạp tiền vào tài khoản: Bạn nạp 100$ vào tài khoản đã được xác minh.
B2: Tính toán Mức ký quỹ bắt buộc:
Bạn mở một vị thế bán EUR/USD tại mức 1.2 tương được 5 micro lot (1,000 x 5) với mức ký quỹ là 1%.
€1 = $1.20 => € 1.000 x 5 micro lots = € 5.000 => €5,000 = $6,000
=> Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
=> $60 = $6,000 x .01
B3: Tính toán Mức ký quỹ đã dùng:
Do chỉ mở một giao dịch nên mức ký quỹ đã dùng bằng với mức ký quỹ bắt buộc.
B4: Vốn chủ sở hữu:
Giả sử giá đang ở điểm hòa vốn tức là floating loss = 0. Equity = Balance + Floating Profits (or Losses) = 100$
B5: Free Margin
Free Margin = Equity – Used Margin => $40 = $100 – $60
B6: Tính hạn mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 167% = ($100 / 60) x 100%
Long / Short | FX Pair | Position Size | Entry Price | Current Price | Margin Level | Equity | Used Margin | Free Margin | Balance | Floating P/L |
– | $100 | – | – | $100 | – | |||||
Short | EUR/USD | 6,000 | 1.2 | 1.2 | 167% | $100 | $60 | $40 | $100 | $0 |
EUR/USD tăng 80 pips:
Ký quỹ đã sử dụng:
Used Margin, Notional Value của vị thế thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
Notional Value: €1 = $1.2080 => € 1.000 x 5 micro lots = € 5.000 => €5,000 = $6,040 Notional Value là 6,040 đô la .
Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement => $60.40 = $6,040 x .01
Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi. Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
Mức giá từ 1.20000 lên 1.2080 , chênh lệch 80 pips tương ứng 40$ do khối lượng là 5 micro lots
=> Floating Loss = $ 40 = (1.2080 – 1.20000) x 10.000 x $ 0,5 / pip.
Equity:
Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 60$ = 100$ – Floating Loss ($40).
Free Margin:
Free Margin = Equity – Used Margin => -$0.40 = $60 – $60.40
Hạng mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 99% = ($60 / $60.4) x 100%
Margin Call xuất hiện và sẽ cảnh báo bạn. Bạn nhận cảnh báo sẽ bị đóng vị thế giao dịch. Khi Margin call xuất hiện bạn bị cảnh báo có thể bị đóng vị thế từ nhà giao dịch Forex, có nghĩa vị thế hiện tại vẫn giữ nguyên nhưng không thể mở thêm vị thế mới.
EUR/USD tiếp tục tăng 96 pips:
EUR/USD lúc này giao dịch ở mốc 1.2176.
Ký quỹ đã sử dụng:
Used Margin, Notional Value của vị thế thay đổi bắt buộc tính toán lại số tiền ký quỹ bắt buộc.
Notional Value: €1 = $1.2176 => € 1.000 x 5 micro lots = € 5.000 => €5,000 = $6,088 Notional Value là 6,088 đô la.
Số tiền ký quỹ bắt buộc: Required Margin = Notional Value x Margin Requirement => $60.88 = $6,088 x .01
Lưu ý rằng vì Notional Value đã giảm, nên Số tiền ký quỹ bắt buộc cũng vậy. Used margin thay đổi dẫn đến Số tiền ký quỹ thay đổi. Do chỉ có 1 lệnh đơn lẻ nên số tiền ký quỹ bắt buộc bằng với số tiền ký quỹ được sử dụng.
Floating P/L:
Mức giá từ 1.20000 lên 1.2176, chênh lệch 176 pips tương ứng 40$ do khối lượng là 5 micro lots
=> Floating Loss = (Current Price – Entry Price) x 10,000 x $X/pip
=> (1.2176 – 1.20000) x 10.000 x $ 0,5 / pip = -88$
Equity:
Điều này tương ứng với vốn chủ của bạn chỉ 12$ = 100$ – Floating Loss ($88).
Free Margin:
Free Margin = Equity – Used Margin => -$48.88= $12 – $60.88
Hạng mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% => 20% = ($12/ $60.88) x 100%
Mức Ký quỹ chính thức đạt mốc Stop Out và hiển nhiên hệ thống sẽ tự động ngắt lệnh do Stop Out Level sàn qui định trong hoàn cảnh này là 20%. Lúc này, giao dịch sẽ lần lượt tự động đóng biến mức lỗ ảo thành lỗ thực. Free Margin, Equity và Balance sẽ giống nhau.
Trước khi giao dịch Forex, bạn có 100 đô la tiền mặt. Bây giờ chỉ sau MỘT GIAO DỊCH DUY NHẤT, bạn còn lại 12 đô la! Đáng buồn là còn chẳng đủ để xem Netflix.
% Gain/Loss = ((Ending Balance – Starting Balance) / Starting Balance) x 100%
=> -88% = (($12 – $100) / $100) x 100%
Cảm thấy gục ngã
Bạn đã mất 88% tài khoản do chỉ một lệnh sai thiếu tính toán. Việc quản lý vốn và rủi ro rất quan trọng nếu bạn không quản lý được tài khoản nhỏ thì chuyện này vẫn sẽ lặp lại khi bạn có tài khoản lớn.
Mỗi Broker khác nhau sẽ có mức margin call và mức stop out khác nhau
Mỗi một sàn cung cấp giao dịch đòn bẩy trong Forex hoặc nhà cung cấp CFD đều có Margin Call và Stop Out khác nhau. Điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm là broker của bạn giữ các hạng mức này ở bao nhiêu %.
Nhiều nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex không bận tâm đến các con số này, họ tạo một tài khoản rồi cứ thế mà giao dịch ngay lập tức. Việc phớt lờ các mức này khiến cho nhiều nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex lâm vào các hoàn cảnh bất lợi khi bị hệ thống tác động đến lệnh giao dịch rồi mới đi tìm đến Support sàn nhờ giải quyết.
Hãy nhớ rằng mỗi một Broker khác nhau sẽ xử lý Margin Call theo những cách khác nhau. Nhiều Broker sử dụng chung một hệ thống: Margin Call và Stop Out có hạng mức % ngang nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không nhận bất kì một thông báo Margin Call cảnh báo nào mà sẽ bị tự động ngắt lệnh từ hệ thống. Tin nhắn thông báo sẽ đến cùng lúc khi hệ thống kích hoạt ngắt lệnh giao dịch.
Ví dụ: một nhà môi giới có thể đặt Margin Call Level ở mức 100% mà không có Stop Out Level riêng biệt. Một số Broker khác sử dụng Margin Call tại 100% và Stop Out tại 20%. Margin Call đóng vai trò thông báo cho nhà giao dịch rằng lệnh của họ có nguy cơ bị đóng tự động nếu đạt mức Stop Out.
Tóm lại, chúng ta có 2 trường hợp Margin Call như sau:
- Nếu Stop Out riêng biệt, Margin Call đóng vai trò như cảnh báo vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới % Mức ký quỹ yêu cầu. Vốn chủ sở hữu không đủ để mở thêm vị thế mới.
- Nếu Stop Out giống với Margin Call, Broker sẽ đóng tự động các giao dịch từ giao dịch bất lợi nhất cho đến khi mức ký quỹ yêu cầu được đáp ứng.
Hãy tham khảo sơ đồ dưới đây để hiểu tường minh hơn nếu bạn vẫn còn mơ hồ:
Margin Call sẽ giúp nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex có thời gian điều chỉnh lại vị thế sao cho hợp lý để tài khoản không bị thanh lý lệnh bất ngờ. Tuy nhiên Margin Call và Stop Out chung mức sẽ là cơn ác mộng vì lệnh được thanh lý hoàn toàn tự động; đòi hỏi nhà giao dịch phải cân chỉnh đong đếm các vị thế thật chính xác để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.
Với sự hiểu biết vững chắc về giao dịch ký quỹ và sử dụng các khoảng dừng lỗ (stop loss), kích cỡ lệnh phù hợp cùng quản lý rủi ro , ta có thể dễ dàng ngăn chặn Stop Out.
Hãy tìm hiểu cuộc chơi thật kỹ lưỡng và chơi theo luật, bạn là người duy nhất có trách nhiệm đối với tài khoản của mình chứ không phải Support. Nếu bạn phạm luật, bạn sẽ bị trừng phạt.
Mối quan hệ giữa Margin và đòn bẩy trong giao dịch Forex là gì?
Nhà giao dịch sử dụng ký quỹ để tạo đòn bẩy trong Forex
Đòn bẩy trong Forex (Leverage) được thể hiện dưới dạng tỷ lệ. Đòn bẩy trong Forex hỗ trợ tài khoản được giao dịch Forex với hạng mức lớn hơn rất nhiều so với mức thực. Hiểu đơn giản, đó là tỷ lệ số tiền bạn thực sự có và số tiền bạn có thể giao dịch Forex.
Đòn bẩy trong Forex được biểu hiện dưới dạng X:1. Ví dụ, nếu bạn muốn giao dịch 1 lot chuẩn USDJPY thì bạn bắt buộc có 100,000$ nhưng nhờ mức ký quỹ chỉ 1%, bạn chỉ cần 1000$ trong tài khoản. Có nghĩa đòn bẩy trong Forex lúc này là 100:1.
Phương pháp tính: Leverage = 1 / Margin Requirement. Ví dụ, mức ký quỹ 2%: 50 = 1 / .02. Đòn bẩy trong Forex được thể hiện theo tỷ lệ 50:1.
Ngược lại, nếu có đòn bẩy thì suy ngược lại mức ký quỹ: Margin Requirement = 1 / Leverage Ratio. Ví dụ, đòn bẩy 100:1 => 0.01 = 1 / 100 => Yêu cầu ký quỹ: 1%.
Đòn bẩy trong Forex có tính nghịch đảo với mức ký quỹ. Khi trader mở vị thế, họ được yêu cầu đưa ra một phần giá trị của vị thế đó với giá trị “in good faith” (Tạm dịch: khoản ký gửi thiện chí). Nhà giao dịch chính là người sử dụng đòn bẩy trong Forex. Phần nhỏ của đòn bẩy trong Forex được sử dụng dưới dạng % chính là Margin Requirement.Ví dụ: mức ký quỹ EURUSD là 2%.
Số tiền thực tế chính là Required Margin. Bạn có thể giao dịch 100,000 USD với 2,000 USD do đòn bẩy là 50:1. Quá tiện lợi đúng không!
Ký quỹ ngoại hối và Ký quỹ chứng khoán
2 hình thức này hoàn toàn không giống nhau. Nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex nên hiểu rõ sự khác biệt này. Trong thị trường chứng khoán, ký quỹ là số tiền bạn VAY để thanh toán trước (thường là mức 50%) nhằm mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cổ phần quỹ ETF.
Phương pháp này gọi là Buying on Margin. Margin trong chứng khoán có nghĩa bạn vay tiền từ broker. Đơn giản thì đó là khoản vay từ công ty môi giới. Margin trong FX có nghĩa bạn buộc phải gửi tiền cho broker để đảm bảo vị thế đang mở. Khoản tiền này đơn giản là vật thế chấp và bạn không hề sở hữu bất kì cặp tiền cơ bản nào.
Hãy nhớ rằng trong thị trường FX không có mua hay bán thực sự chỉ tồn tại thỏa thuận, ký quỹ không phải là tiền vay mà là tiền thế chấp. Từ Margin được dùng trong nhiều thị trường nhưng mỗi thị trường lại được định nghĩa khác. Việc hiểu rõ khái niệm Margin trong các thị trường giúp nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex quản lý vốn hiệu quả và không bị nhầm lẫn đáng tiếc gây thất thoát vốn.
Free Margin là gì?
Khái quát
Bạn nên hiểu thật đơn giản đó chính là lượng tiền còn lại sau khi lấy số dư biến động hiện tại trừ đi lượng tiền ký quỹ bắt buộc. Free Margin còn được gọi là “Usable Margin” vì nó là khoản mà bạn có thể sử dụng được, vì nó “usable”. Bạn có thể sử dụng tiếp cho mục đích mở thêm giao dịch.
Có 2 điều bạn nên chú ý:
- Số tiền còn lại để bạn mở vị thế mới.
- Lượng tiền đang có để phòng trường hợp lệnh đi ngược lại nhận định gây ra Margin Call hoặc Stop Out. ( 2 khái niệm này sẽ được giới thiệu ở các bài viết sau )
Cách tính toán lượng tiền ký quỹ còn dư:
- Công thức tính toán: Free Margin = Equity – Used Margin
- Nếu bạn đang có lợi nhuận khiến Equity tăng lên sẽ tỉ lệ thuận với Free Margin
Lợi nhuận thả nổi làm tăng vốn chủ, làm tăng số dư ký quỹ. Ngược lại, nếu bạn bị thua lỗ thả nổi đồng nghĩa vốn chủ sở hữu sẽ giảm khiến Free Margin thấp đi. Các khoản lỗ thả nổi làm giảm Vốn chủ, làm giảm Số tiền ký quỹ miễn phí.
Không có vị thế mở: Tài khoản 1000$
B1: Tính toán vốn chủ:
– Equity = Account Balance + Floating Profits (or Losses) có $1.000 = $1.000 + $ 0
– Equity = Balance.
– Điều này là do tài khoản của bạn không mở bất kỳ vị thế nào.
B2: Tính toán Free Margin:
– Công thức: Free Margin = Equity – Used Margin ó 1000$= 1000$ – 0 vì hiện tại không có lệnh nào được mở.
Khi đang có vị thế đang mở
Nếu bạn duy trì lệnh long USDJPY trên tài khoản 1000$ thì sẽ diễn ra theo kịch bản sau.
B1: Tiền ký quỹ bắt buộc
– Bạn muốn mua USD / JPY và muốn mở vị thế với 1 mini lot (10.000 đơn vị). Yêu cầu ký quỹ là 4% .
– Required Margin = Notional Value x Margin Requirement ó $400 = $10.000 x 0.04
B2: Tính toán ký quỹ đã dùng:
– Do chỉ đang mở một lệnh nên số tiền ký quỹ được sử dụng trở thành số tiền ký quỹ bắt buộc.
B3: Vốn chủ sỡ hữu:
– Giả sử vị thế của bạn đang ở mức hòa vốn nên floating P/L ở mức 0.
– Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lợi nhuận thả nổi (hoặc lỗ) ó $1.000 = $1.000 + $0
B4: Free Margin:
– Free Margin = Equity – Used Margin ó $600 = $1.000 – $400
– Vậy Free Margin là 600$.
=> $ 600 = $ 1.000 – $ 400
– Vậy ta có công thức khác tính vốn chủ sở hữu: Equity = Used Margin + Free Margin
Tổng kết
Free Margin là số tiền KHÔNG bị khóa bởi một vị thế mở và có thể được sử dụng để mở các vị thế mới. Khi Margin ở mức 0 hoặc ít hơn, các vị thế bổ sung không thể được mở.
Tóm tắt các thuật ngữ Forex
Thật khó để nhớ hết các thuật ngữ, có quá nhiều điều để quan tâm mà nếu không có một bảng tóm tắt thì sẽ rất khó để nhớ hết. Bài viết này sẽ thống kê thành một hệ thống chi tiết giúp nhà giao dịch Forex mới có thể tra cứu thuật ngữ khi cần.
Margin
Tiền ký quỹ là khoản tiền bạn cần gửi vào để nền tảng giao dịch đòn bẩy trong Forex tiến hành mở vị thế và duy trì giao dịch. Tiền ký quỹ chính là tiền thế chấp cho mọi chi phí tổn thất cho vị thế tài khoản đang giữ.
Leverage
Đòn bẩy trong Forex là khả năng giao dịch một số tiền lớn hơn so với số tiền nhỏ hơn nhiều trong tài khoản của bạn.
Unrealized P/L
Đây chính là lợi nhuận/thua lỗ thả nổi, cũng có nghĩa đây là lợi nhuận/thua lỗ ảo. Tên khác là Floating P/L (P/L thả nổi).
Balance
Số dư này chính là tổng số tiền mà bạn có trong tài khoản giao dịch đòn bẩy trong Forex của bạn. Số dư này vẫn giữ nguyên bất chấp lợi nhuận thả nổi có thay đổi theo giá. Số dư này chỉ thay đổi khi bạn đóng vị thế hiện tại, số dư mới này có được do cộng trừ thua lỗ/lợi nhuận thả nổi.
Tên khác: Số dư tài khoản (Account Balance), Tiền mặt (Cash).
Margin Requirement (cho mỗi vị thế)
Yêu cầu ký quỹ là số tiền cần thiết để mở một vị thế. Nó được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) của kích cỡ “full position” hoặc “Notional Value” của vị thế bạn muốn mở
Required Margin (với mỗi vị thế)
Số tiền ký quỹ là số tiền thế chấp và sẽ được khóa lại khi bạn mở một vị thế. Các tên gọi khác: Entry Margin, Initial Margin, Initial Entry Margin, Maintenance Margin Required (MMR).
Ví dụ: nếu bạn mở một vị thế 100.000 đô la (lot), với Tỷ lệ ký quỹ bắt buộc là 2% (hoặc tỷ lệ đòn bẩy 50: 1), 2000 đô la sẽ bị khóa lại trong suốt thời gian giao dịch. 2000$ không thể được sử dụng cho đến khi vị thế được đóng.
Nếu tiền tệ cơ sở trùng với mệnh giá tiền tài khoản:
Required Margin = Notional Value x Margin Requirement
Nếu tiền tệ cơ sở không trùng với mệnh giá tiền tài khoản:
Required Margin = Notional Value x Margin Requirement x Exchange Rate Between Base Currency and Account Current
Used Margin
Mức ký quỹ đã sử dụng là lượng vốn chủ sở hữu tối thiểu cần duy trì trong tài khoản ký quỹ. Hạng mức tiền này đóng vai trò duy trì các vị thế đang mở. Các tên gọi khác: Margin Used, Total Margin.
Việc tính toán đơn giản là Số tiền ký quỹ bắt buộc cho TẤT CẢ các vị thế mở.
Used Margin = Total Required Margin for ALL Open Positions
Equity
Vốn chủ sở hữu là vốn dư tài khoản biến động theo lợi nhuận/thua lỗ thả nổi do các vị thế đang mở. Tài khoản biến động theo thời gian thực.
Nếu bạn có vị thế mở: Equity = Balance + Floating Profit (or Loss)
Nếu bạn không có vị thế mở: Equity = Balance
Free Margin
Số tiền ký quỹ tự do là số tiền không bị khóa và được dùng cho việc mở vị thế mới. Khi giá trị này bằng 0 hoặc thấp hơn, Cảnh báo ký quỹ được kích hoạt và các vị thế bổ sung không thể được mở. Tên gọi khác: Available Margin, Usable Margin, Available to Trade
Công thức:
Free Margin = Equity – Used Margin
Margin Level
Mức ký quỹ là tỷ lệ giữa Vốn chủ và Số tiền ký quỹ được sử dụng và được trình bày dưới dạng %. Tên khác: Margin Indicator.
Ví dụ: Vốn chủ của bạn là 50.000 đô la và Số tiền ký quỹ được sử dụng là 10.000 đô la, Mức ký quỹ là 500%.
Công thức:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%
Margin Call Level
Đây là một mốc % cụ thể mà nếu Margin Level đạt mức này thì hệ thống sẽ gửi thông báo cảnh báo Stop Out. Tên gọi khác: Minimum Margin Requirement, Minimum Required Margin.
Thông thường mức này ở mốc 100%. Có nghĩa là nếu tài khoản của bạn đạt mức này sẽ không thể mở thêm vị thế và đứng trước nguy cơ bị ngắt lệnh tự động. Margin Call có tính cảnh báo.
Công thức tính toán:
Margin Call Level = Margin Level at X%
Stop Out Level
Đây là một mốc % cụ thể mà nếu Margin Level đạt mức này thì hệ thống sẽ tự động ngắt các lệnh giao dịch từ bất lợi nhất cho đến khi mức ký quỹ lớn hơn mốc Stop Out. Tên gọi khác: Liquidation Margin, Margin Closeout, Minimum Required Margin, Margin Close Out (MCO).
Ví dụ: giả sử Stop Out Level là 20%. Điều này có nghĩa Stop Out diễn ra tự động và ngắt các lệnh giao dịch có thua lỗ thả nổi lớn nhất cho đến khi mức ký quỹ lớn hơn 20%.
Công thức:
Stop Out Level = Margin Level at X%
Margin Call
Khi mức ký quỹ của bạn chạm mốc Margin Call Level sẽ kích hoạt Margin Call những vẫn đảm bảo ở mức trên Stop Out Level. Một Margin Call chính là một thông điệp cảnh báo. Tài khoản của bạn đang vận hành sai phương pháp và nên có những điều chỉnh thích hợp.
Các vị thế vẫn được mở nhưng hãy nhớ là nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex không được mở thêm vị thế mới.
Stop Out
Stop Out xảy ra khi mức ký quỹ chạm Stop Out Level, khi các vị thế mở sẽ tự động bị đóng (thanh lý thanh khoản) từ vị thế bất lợi nhất để ngăn số dư tài khoản âm.
Phòng tránh Margin Call như thế nào?
Giao dịch ký quỹ đã tạo cơ hội cho nhiều nhà giao dịch nhỏ lẻ được tiếp xúc với giao dịch đòn bẩy trong Forex. Nhà giao dịch chỉ cần một lượng vốn nhỏ để có thể thu được lợi nhuận (mà cũng có thể là thua lỗ). Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ các khái niệm liên quan đến ký quỹ vì đó là kiến thức nền tảng hỗ trợ giao dịch sau này rất nhiều.
Hiểu rõ về Margin Call
Hiểu về luật chơi là điều tất yếu nhất, chính vì vậy hãy hiểu rõ về Margin Call và cách thức hoạt động. Hãy hiểu về luật chơi trước khi bắt đầu học cách sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Nhiều nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex bất ngờ khi lần đầu gặp Margin Call nhưng lại không chịu tìm hiểu từ đầu. Bạn là một giao dịch viên thất bại khi bị Margin Call. Đừng bào chữa cho điều đó.
Mức ký quỹ giảm xuống dưới mức tối thiểu phải có. Broker sẽ gửi thông báo và yêu cầu bạn hãy nên nạp thêm tiền để đáp ứng mức ký quỹ bắt buộc nhằm duy trì vị thế. Công nghệ phát triển nên hiện nay tất cả đều được tự động hóa bởi hệ thống giao dịch đòn bẩy trong Forex điện tử.
Hiểu về mức ký quỹ yêu cầu trước khi thực hiện bất cứ lệnh nào
Do không tìm hiểu về mức ký quỹ yêu cầu nên nhiều nhà giao dịch vào lệnh vô tội vạ bất chấp rủi ro. Việc không tính toán được mức ký quỹ bắt buộc dẫn đến Margin Call sẽ đến nhanh và bất ngờ.
Nhiều nhà giao dịch có thói quen đặt hàng chục lệnh chờ. Đúng là lệnh chờ thì sẽ yêu cầu ký ũy cho đến khi trở thành vị thế chính thức nhưng việc khớp lệnh hàng loạt có thể gây nên tình trạng kéo Margin về mức Margin Call.
Khi bạn mở quá nhiều lệnh chờ hãy tính toán sao cho mức ký quỹ nếu khớp sẽ không gây nên thảm kịch kéo tụt mức Margin.
Sử dụng Stop Loss nhằm kiểm soát mức ký quỹ không đi chệch ra khỏi quỹ đạo quản lý vốn
Stop Loss là phương pháp cực kỳ an toàn để bảo toàn vốn. Lệnh dừng lỗ về cơ bản là lệnh dừng giao dịch được gửi cho nhà môi giới dưới dạng lệnh chờ xử lý. Lệnh này được kích hoạt khi giá di chuyển ngược với giao dịch tới điểm đặt lệnh của bạn.
Nếu long USDJPY tại 110.5 đặt Stop Loss tại 110.0. Lệnh dừng lỗ kích hoạt khi giá đi về mức 110 tức có nghĩa dừng lỗ giao ở mức 50 pips.
Kiểm soát khối lượng giao dịch
Việc này tối quan trọng vì ai trong chúng ta đều đã biết chính khối lượng lệnh cấu thành mức ký quỹ. Các lệnh nên tuân theo một quy tắc quản lý vốn nhất định.
Ví dụ: Mỗi lệnh tương đương 1% tài khoản có nghĩa sẽ đặt Stop Loss sao cho tất cả các khoản lỗ đều duy trì ở mức 1%.
Nhiều nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex vào lệnh mà không có bất kỳ quản lý vốn dẫn đến mức ký quỹ mất cân bằng dẫn đến mất kiểm soát. Thua lỗ được cố định tạo điều kiện cho tính tán tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ cũng như quản lý mức ký quỹ dễ dàng.
Hãy chịu trách nhiệm quản lý tiền của mình như một trader chuyên nghiệp
Hằng ngày tôi không đếm xuể số tài khoản bị Margin Call. Margin Call chẳng vui vẻ gì và bạn nên xem phim Margin Call để phần nào mường tượng thảm kịch. Hãy tập trung vào việc bảo vệ tiền vốn trước rồi hẵng quan tâm đến lợi nhuận. Quản lý rủi ro nên là ưu tiên chính của bạn, không phải lợi nhuận.
Tổng kết
Biết khi nào nên cắt lỗ để bạn bảo toàn vốn giao dịch vào một ngày khác. Stop Loss sẽ bảo vệ bạn trước bất cứ biến động giá từ tin tức hay sự kiện bất lợi nhằm tránh Margin Call. Là một nhà giao dịch đòn bẩy trong Forex chuyên nghiệp, bạn nên luôn ưu tiên quan lý rủi ro hơn lợi nhuận.
Bài học tiếp theo: Nên giao dịch Forex khi nào?
Đừng quên theo dõi để cập nhật bài học mới nhất nhé!
Nhiều điều cần phải chú ý để bắt đầu giao dịch đòn bẩy trong Forex thực tế quá đúng không? Khi đã sẵn sàng với toàn bộ kiến thức này, bạn có thể tiếp tục với nội dung về phiên giao dịch Forex tại đây. Đừng quên theo dõi để cập nhật bài học mới nhất nhé!
