Level 1+
[Nâng cao] [Level 1] Bài 1: Pivot Point từ A đến Z
#
Marketing
19 phút đọc
21/10/2022
21
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này.

Sau chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, chúng tôi tin rằng bạn đã khá tự tin về bộ công cụ mình nắm trong tay. Tuy nhiên, với ngành thị trường này thì như thế chưa bao giờ là đủ. Học hỏi là một quá trình dài, hãy kiên trì nhé!

Giờ chúng ta sẽ bổ sung hàng loạt khái niệm và ứng dụng khác trong chuyên mục Giao dịch Forex nâng cao. Bài học đầu tiên là về Pivot Point, rất có thể bạn đã nghe qua, đây là cơ hội để tim hiểu sâu về khái niệm này.

Những điểm Pivot Point trong thị trường Forex

Pivot Point còn được gọi là điểm xoay. Các nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường sử dụng các Pivot Point để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Nói một cách đơn giản, vị trí Pivot Point và các mức hỗ trợ / kháng cự là các khu vực mà hướng chuyển động của giá có thể thay đổi.

Các Pivot Point trong thị trường ngoại hối rất giống với các mức Fibonacci. Vì rất nhiều người quan sát vào các mức này, và nó sẽ trở nên rất giá trị vì niềm tin của đám đông đặt vào nó. Sự khác biệt chính giữa Pivot Point với Fibonacci là cách chọn Swing Highs (điểm cao nhất có thể đạt của giá) và Swing Lows( và điểm thấp nhất có thể đạt của giá) không giống nhau.

Điểm Pivot đặc biệt hữu ích cho các nhà giao dịch ngắn hạn, những người đang tìm cách tận dụng các biến động giá nhỏ. Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường, các nhà giao dịch ngoại hối có thể chọn giao dịch kênh giá hoặc giao dịch breakout với các mức này.

Các nhà giao dịch theo kênh giá họ thường sử dụng các Pivot Point để xác định các điểm đảo chiều. Họ xem các điểm xoay là các khu vực nơi họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Các nhà giao dịch breakout sử dụng các Pivot Point để nhận ra các mức quan trọng cần được phá vỡ và vào lệnh mua hoặc bán khi giá phá các mức quan trọng.

Dưới đây là ví dụ về các điểm trục được vẽ trên biểu đồ AUD/USD trong Daily

Pivot Point

Như bạn có thể thấy ở đây, các mức hỗ trợ và kháng cự ngang đang được đặt trên biểu đồ của bạn. Hãy nhìn vào chúng, chúng đã đánh dấu rất rõ ràng các số liệu cho bạn! Thật tiện lợi phải không!

Tóm tắt về các kí hiệu viết tắt trên chỉ báo Pivot Point (Điểm xoay)

  • PP: điểm xoay
  • S: của Hỗ trợ
  • R: của Kháng cự

Nhưng đừng bị cuốn vào các kí hiệu một cách máy móc như là ở S1 là một hỗ trợ đáng tin cậy , hoặc R1 là một kháng cự đáng tin cậy. Trong các phần sau, bạn sẽ tìm hiểu về cách tính toán Pivot Point, các loại Pivot Point khác nhau và quan trọng nhất là cách bạn có thể thêm Pivot Point vào hệ thống giao dịch.

Tính toán các Pivot Point

Pivot Point và các mức hỗ trợ/kháng cự liên quan được tính bằng cách sử dụng các vị trí mở, đóng, cao và thấp của phiên giao dịch trước đó. Vì forex là một thị trường 24h, hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối sử dụng thời điểm đóng cửa của phiên Mĩ 5pm EST của ngày trước để tính toán cho ngày hôm sau.

Cách tính

Tính toán Pivot Point như sau:

  • Pivot Point (PP) = (Cao + Thấp + Đóng) / 3

Các mức hỗ trợ và kháng cự sau đó được tính toán từ điểm trục như sau.

Hỗ trợ và kháng cự cấp độ đầu tiên:

  • Kháng cự thứ nhất (R1) = (2 x PP) – Thấp
  • Hỗ trợ thứ nhất (S1) = (2 x PP) – Cao

Cấp độ hỗ trợ và kháng cự thứ hai:

  • Kháng cự thứ hai (R2) = PP + (Cao – Thấp)
  • Hỗ trợ thứ hai (S2) = PP – (Cao – Thấp)

Cấp độ hỗ trợ và kháng cự thứ ba:

  • Kháng cự thứ ba (R3) = Cao + 2 (PP – Thấp)
  • Hỗ trợ thứ ba (S3) = Thấp – 2 (Cao – PP)

Hãy nhớ là có một số phần mềm tính toán có tính thêm các điểm giữa của các cấp độ của kháng cự và hỗ trợ.

1604392639965.png

Nếu bạn ghét đại số, đừng lo vì bạn không tự mình thực hiện những tính toán này. Hầu hết các phần mềm tính toán biểu đồ sẽ tự động làm điều này cho bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn cài đặt theo ý của mình với khung thời gian và giá đóng cửa chính xác.

Nếu bạn muốn kiểm tra lại các mức Pivot Point trong quá khứ thì phần mềm tính điểm xoay sẽ giúp bạn. Hãy nhớ rằng, một trong những lợi thế của việc sử dụng các Pivot Point là nó mang tính khách quan. Tiếp theo, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cách khác nhau giúp kết hợp các điểm xoay vào chiến lược giao dịch.

Cách sử dụng Pivot Point cho vùng giao dịch

Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức Pivot Point trong giao dịch ngoại hối là xem chúng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường. Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự, giá sẽ quay lại các mức đó nhiều lần.

Giá một cặp tiền tệ càng nhiều lần chạm vào một mức của Pivot Point rồi đảo chiều thì mức kháng cự/hỗ trợ đó càng mạnh. Trên thực tế, “pivot” đơn giản có nghĩa là giá đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự của Pivot Point và sau đó đảo chiều.

Nếu bạn thấy rằng giá tại một mức của Pivot Point đang được giữ, điều này có thể cung cấp cho bạn một số cơ hội giao dịch tốt.

  • Nếu giá gần mức kháng cự, bạn có thể BÁN và đặt điểm dừng lỗ ngay phía trên ngưỡng kháng cự.
  • Nếu giá gần mức hỗ trợ, bạn có thể MUA và đặt điểm dừng lỗ ngay dưới mức hỗ trợ.

Cứ xem chúng giống như các mức hỗ trợ/kháng cự thông thường! Đơn giản luôn là lựa chọn tối ưu nhất. Hãy cùng xem một ví dụ để bạn có thể hình dung điều này. Dưới đây là biểu đồ 15 phút của AUD / USD.

1604392931633.png

Giá hiện đang ở mức hỗ trợ S1. Nếu giá không xuyên qua hỗ trợ, bạn mua tại vùng này và đặt dừng lỗ ở mức S2.

Tại sao lại dừng ở S2 vì nếu bạn đặt ngay S1, bạn có thể bị dừng lỗ nhiều lần do vùng hỗ trợ tạo ra các mức giá nhiễu loạn. Giá đến vùng S2 thì mọi việc chắc chắn đã sai và giá không còn cơ hội quay lại. Hãy dừng lỗ tại nơi mà chắc chắn rằng nếu stoploss đồng nghĩa xu hướng bạn dự đoán đã sai.

Nếu bạn tự tin thì đặt stoploss tại S1 cũng không sai. Tùy theo hệ thống quản lý và tâm lý giao dịch của bạn mà có thể linh hoạt. Đối với điểm lợi nhuận, bạn có thể nhắm đến điểm PP hoặc R1 vì đây là các mức kháng cự.

1604392944303.png

Có vẻ như giá đã không xuyên thủng được S1 theo dự đoán ban đầu. Và nếu bạn đã nhắm mục tiêu PP làm điểm chốt lời, bạn đã đạt được điểm chốt lời.

Tất nhiên, không phải lúc nào trông cũng đơn giản như vây. Bạn không nên chỉ dựa vào các mức Pivot Point. Bạn cũng có thể kết hợp phân tích nến và các loại chỉ báo khác để giúp tăng độ an toàn. Ví dụ: nếu bạn thấy rằng một cây nến doji đã hình thành trên S1 hoặc stochastic cho thấy mức quá bán, thì tỷ lệ cao là S1 một hỗ trợ đáng tin tưởng.

Ngoài ra, hầu hết thời gian, giao dịch thường diễn ra giữa các mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên. Đôi khi, giá cũng có lúc sẽ tiến tới S2 và S3. Cuối cùng, bạn cũng nên hiểu rằng, giá cũng có thể sẽ vượt qua tất cả các cấp độ như cách Rafael Nadal vượt qua tất cả các đối thủ khi thi đấu trên sân đất nện.

Bạn sẽ làm gì khi điều đó xảy ra? Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫ bạn cách sử dụng các mức Pivot Point này khi chúng bị giá xuyên phá.

Cách sử dụng Pivot Point cho giao dịch Breakout

Cũng như các mức kháng cự/hỗ trợ thông thường, giá vẫn có thể đột phá qua các mức này. Nếu giá vượt mức kháng cự/hỗ trợ, bạn cần các phương án giao dịch hiệu quả. Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn 2 phương án giao dịch breakout:

  • Giao dịch ngay lập tức (giá phá qua mức kháng cự-hỗ trợ quan trọng thì vào lệnh ngay).
  • Giao dịch an toàn(giá sau khi phá qua mức kháng cự-hỗ trợ quan trọng thì chờ giá quay về mức đó rồi mới vào lệnh)

Giao dịch ở các mức breakout tiềm năng

Dưới đây là biểu đồ giao dịch NZD/USD M15:

1604394210110.png

Phía trên chính là xu hướng tăng của NZD/USD, giá liên tục phá các mức kháng cự tạo thành xu hướng. Kịch bản phá vỡ kháng cự diễn ra từ mức R1, R2 tiến tới R3.

Nếu bạn giao dịch ngay lập tức, bạn sẽ không bỏ lỡ nhịp đột phá của giá. Bạn tiến thẳng về lợi nhuận như nhà vô địch World Cup vượt qua các vòng đấu rồi chiến thắng trận chung kết.

Nếu bạn giao dịch an toàn, bạn sẽ gặp ít rủi ro hơn. Bạn chấp nhận vào lệnh trễ, ít lợi nhuận nhằm đổi lại sự an toàn và tín hiệu tin cậy cao. Bạn như một gã thợ săn kiên nhẫn chờ mồi.

Đảo ngược vấn đề

Hãy nhớ rằng khi giá phá vỡ mức kháng cự thì ngay lập tức mức đó trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Các mức này rất lý tưởng để giao dịch.

Các mức dừng lỗ và chốt lời

Kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ mới và ngược lại. Chính vì vậy, bạn có thể đặt dừng lỗ ngay dưới mức hỗ trợ cũ. Ví dụ: Nếu giá phá R1 thì bạn có thể đặt dừng lỗ dưới R1. Chốt lười tại các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ tiếp theo. Nếu không có các tin tức bất ngờ, các mức kháng cự/hỗ trợ có độ tin cậy cao.

1604394236185.png

Trong ví dụ này, một khi bạn thấy giá phá vỡ R1, bạn sẽ đặt điểm dừng lỗ của mình ngay dưới mức R1. Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn có thể giữ vị trí của mình và di chuyển điểm dừng lỗ dần dần để xem liệu giá di chuyển có tiếp tục không.

Bạn phải cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp. Như với bất kỳ phương pháp hoặc chỉ báo nào, bạn phải nhận thức được những rủi ro khi thực hiện các giao dịch đột phá.

  • Thứ nhất, bạn không biết liệu việc di chuyển sẽ tiếp tục hay không. Bạn có thể giả sử rằng giá sẽ tiếp tục tăng hay giảm cũng được nhưng đừng bao giờ bắt đỉnh bắt đáy.
  • Thứ hai, bạn không chắc chắn nếu đó là một đột phá thực sự hay chỉ là những động thái phản ứng của giá bởi những tin tức quan trọng tại thời điểm đó gây ra.

Sự đột biến trong khối lượng giao dịch là một sự xuất hiện phổ biến trong thời điểm có các sự kiện tin tức, vì vậy hãy theo dõi lịch kinh tế thật kĩ càng tại các thời điểm giao dịch .

Cuối cùng, giống như giao dịch trong range trading (vùng giao dịch), tốt nhất là nên chú ý đến các mức hỗ trợ-kháng cự chủ chốt của giá trong quá khứ. Bạn có thể nghĩ rằng R1 đang phá vỡ, nhưng khi nhìn thấy đang có một mức kháng cự rất cứng ngang với R1 ở quá khứ, bạn nên cân nhắc.

Nhiều lúc giá cũng có thể vượt qua R1, nhưng sau khi phản ứng với mức kháng cự đó thì giá lại quay đầu giảm. Bạn nên sử dụng kiến thức của mình về hỗ trợ/kháng cự, mô hình nến và các chỉ báo động lượng để tăng độ tin cậy.

Cách sử dụng Pivot Point để đo lường tâm lý TT

Một cách khác để kết hợp các Pivot Point vào chiến lược giao dịch của bạn là sử dụng để đánh giá tâm lý thị trường. Bạn có thể biết liệu các nhà giao dịch có xu hướng sẽ mua hay bán cặp tiền này. Tất cả những gì bạn cần làm là để mắt đến Pivot Point. Bạn có thể coi nó giống như vòng tròn giữa sân bóng đá.

Tùy thuộc vào phía của trái bóng (trong trường hợp này là giá), bạn có thể biết phe mua hoặc phe bán chiếm ưu thế hơn. Nếu giá vượt qua Pivot Point chiều hướng lên, thì đó là dấu hiệu cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và đẩy giá lên. Dưới đây, một ví dụ về những gì đã xảy ra khi giá nằm trên Pivot Point.

1604394915547.png

Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng NZD / USD trên điểm xoay PP. Giá sau đó tăng cao hơn và cao hơn, vượt qua tất cả các mức kháng cự. Giá nằm dưới điểm mấu chốt sẽ báo hiệu tâm lý giảm giá và phe bán có thể chiếm thế thượng phong trong phiên giao dịch.

1604394923555.png

Trong biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng giá đã phản ứng với Pivot Point. Sau đó như bạn đã thấy, giá đảo chiều và ngày càng thấp hơn. Tất nhiên, nó không phải lúc nào cũng diễn ra như thế này. Có những lúc bạn nghĩ rằng phe bán đang chiếm ưu thế trên một cặp, nhưng sau đó giá bật ngược trở lại và di chuyển mạnh lên trên.

1604394947233.png

Bài học ở đây là gì? Nhà giao dịch là phải linh hoạt. Thị trường luôn luôn có sự thay đổi ngày này qua ngày khác, mùa này qua mùa khác, các công cụ có thể không phải lúc nào cũng đúng ở mọi thời điểm. Đây là lý do tại sao bạn không thể đơn giản mua khi giá cao hơn điểm xoay PP hoặc bán khi giá thấp hơn PP.

Nếu bạn chọn sử dụng phân tích điểm xoay theo cách này, bạn nên kết hợp nó với các chỉ số khác để giúp bạn xác định tâm lý chung của thị trường.

3 loại điểm xoay trên thị trường

Phương pháp tiêu chuẩn để tính điểm xoay như đã trình bày ở bài trước KHÔNG phải là cách duy nhất. Các nhà giao dịch đã tính toán lại để cải thiện và bây giờ có nhiều cách khác để tính toán.

Điểm xoay Woodie

R2 = PP + Cao – Thấp

R1 = (2 X PP) – Thấp

PP = (H + L + 2C) / 4

S1 = (2 X PP) – Cao

S2 = PP – Cao + Thấp

C – Giá đóng cửa, H – Cao, L – Thấp

Trong các công thức trên, bạn sẽ nhận thấy rằng phép tính điểm xoay rất khác so với phương pháp tiêu chuẩn. Ngoài ra, để tính toán cho các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng, bạn sẽ sử dụng các mức cao và thấp khác nhau( một vùng) của ngày hôm trước. Dưới đây, một ví dụ biểu đồ về tính toán điểm trục Woodie được áp dụng trên EUR/USD.

1604395308340.png

Các mức cam được tính toán theo công thức bình thường. Các mức xanh được tính toán theo Woodie. Một số nhà giao dịch thích sử dụng các công thức của Woodie vì chúng có vẻ đáng tin cậy hơn so với giá đóng cửa của phiên trước.

Những người khác thích các công thức tiêu chuẩn bởi vì nhiều nhà giao dịch sử dụng chúng, nó giúp họ tự tin hơn khi ra quyết định.

Trong mọi trường hợp, mức kháng cự cũ trở thành hỗ trợ mới và ngược lại nếu bạn chọn sử dụng công thức Woodie. Bạn nên để mắt đến các mức này vì chúng có thể là vùng quan trọng.

Camarilla Pivot Point

R4 = C + ((H-L) x 1.5000)

R3 = C + ((H-L) x 1.2500)

R2 = C + ((H-L) x 1.1666)

R1 = C + ((H-L) x 1.0833)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = C – ((H-L) x 1.0833)

S2 = C – ((H-L) x 1.1666)

S3 = C – ((H-L) x 1.2500)

S4 = C – ((H-L) x 1.5000)

C – Giá đóng cửa, H – Cao, L – Thấp

Các công thức Camarilla tương tự như công thức Woodie. Họ cũng sử dụng giá đóng cửa và phạm vi biến động ngày hôm trước để tính ra các mức kháng cự hỗ trợ. Sự khác biệt duy nhất là họ tính toán cho 8 cấp độ chính (4 kháng cự và 4 hỗ trợ), và mỗi cấp độ được nhân với một cấp số nhân.

Khái niệm chính về các điểm xoay Camarilla là dựa trên ý tưởng rằng giá có xu hướng tự nhiên trở lại mức trung bình; trong trường hợp này, là quay lại giá đóng cửa ngày hôm trước. Camarilla được xây dựng dựa trên ý tưởng là bạn nên Mua ở mức S3 hoặc bán ở mức R3.

Nhưng nếu giá phá vỡ mức S4 thì bạn nên bán theo xu hướng còn giá phá vỡ mức R4 thì bạn nên mua theo xu hướng. Hãy xem cách tính toán Camarilla cho các mức khác nhau (đường cam) so với các cấp độ của phương pháp tiêu chuẩn (đường xanh)!

1604395339736.png

Đặc trưng về cách tính tập trung vào Close Price nên khi tính toán sử dụng Camarilla nếu bạn thấy các mức Hỗ trợ (S1 – S4) nằm trên Pivot Point hoặc các mức Kháng cự (R1 – R4) nằm dưới Pivot Point thì đừng nghĩ rằng công thức bị sai nhé. Nó vẫn đúng chỉ là hơi khác thường chút thôi.

Điểm xoay Fibonacci

R3 = PP + ((Cao – Thấp) x 1.000)

R2 = PP + ((Cao – Thấp) x .618)

R1 = PP + ((Cao – Thấp) x .382)

PP = (H + L + C) / 3

S1 = PP – ((Cao – Thấp) x .382)

S2 = PP – ((Cao – Thấp) x .618)

S3 = PP – ((Cao – Thấp) x 1.000)

C – Giá đóng cửa, H – Cao, L – Thấp

Các mức điểm xoay được xác định bằng cách tính điểm đầu tiên giống như phương pháp tiêu chuẩn. Tiếp theo chia phạm vi ngày hôm trước thành các mức Fibonacci tương ứng. Hầu hết các nhà giao dịch hay chú ý sử dụng các mức Fibonacci quy hồi 38,2%, 61,8% và 100% trong tính toán của họ.

Cuối cùng, tính toán các số liệu bạn có được giá của các điểm đóng cửa, cao thấp của ngày hôm trước, bạn đã có các mức điểm trục Fibonacci của mình!

Nhìn vào biểu đồ bên dưới để xem các mức được tính toán thông qua phương pháp Fibonacci (đường cam) khác với các mức được tính toán thông qua phương pháp tiêu chuẩn (đường xanh) như thế nào.

1604395401784.png

Logic ở đây là rất nhiều nhà giao dịch thích sử dụng tỷ lệ Fibonacci. Mọi người thường sử dụng các mức Fibonacci quy hồi với đường trung bình để xác định các vùng kháng cự-hỗ trợ tiềm năng.

Vậy thì tại sao chúng ta không dùng chúng để tính toán cho Pivot Point với cùng nguyên lý tương tự. Càng nhiều nhà giao dịch nhìn vào các điểm này thì chúng sẽ càng có giá trị.

Phương pháp nào là tốt nhất?

Sự thật là, giống như tất cả các chỉ báo khác cũng như các biến thể của Pivot Point này, tất cả các chỉ báo khác mà bạn đã học được cho đến nay, không có chỉ báo nào là tốt nhất cả. Tất cả thực sự phụ thuộc vào cách bạn kết hợp kiến thức và thế giới quan của bạn.

Bạn nên chú ý hầu hết các phần mềm tính toán tự động trên biểu đồ thường sử dụng phương pháp tiêu chuẩn trong việc tính toán các mức điểm xoay (nên nhớ càng nhiều người dùng chỉ báo đó thì chỉ báo đó càng giá trị và bạn nên dùng chúng).

Nhưng bây giờ bạn đã hiểu rõ nguyên lý tính toán của các loại điểm xoay, bạn cũng có thể tự tùy biến chúng cho chúng hợp với hệ thống giao dịch của bạn.

Tổng kết

Dưới đây là một số mẹo ghi nhớ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch với công cụ Pivot Point. Pivot Point là một công cụ kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà giao dịch ngoại hối nhằm giúp xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Có bốn cách chính để tính điểm cho trục:

1/ Tiêu chuẩn.

2/ Woodie.

3/ Camarilla.

4/ Ficbonacci.

Pivot Point có thể cực kỳ hữu ích trong ngoại hối vì có nhiều cặp tiền tệ thường dao động giữa các mức của pivot này. Hầu hết thời gian, giá dao động giữa R1 và S1. Pivot Point có thể được sử dụng bởi các nhà giao dịch theo các trường phái “range”, “đột phá” và “xu hướng”.

Các nhà giao dịch ngoại hối theo trường phái “range” sẽ vào lệnh mua gần các mức hỗ trợ được xác định và lệnh bán khi giá tiến gần kháng cự. Điểm Pivot cũng cho phép các nhà giao dịch theo trường phái đột phá xác định các mức chính mà giá cần được phá vỡ.

Các nhà giao dịch ngoại hối theo xu hướng sử dụng các mức điểm xoay để giúp xác định mức tăng hoặc giảm của một cặp tiền tệ. Sự đơn giản của công cụ điểm xoay khiến chúng trở thành một công cụ hữu ích để thêm vào hệ thống giao dịch của bạn.

Nó cho phép bạn xem các khu vực có thể có khả năng gây ra biến động giá. Bạn sẽ trở nên đồng bộ hơn với các biến động của thị trường và đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn. Chỉ phân tích điểm xoay không phải lúc nào cũng đủ.

Tìm hiểu cách sử dụng các điểm xoay cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như mô hình nến, MACD, sự cắt nhau của các đường trung bình, đường Stochastic, RSI, v.v. Xác nhận càng nhiều , xác suất giao dịch thành công của bạn càng lớn!

1604396036982.png

Bài tiếp theo: Nến Heikin Ashi

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#