Level 1
[Cơ bản] [Level 1] Bài 3: Forex Broker là gì?
#
Marketing
18 phút đọc
21/10/2022
40
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Trước đó, bạn đã được tìm hiểu sơ bộ về thị trường thông qua chuyên mục Nhập môn Forex. Tiếp đến, chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn bạn theo từng Level về Giao dịch Forex cơ bản. Level 1 sẽ xoay quanh các yếu tố ký quỹ, đặc điểm các phiên giao dịch và tìm hiểu về các broker forex.

Bạn đã có những kiến thức nền tảng, trả lời câu hỏi giao dịch ra sao và khi nào. Bạn hẳn sẽ rất muốn bắt đầu bước chân vào cuộc phiêu lưu trong thị trường Forex. Chờ đã, trước khi bạn bước vào chuyến phiêu lưu, một thủy thủ cần một con tàu thì nhà giao dịch cần một tài khoản từ Forex Broker để phiêu lưu tìm kho báu.

Lịch sử các Forex Broker trực tuyến

1603968629568.png

Việc lựa chọn broker cực kì quan trọng, bạn sẽ không muốn gửi vốn vào broker lừa đảo, broker có hệ thống giao dịch bị lỗi hoặc phong cách trade của bạn không phù hợp với các chính sách từ broker. Loạt bài viết này sẽ khái quát cho bạn về broker, từ đó giúp bạn lựa chọn broker phù hợp.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về lịch sử của ngành broker tương tự như tư duy của môn lịch sử – “Broker đến từ đâu và đi về đâu”. Internet diệu kì đã mang đến cho chúng ta nhiều thứ hay ho như Facebook, Netflix, Youtube hay đến Twitter. Món quà tuyệt với nhất đối với nhà giao dịch chính thị trường ngoại hối bán lẻ. Forex Broker trực tuyến đã thỏa cơn nghiện giao dịch đến từ các nhà giao dịch.

Thập niên 90, cuộc chơi này chỉ là của các Big Boy vì chi phí giao dịch rất cao. Chính phủ các nước vẫn thận trọng và kiểm soát các hoạt động giao dịch cũng như hạn chế các hoạt động môi giới. Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn – CFTC – ban hành dự luật Luật trao đổi hàng hóa và Đạo luật hàng hóa tương lai (Commodity Futures Modernization Act), điều này đồng nghĩa cho phép hoạt động môi giới ngoại hối trực tuyến.

Tất cả mọi người đều có thể truy cập Internet đồng nghĩa, mọi người đều có thể mở tài khoản giao dịch cực đơn giản và tiện lợi. Cơ hội mở ra thúc đẩy nhiều broker được thành lập và cạnh tranh với nhau bằng dịch vụ, chính sách ưu đãi giao dịch như free swap, no commission. Hiển nhiên như mọi ngành, ngành broker này cũng tồn tại những kẻ lừa đảo núp bóng và những broker uy tín. Chúng ta cần phân biệt kẻ xấu và người tốt để chọn mặt gửi vàng đúng đắn.

Dealing Desk vs No Dealing Desk

Trước khi chọn Forex Broker, bạn hãy phân biệt các dạng broker khác nhau để chắc chắn cho các lực chọn khác. Mỗi broker khác nhau như mỗi vị đầu bếp, cùng một món ăn nhưng trình bày, cách chế biến khác nhau mang đến hương vị khác nhau. Bạn chỉ phân biệt được khi bạn là khách quen thân thuộc, chính vì vậy bạn nên phân biệt ít nhất là trên danh nghĩa kiến thức hoặc đọc thật kĩ menu khi chọn món.

Có 2 loại môi giới tài chính:

  • Dealing Desks (DD)
  • No Dealing Desks (NDD)

Các broker Dealing Desks (DD)chính là Market Makers.

No Dealing Desks gồm 2 loại:

  • Straight Through Processing (STP)
  • Electronic Communication Network + Straight Through Processing (ECN+STP)
Phân loại Forex Broker

Dealing Desk – DD Broker là gì?

Các Forex Broker DD kiếm lợi nhuận thông qua Spread và cung cấp thanh khoản cho khách hàng. Chính vì vậy, họ được gọi là những nhà tạo lập thị trường. Các nhà môi giới Dealing Desk thực sự tạo ra một thị trường cho khách hàng, có nghĩa là họ thường đảm nhận khía cạnh khác của giao dịch từ phía khách hàng.

Nhiều người sẽ nghĩ việc này gây xung đột lợi ích nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Những Forex Broker DD cung cấp cả giá bán lẫn giá mua; họ thờ ơ với quyết định của các nhà giao dịch. Nhờ có các Broker DD mà thị trường luôn vận hành thông suốt từ 2 chiều mua và bán; đơn hàng 2 chiều luôn được xử lý có thể hàng triệu hàng tỷ nên họ ít rủi ro thiết lập FIXED spreads.

Nhiều người lo ngại rằng họ không biết được lãi suất kiên ngân hàng nhưng bạn cũng nên yên tâm vì cạnh tranh khốc liệt nên mức lãi suất này của các Forex Broker DD rất sát với lãi suất liên ngân hàng, nếu không muốn nói là giống nhau.

1603968956135.png

Nếu bạn mua 200.00 EUR/USD với Broker DD. Forex Broker sẽ tìm lệnh bán phù hợp từ các khách hàng khác hoặc chuyển tiếp lệnh giao dịch của bạn cho nhà cung cấp thanh khoản, một thực thể tài chính rất lớn có thể đáp ứng mua bán khối lượng lớn tài sản tài chính.

Họ không giữ lệnh cho riêng mình nên họ rất ít có rủi ro và họ tìm được lợi nhuận từ phí chênh lệch giá mà không đi ngược với giao dịch từ bạn. Tuy nhiên, nếu vị thế của bạn không có lệnh khớp, họ sẽ đi ngược lại với vị thế của bạn. Ví dụ, khi bạn mua thì họ sẽ bán và khi bạn bán thì họ sẽ mua.

Hãy lưu ý rằng các Forex Broker khác nhau có các chính sách quản lý rủi ro khác nhau, vì vậy hãy chắc chắn bạn sẽ kiểm tra nhà môi giới của mình thật kĩ lưỡng.

No Dealing Desk Broker là gì?

Các Forex Broker NDD không đẩy lệnh của bạn như các broker DD. Nhiệm vụ của họ là trung gian liên kết đứng giữa. Họ không đứng ở vị thế đối lập với giao dịch khách hàng. No Dealing Desk không phải là một Market Maker.

1603969012779.png

Họ như cầu nối giữa liên thị trường và nhà giao dịch: Họ xây dựng cấu trúc, nền tảng để kết nối bất chấp không gian và thời gian. NDD tìm được lợi nhuận thông qua phí hoa hồng và tăng phí chênh lệch spread. No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

Forex Broker STP là gì?

Một số Forex Broker tuyên bố họ chính là ECN thực thụ nhưng sau lời quảng cáo hoa mỹ, họ đơn thuần chỉ là hệ thống Straight Through Processing.

1603969053018.png

Đơn giản họ sử dụng hệ thống định tuyến hỗ trợ chuyển tiếp lệnh sang cho các nhà cung cấp thanh khoản – họ mới chính là đơn vị trực thuộc hệ thống liên ngân hàng (interbank market). NDD STP Broker thường liên kết với nhiều nhà cung cấp thanh khoản dẫn đến họ tiếp cận nhiều mức giá Bid & Ask khác nhau.

 
Bid​
Ask​
Nhà cung cấp thanh khoản A
1.2998​
1.3001​
Nhà cung cấp thanh khoản B
1.2999​
1.3001​
Nhà cung cấp thanh khoản C
1.3000​
1.3002​

Hệ thống sẽ tự động sắp xếp giá thầu này và yêu cầu báo giá từ tốt đến tệ nhất. Trong trường hợp trên, giá tốt nhất ở phía giá bid là 1.3000 (bạn muốn bán đắt) và giá tốt nhất ở phía ask là 1.3001 (bạn muốn mua rẻ). Giá bid/ask hiện là 1.3000 / 1.3001.

Bạn sẽ không thấy mức giá này trên nền tảng MT4? Hiển nhiên là không. Họ cần phải làm việc để tìm lợi nhuận, chính vì vậy broker thêm một đánh dấu (markup) nhỏ, thường là cố định. Nếu chính sách của họ là thêm đánh dấu 1 pip, báo giá bạn sẽ thấy trên nền tảng của mình là 1.2999 / 1.3002.

Mức spread 1 pip biến thành spread 3 pips khi đến tay bạn. Nếu đơn đặt hàng của bạn được xác nhận, Nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B sẽ có một vị thế bán là 100.000 đơn vị EUR / USD 1.3001 và bạn sẽ có một vị thế mua 100.000 đơn vị EUR / USD tại 1.3002. Bên môi giới có được lợi nhuận 1 pip.

Mức thay đổi Bid/Ask này khiến cho các broker loại STP có mức spread biến động. Nếu chênh lệch từ các nhà cung cấp thanh khoản giãn đồng nghĩa, broker không còn lựa chọn nào ngoài việc giãn spread. Nhà môi giới STP cung cấp chênh lệch cố định đều có phí spread biến đổi.

Nhà môi giới ECN là gì?

Các ECN Forex Broker cho phép lệnhcủa khách tương tác với đơn đặt hàng của khách hàng khác trong hệ thống. Các đơn vị tham gia bao gồm: ngân hàng, thương nhân bán lẻ, quỹ phòng hộ và thậm chí các nhà môi giới khác. Những người cùng giao dịch với nhau bằng cách đưa ra bid/ask tốt nhất.

1603969139654.png

ECN cũng cho nhà giao dịch thấy được độ sâu của thị trường – “Depth of Market”. Mức độ này thể hiện qua các lệnh mua bán. Do tính chất của ECN nên họ không thể tăng spread đảm bảo thu nhập thay vào đó, các sàn ECN kiếm lợi nhuận thông qua phí commission.

So sánh Forex Broker Dealing Desk và No Dealing Desk

Bạn sẽ chọn Forex Broker nào? 

Việc kế hoạch giao dịch chú trọng chi phí nào sẽ quyết định việc chọn Forex Broker. Bạn thích spread thấp thì bạn phải trả thêm hoa hồng cho mỗi giao dịch, hay là mức spread cao nhưng lại không có hoa hồng. Retail traders và scalpers thích các broker có spreads chặt chẽ vì vừa đảm bảo có lợi nhuận vừa chi phí giao dịch thấp.

Các swing trader lại không quan tâm đến spreads vì con số này quá nhỏ so với lợi nhuận đạt được nên họ sẵn sàng chịu spread lớn nhưng phí commission thấp. Dưới dây là bảng phân chia sự khác biệt các Forex Broker, nhà giao dịch có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn hợp lý:

DEALING DESK (Market Maker) NO DEALING DESK (STP) NO DEALING DESK (STP+ECN)
Spread cố định Spread biến động Spread biến động hoặc có phí hoa hồng
Vị thế đối lập với vị thế giao dịch của bạn Trung gian giữa nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản Trung gian giữa nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản, cũng như giữa khách hàng với khách hàng
Bid/Ask do sàn quyết định Bid/Ask do nhà cung cấp thanh khoản quyết định Bid/Ask do nhà cung cấp thanh khoản quyết định cũng như các đối tác ECN
Lệnh được quyết định bởi Broker dựa trên nền tảng giao dịch Tự động khớp lệnh, không đi kèm báo giá Tự động khớp lệnh, không đi kèm báo giá
    Thể hiện độ sâu thị trường hoặc thông tin thanh khoản

Forex Broker không phải là ma quỷ. Họ là thành tố quan trọng của thị trường

Không như trên các kênh truyền thông đội nhóm miêu tả broker như những tay lừa đảo tìm cách gạt tiền bạn, Forex Broker chính là các đơn vị kinh doanh và ở khía cạnh nào đó, nhờ họ mà bạn có lợi nhuận từ thị trường.

Hãy suy nghĩ rằng nếu bạn mất tiền do lỗi hệ thống giao dịch thì đồng nghĩa sàn mất uy tín và cũng như mất khách hàng tiềm năng. Dù gì họ cũng là người làm kinh doanh mà. Khách hàng tiềm năng của broker chính là những khách hàng giao dịch lâu bền giúp broker tìm được khoản phí hoa hồng hoặc spread.

Forex Broker kiếm tiền từ các giao dịch của khách hàng, nhưng đồng thời, khách hàng vẫn ở lại trong Forex bằng cách không mất tài khoản của mình. Về bản chất, các nhà môi giới muốn khách hàng của họ tiếp tục quay lại giao dịch thật nhiều.

Spread đối với Forex Broker

Các sàn giao dịch ngoại hối đều có 2 mức giá khác nhau cho từng cặp tiền: Bid price và Ask price. Giá Bid là giá nhà giao dịch bán đồng tiền cơ sở. Giá Ask là giá nhà giao dịch mua đồng tiền cơ sở.

Sự khác nhau giữa 2 mức giá này chính là Spread hay còn được biết đến là Bid/Ask spread. Spread chính là khoản lợi nhuận mà Forex Broker thu được khi họ không tính phí hoa hồng. Nếu bạn nghe một sàn giao dịch quảng bá rằng họ không tính phí hoa hồng thì có nghĩa, họ đã tính chi phí vào giá mua và giá bán của cặp tiền.

Từ quan điểm kinh doanh, họ cung cấp dịch vụ và kiếm tiền nhờ kinh doanh dịch vụ:

  • Họ kiếm tiền bằng cách bán tiền tệ cho bạn nhiều hơn số vốn họ trả để mua.
  • Họ kiếm tiền bằng cách mua tiền tệ bạn bán với giá thấp hơn số tiền họ nhận được khi bán nó.
  • Sự chênh lệch này chính là Spread.

Nó tương tự với việc bạn đến tiệm vàng nhìn bảng giá chênh lệch mua vào/bán ra.

Spread được tính toán như thế nào?

Đơn vị của Spread là pips, đơn vị biến động giá thấp nhất của một cặp tiền. Hầu hết các cặp tiền, 1 pip bằng 0.0001. Một ví dụ là 2 pips của EUR/USD thể hiện qua giá như sau 1.1051/1.1053.

1604038816813.png

Những đồng tiền liên quan JPY chỉ bao gồm 2 số thập phân (trừ khi có pip nhận dạng thì sẽ lên con số 3). Ví dụ: USD/JPY: 107.70/107.73 => spread = 3 pips.

Các loại spread trong thị trường forex

Từng loại spread phụ thuộc vào nền tảng giao dịch và hình thức kinh doanh của sàn giao dịch. 2 loại spread được bao gồm:

  • Fixed
  • Variable (floating)
1604038869535.png

Chênh lệch cố định (Fixed spread) được cung cấp bởi các nhà môi giới hoạt động tạo lập thị trường hay còn được gọi là Dealing Desk. Variable Desk hay spread biến động được cung cấp bới các nhà môi giới No Dealing Desk.

Fixed spread là gì?

Fixed Spread chính là Spread cố định và giữ nguyên bất chấp điều kiện diễn ra tại bất kì thời điểm nào, chính vì vậy chỉ có các Forex Broker Dealing Desk có thể cung cấp. Dù cho có bất kì thông tin tin tức hoặc các sự kiện gây sóng gió thị trường khiến giá lên xuống thất thường như các cú tweet của Trump, thì mức spread này vẫn cố định.

Sử dụng mô hình Dealing Desk, các nhà môi giới giao dịch ở các vị thế lớn từ các nhà cung cấp thanh khoản và cung cấp ngược lại cho các nhà giao dịch nhỏ. Mô hình Dealing Desk cho phép Forex Broker cung cấp spread cố định vì họ kiểm soát quyền hiển thị giá cho nhà giao dịch.

Lợi ích của việc giao dịch sử dụng Fixed Spread là gì?

Mức phí cố định phù hợp với những nhà giao dịch có vốn thấp vì phí cố định thường rẻ. Mức phí cố định giúp bạn quản lý vốn tốt do dễ tính toán số tiền phải mất đi khi thực hiện giao dịch.

Nhược điểm của việc giao dịch sử dụng Fixed Spread là gì?

Mức phí luôn cố định bất chấp biến động thị trường khiến Forex Broker không thể giãn nở spread phù hợp với biến động thị trường. Vì vậy, nếu bạn cố gắng giao dịch lúc này ở một mức giá cụ thể, nhà môi giới sẽ khóa lệnh giao dịch và chuyển sang một mức giá mới. Hành động này được gọi là Requotes.

Tuy nhiên, nhà môi giới không hoàn toàn tự động thực hiện hành động này. Họ sẽ thông báo cho bạn thông qua tin nhắn trên nền tảng giao dịch rằng họ chuyển lệnh của bạn sang mức giá mới, nền tảng chỉ thực hiện khi bạn chấp nhận. Mức giá này thường tệ hơn mức giá bạn mong muốn.

Slippage (trượt giá) là một vấn đề khác. Khi giá di chuyển quá nhanh, sàn không thể duy trì một mức phí cố định và giá cuối cùng của lệnh sẽ khác hoàn toàn với giá dự định khi vào lệnh. Cứ tưởng tượng khi bạn dùng các app hẹn hò, ảnh thì đẹp nhưng khi gặp mặt lại vô cùng thất vọng.

Variable Spread là gì?

Variable Spread hay còn được gọi là phí biến động. Mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán luôn biến động. Phí biến động được cung cấp bởi các nhà môi giới Non-Dealing Desk. Các Forex Broker NDD nhận báo giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản và chuyển giá đến nhà giao dịch.

Đồng nghĩa, họ không kiểm soát được spread. Mức chênh lệch này giãn nở dựa trên sự biến động chung của thị trường. Hiển nhiên, mức chênh lệch này phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế được công bố và những thời điểm nhạy cảm như vậy thường gây nên giảm thanh khoản.

1604039205586.png

Ví dụ: Thật tuyệt vời với mức phí chỉ 2 pips mua EUR/USD thôi nhưng bất ngờ ngài Trump lại xáo động mọi thứ lên như mọi ngày. Phí spread giãn hẳn ra 20 pips khiến lệnh chưa stoploss nhưng vẫn âm tiền tương ứng 20 pips.

Lợi ích của việc giao dịch sử dụng Variable Spread là gì?

Việc sử dụng Variable Spread loại bỏ Requotes; tức là bạn bị chuyển sang một mức giá vào lệnh mới, điều gây ra bởi biến động phí spread. (bạn không được báo giá lại không có nghĩa là bạn không bị trượt giá)

Phí spread biến động còn cung cấp giá cả minh bạch theo sát với biến động thị trường, vì giá này được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thanh khoản khác nhau.

Nhược điểm của việc giao dịch sử dụng Fixed Spread là gì?

Tuy nhiên, phí spread biến động không phù hợp cho các Scalper. Phí giãn nở theo biến động có thể nuốt chửng lợi nhuận thu được từ các vị thế ngắn.

Phí spread biến động cũng không phù hợp với nhà giao dịch theo tin tức. Spread giãn mạnh có thể phá hủy lợi nhuận trong chớp mắt.

Vậy Variable Spread hay Fixed Spread sẽ tốt hơn?

Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu của nhà giao dịch. Mỗi nhóm trader sẽ đưa ra câu trả lời khác nhau. Nhà giao dịch có tài khoản nhỏ và giao dịch không thường xuyên sẽ lựa chọn Fixed Spread.

Các nhà giao dịch có vốn hóa lớn giao dịch trong khung thời gian cao điểm sẽ lựa chọn Variable Spread. Các scalper giao dịch nhanh và không muốn bị báo giá lại sẽ chọn Variable Spread.

Chi phí và tính toán spread

Bạn đã nắm rõ khái niệm và cách loại Spread thì điều tiếp theo bạn nên quan tâm đến một việc. Làm thế nào spread liên quan đến chi phí giao dịch thực tế. Nó khá dễ tính toán và điều bạn cần gồm 2 điều:

  • Giá trị mỗi pip
  • Khối lượng lot giao dịch.
1604039360591.png

Bạn có thể mua EUR/USD tại giá 1.3562 và bán tại giá 1.35626. Điều này có nghĩa nếu bạn mua EUR/USD thì ngay lập tức bạn sẽ lỗ 1.4 pips.

Tổng chi phí này được tính bằng cách nhân chi phí mỗi pip cho khối lượng giao dịch. Vì vậy, nếu bạn giao dịch mini lot (10.000 đơn vị), giá trị trên mỗi pip có giá trị 1 đô la => chi phí giao dịch của bạn sẽ là 1,40 đô la để mở giao dịch này.

1604039415072.png

Chi phí này có tính tuyến tính. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần nhân chi phí mỗi pip với số lượng lot bạn đang giao dịch. Nếu bạn gia tăng khối lượng giao dịch thì đồng nghĩa chi phí giao dịch sẽ tăng. Ví dụ: nếu mức chênh lệch là 1,4 pips và bạn đang giao dịch 5 mini lot, thì chi phí giao dịch của bạn là 7,00 đô la.

Tổng kết

Qua bài học này, bạn đã có thể xem xét và so sánh các Forex Broker với nhau để chọn ra “con tàu” phù hợp nhất. Tới đây bạn đã hoàn thành Level 1 của chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản. Hẹn gặp lại các bạn tại Level 2 với các dạng phân tích thị trường và một số phương pháp, chỉ báo phổ biến.

Theo dõi để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#