Level 2
[Cơ bản] [Level 2] Bài 1: Thị trường ngoại hối và các cách phân tích
#
Marketing
14 phút đọc
21/10/2022
139
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường ngoại hối đầy rủi ro này. Các phần trước chúng tôi đã nêu ra những điều cần thiết để bắt đầu giao dịch.

Tiếp nối trong chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, Level 2 mở đầu cho các phương pháp giao dịch phổ biến. Và đây cũng là nội dung trong tâm của cả khóa học. Bài học đầu tiên sẽ khái quát các dạng phân tích thị trường ngoại hối. Bài học này là tiên quyết để bạn đi vào phân tích khi giao dịch trong tương lai.

3 dạng phân tích thị trường ngoại hối

Phân tích thị trường Forex

Có 3 phương pháp phân tích thị trường ngoại hối bao gồm:

  • Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)
  • Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)
  • Phân tích tâm lý (Sentiment Analysis)

Cho đến nay vẫn còn rất nhiều cuộc tranh cãi xem phương pháp nào mới tối ưu. Mỗi người mỗi một tư duy nên mỗi người sẽ chọn một hoặc kết hợp để cho ra phương pháp đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Bạn cần hiểu cả 3 phương pháp để chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Cái ghế 3 chân mới vững vàng không nên khuyết đi bất kì chân nào vì nếu không thua lỗ sẽ tìm đến bạn.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu chuyển động và hành vi giá của từng thị trường ngoại hối. Trên lý thuyết, đây là phương pháp nghiên cứu các biến động giá quá khứ, từ đó xác định xu hướng giá hiện tại, nhằm dự đoán chuyển động giá ở thì tương lai.

Những người nghiên cứu phân tích kỹ thuật được gọi là nhà phân tích kỹ thuật. Những nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật được gọi là nhà giao dịch ứng dụng phân tích kỹ thuật.

Cốt lõi của phân tích kỹ thuật chính là tất cả các thông tin thị trường ngoại hối đều phản ánh trên giá cả. Hiểu đơn giản có nghĩa là tất cả thông tin kinh tế đều phản ánh lên giá đang diễn biến của thị trường ngoại hối. Nếu giá cả đã phản ánh tất cả thông tin thì nhà giao dịch chỉ cần quan sát hành vi giá là đủ.

Hãy xem xét lại câu ngạn ngữ cổ “Lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó“. Đó là tất cả nền tảng của phân tích kỹ thuật! Nếu một mức giá tạo cản kháng cự hỗ trợ trong quá khứ thì trong tương lai nó vẫn sẽ phản ứng trở lại với các cản đó.

Việc của phân tích kỹ thuật là sử dụng các mô hình giá quá khứ để áp dụng vào diễn biến giá hiện tại nhằm xác định xu hướng giao dịch tương lai.

 
1604047553969.png
Mức giá trong quá khứ phản ứng với 2 cản quá khứ​

Vậy làm sao để nghiên cứu mức giá cũ? Điều bạn cần duy nhất là một biểu đồ. Quan sát biểu đồ như một thói quen cuộc sống. Phân tích biểu đồ trở thành hơi thở mỗi ngày không thể thiếu.Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ vì chúng là cách dễ nhất để trực quan hóa dữ liệu lịch sử!

Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật tập trung vào biểu đồ và xu hướng giá. Trong khi đó, phân tích cơ bản trong thị trường ngoại hối tập trung vào các dữ liệu kinh tế và chính trị để dự đoán biến động giá.

Tiền tệ cũng chỉ là một loại hàng hóa. Như bao loại hàng hóa khác, tiền tệ vẫn sẽ có cung cầu. Các dữ liệu phản ánh cán cân cung cầu từ đó, phân tích cơ bản tận dụng sự thiên lệch cung cầu để xác định xu hướng vận động của giá trong thị trường ngoại hối tương lai.

Từ thiên lệch cung cầu suy ra xu hướng rất dễ dàng, thế nhưng điều khó khăn là hiểu rõ các dữ liệu kinh tế như tỉ lệ thất nghiệp, bảng lương phi nông nghiệp, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tác động đến sự vận hành của nền kinh tế nói chung.

Ý tưởng đằng sau loại phân tích này là nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia tốt, tiền tệ của họ sẽ tăng trưởng.

1604049048525.png

Nền kinh tế Mỹ phát triển đồng nghĩa đồng tiền USD cũng sẽ tăng nhu cầu mua để trao đổi hàng hóa. Điều này làm gia tăng mức cầu, khuyến khích nhà giao dịch long USD.

Các ngân hàng trung ương chi phối đồng tiền thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa, đặc biệt nhất chính là chính sách lãi suất. Lãi suất chi phối giá trị của đồng tiền cơ sở.

1604049090470.png

Các bài học tiếp theo sẽ dần lí giải các chỉ số kinh tế tác động thế nào và nên phản ứng ra sao vào việc lý giải xu hướng thị trường ngoại hối. Bạn sẽ hiểu về quyền lực của các thống đốc ngân hàng, cuộc chiến tiền tệ giữa các nước, tỉ giá hối đoái phản ứng với dữ liệu kinh tế và nhiều điều bổ ích nữa.

Hiện tại, bạn chỉ cần nhớ phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tiềm năng cũng như hạn chế của nền kinh tế. Nó thông qua các dữ liệu kinh tế, chính trị nhằm dự đoán sự biến động tỉ giá hối đoái.

Phân tích tâm lý

Phân tích tâm lý thường dùng để đánh giá cảm quan từ các nhà giao dịch khác đối với một đồng tiền cụ thể.

1604049216076.png

Ở các phần trước, chúng tôi đã nêu lên cốt lõi của phân tích kỹ thuật là tất cả thông tin thị trường ngoại hối đều phản ánh vào hành vi giá. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối vốn không đơn giản như vậy.

Thị trường ngoại hối không chỉ đơn giản phản ánh tất cả thông tin kinh tế vì tất cả các nhà giao dịch đều phản ứng theo một chiều. Mỗi nhà giao dịch một phương pháp một tâm lý, chính điều đó cấu thành nên một thị trường độc đáo.

Vì lẽ trên, phân tích tâm lý thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng. Nó giúp ta thấu hiểu tâm lý của các nhà giao dịch từ đó sáng tỏ tâm lý của Mr. Market.

Thị trường ngoại hối cũng có điểm tương đồng với Facebook – một mạng lưới mạng xã hội phức hợp gồm nhiều cá nhân gây nhiễu loạn đường giá. Thị trường ngoại hối gồm nhiều cá nhân tham gia từ George Soros cho đến cả một người bán hàng ở Vinmart, cùng nhau liên tục đánh giá, cảm nhận thị trường.

Mỗi suy nghĩ và ý kiến về thị trường ngoại hối được thể hiện thành vị thế giao dịch từ đó, hình thành nên tâm lý chung của thị trường phản ứng với dữ liệu kinh tế – chính trị.

Nếu bạn suy luận về thị trường mạnh mẽ nhưng lại đi ngược với tâm lý chung thì bạn vẫn nhận thua lỗ. Không một ai có đủ khả năng nghịch đảo đường giá. Bạn nên đánh giá tâm lý thị trường ngoại hối theo hướng tăng hay giảm.

Sau đó, bạn có thể quyết định cách bạn muốn kết hợp nhận thức về tâm lý thị trường ngoại hối vào chiến lược giao dịch.

1604049269626.png

Phân tích tâm lý đóng vai trò như một chỉ số đối lập. Ví dụ: Tất cả bạn bè của bạn đều hô hào mua EUR/USD thì có lẽ bạn nên suy nghĩ về xu hướng short.

Tại sao lại vậy? Vì thống kê 70-80% nhà giao dịch bị xoáy vào xu hướng sai của thị trường ngoại hối. Chính vì vậy mua EUR/USD có thể là phương án sai. Việc chọn xu hướng ngược lại đáng để bạn tham khảo. Phân tích tâm lý nên xuất hiện trong hệ thống phân tích của bạn.

Các bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn sáng tỏ tâm trí như một Jedi khi phân tích thái độ của Mr Market.

Phương pháp phân tích nào là tốt nhất?

Đó là một câu hỏi triệu đô trong thị trường ngoại hối. Mỗi một nhà giao dịch sẽ có kết quả câu trả lờikhác nhau. Phân tích kỹ thuật chú trọng vào biểu đồ và mô hình giá, trong khi đó, phân tích cơ bản tập trung vào kinh tế – chính trị.

Có rất nhiều ý kiến khi người của trường phái này bài xích trường phái kia nhưng các trường phái khác nhau đều bổ trợ cho nhau. Dữ liệu kinh tế tác động lên giá cả tạo ra xu hướng. Xu hướng giá tác động đến các ngân hàng trung ương chỉnh sửa các chính sách tiền tệ tạo nên dữ liệu kinh tế mới.

Vòng lặp diễn ra liên tục. Xu hướng giá ảnh hưởng đến các yếu tố cơ bản giống như các yếu tố cơ bản ảnh hưởng ngược đến giá cả. Quan trọng là ở bản thân nhà giao dịch sử dụng và kết hợp sao cho phù hợp với cá nhân nhất.

Tóm lại, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về biến động giá tiền tệ trên các biểu đồ trong khi phân tích cơ bản xem xét cách thức nền kinh tế của đất nước đang vận hành. Phân tích cảm tính sẽ xác định xem thị trường ngoại hối biến thiên với triển vọng hiện tại hoặc tương lai.

Các yếu tố cơ bản hình thành nên cảm tính, trong khi phân tích kỹ thuật giúp chúng ta hình dung ra tâm lý đó và áp dụng một khuôn mẫu để tạo ra các kế hoạch giao dịch. Chiếc ghế 3 chân chỉ có thể ngồi được khi có đủ 3 chân. Bất kì 1 chân khuyết đi sẽ không cấu thành nên đường giá.

1604050059540.png

Bạn không tin ư? Nếu vậy hãy xem xét ví dụ dưới đây:

Bạn quan sát biểu đồ và tìm ra cơ hội giao dịch. Tín hiệu GBP/USD, một cặp có biên độ giá rộng đồng nghĩa lợi nhuận sẽ tăng và bạn tiến hành long cặp GBP/USD với niềm tin mạnh mẽ. Bạn chụp ảnh MT4 rồi post lên Facebook. Đời không như mơ, giá đi xuống 100 pips.

Bạn nghe rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Anh và EU bắt đầu diễn ra. Bạn nhận ra rằng tranh chấp lãnh thổ khiến hàng hóa không trao đổi suôn sẻ khiến kinh tế Anh sa sút. Tâm lý thị trường ngoại hối trở nên tiêu cực và không một ai muốn long GBPUSD.

Bạn nhận ngay 1 stoploss. Bạn điên tiết đạp phá máy tính hay mắng chửi sai lầm. Bạn đã thua lỗ vì vừa bỏ qua phân tích cơ bản và tâm lý thị trường.

Đây là một kinh nghiệm mà bản thân người viết từng chứng kiến từ một nhà giao dịch khác. Điều bạn nhận ra ở đây: Đừng chỉ dựa vào chỉ 1 phương pháp phân tích. Hãy học cách cân bằng các trường phái.

Chúng ta sẽ tiếp tục đi đâu từ đây? Đến đây, bạn đã hoàn thành nền tảng của thị trường ngoại hối. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm quen với phân tích kỹ thuật. Các công cụ bao gồm kháng cự hỗ trợ, nến Nhật, đường trung bình động và MACD.

1604050620254.png

Tại các bài học Level cao hơn và chuyên mục Nâng cao, bạn sẽ đi sâu hơn vào nghiên cứu công cụ giao dịch. Các công cụ bao gồm Pivot Points, phân kỳ hội tụ, Heikin Ashi, lý thuyết sóng Elliott và các mẫu hình giá.

Cuối cùng trong chuyên mục nâng cao, bạn sẽ được làm quen với phân tích cơ bản và phân tích tâm lý. Tại sao chúng tôi lại giới thiệu phân tích cơ bản và phân tích tâm lý cùng lúc sau này?

Lúc đó bạn đã có một nền tảng vững chắc sau thời gian say mê với thị trường ngoại hối. Do cả 2 phương pháp có điểm tương đồng và khó vạch ra 1 giới hạn ngăn cách cho nên, kinh nghiệm thực tiễn sau một thời gian sẽ hữu ích cho bạn.

Biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

Để nghiên cứu đường giá của bất kì một cặp tiền tệ nào trong thị trường ngoại hối, điều tiên quyết bạn cần là biểu đồ giá.

1604051857672.png

Biểu đồ được cấu thành từ dữ liệu giá trên các khung thời gian, chính vì vậy biểu đồ có thể được chia thành nhiều khung như M5, M15, H1, H4, Day. Biểu đồ là đại diện trực quan cho giá cặp tiền. Giá cả biến động có tính ngẫu nhiên, vì vậy nhà giao dịch chuyên nghiệp đề cao quản lý rủi ro và đánh giá xác suất.

Trên biểu đồ gồm trục y (trục dọc) biểu thị giá và trục x (trục ngang) biểu thị khung thời gian. Giá được đọc từ trái sang phải. Trước đây biểu đồ được vẽ bằng tay. Ngày nay nhờ Bill Gates và Steve Jobs cách mạng máy tính cho nên, biểu đồ đã được vẽ bằng máy.

Biểu đồ biểu hiện điều gì?

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cung cầu trong thị trường ngoại hối. Biểu đồ tổng hợp mọi vị thế mua bán dẫn đến sự thay đổi giá. Trader quan sát biểu đồ nhằm xác định kì vọng giá tương lai.

Biểu đồ thể hiện hành động của hàng triệu nhà giao dịch khác nhau.Dù là giao dịch của quỹ tương hỗ, ngân hàng thương mại hay nhà giao dịch nhỏ cũng sẽ biểu hiện thành giá trên biểu đồ.

Các loại biểu đồ

Chúng ta có 3 loại biểu đồ thông dụng nhất:

  • Biểu đồ đường
  • Biểu đồ cột
  • Biểu đồ nến
Các biểu đồ phân tích kỹ thuật

Biểu đồ đường (Line Charts)

Biểu đồ đường vẽ đường nối từ giá đóng cửa trước tới giá đóng cửa kế tiếp. Đường thẳng nối các giá đóng cửa thể hiện biến động giá chung của cặp tiền.

Biểu đồ đường rất đơn giản, trực quan và dễ sử dụng nhưng lại có điểm yếu là không thể hiện rõ các hành vi giá trong từng khung thời gian.

1604052228568.png

Biểu đồ này cho thấy xu hướng rõ nhất thông qua độ dốc đường thẳng. Do chỉ thể hiện giá đóng cửa nên biến động giá trong một phiên giao dịch bị bỏ qua.

Biểu đồ cột (Bar Charts)

Biểu đồ dạng cột bao gồm 4 thành phần: Giá mở cửa (open), giá đóng cửa (close), giá cao nhất (high) và giá thấp nhất (low). Chính vì vậy, biểu đồ cột còn có tên biểu đồ OHLC.

 

1604052258116.png

1604052277303.png

Biểu đồ cột phản ánh biến động giá từng phiên. Chiều cao cột cho biết phạm vi giao dịch trong 1 phiên. Mỗi một cột đại diện cho một phiên riêng biệt theo từng khung thời gian.

Biểu đồ nến (Candlestick Charts)

Đây là một biến thể của biểu đồ cột.

1604052295361.png

Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa.

Tùy theo màu sắc thân nến mà xác định giá đóng cửa cao hơn giá mở hoặc giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Màu sắc giao dịch của nến có thể điều chỉnh trên MT4 hoặc tradingview.

Một số chọn 2 màu xanh đỏ như hình dưới:

1604052312222.png

Biểu đồ nến thể hiện trực quan các yếu tố của biểu đồ cột.

1604052322384.png

Những lợi thế của biểu đồ nến:

  • Dễ làm quen với những người bắt đầu đọc biểu đồ.
  • Dễ sử dụng! Mắt bạn dễ thích ứng với biểu đồ nến.
  • Các mô hình nến và các loại nến dễ nhận biết
  • Nến rất tốt trong việc xác định thời điểm thị trường đảo chiều.

Ngoài ra còn nhiều loại biểu đồ khác. Mỗi biểu đồ có điểm mạnh yếu riêng và cách thể hiện riêng. Tuy nhiên, với tư cách là người mới bắt đầu, bạn hãy làm quen với 3 dạng biểu đồ trên trước. Hãy đơn giản hóa mọi thứ khi bạn bắt đầu đọc biểu đồ giá.

Bài học tiếp theo: Phân tích kỹ thuật. Đừng quên theo dõi để cập nhật bài học và tin tức thị trường ngoại hối mới nhất!
forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#