Level 2
[Cơ bản] [Level 2] Bài 6: Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong Forex
#
Marketing
30 phút đọc
21/10/2022
42
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Tiếp nối chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, Level 2 sẽ mô tả các phương pháp giao dịch phổ biến.

Bạn đã tiếp cận một số phương pháp Phân tích kỹ thuật cơ bản. Giờ là lúc tìm hiểu về các chỉ báo kỹ thuật phổ biến, mà nhiều nhà giao dịch đã sử dụng vì sự hữu ích của chúng. Bài học này sẽ giúp kho công cụ của bạn trở nên phong phú và đa dạng. Đây cũng là một bài học dài. Tuy vậy, đừng vội nản chí, bạn sẽ kết thúc Level 2 của lớp cơ bản sau bài học này, cố lên nhé!

Chỉ báo kỹ thuật Bollinger Bands

Trong khuôn khổ bài học, chúng tôi sẽ giới thiệu đến chỉ báo kỹ thuật: Bolliger Bands.

Bollinger Bands là gì?

Công cụ này được đặt tên theo người sáng tạo – John Bollinger. Ông phát triển chỉ báo kỹ thuật này vào những năm 80 của thế kỉ 20 dùng để đo lường biến động thị trường và xác định các mức quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold).

Cơ bản thì chỉ báo kỹ thuật này xác định khi thị trường ồn ào hoặc thị trường đang sóng yên biển lặng. Khi thị trường sóng yên biển lặng, dải biên nằm gần nhau. Ngược lại, thị trường vào giai đoạn biến động, dải biên sẽ mở rộng và cách xa nhau.

1604317815282.png

Bolliger Bands (BB) phản ánh theo mức giá của biểu đồ. Các dải biên biến động theo giá và bám sát khung thời gian thực. Các dải biên điều chỉnh tự động theo điều kiện thị trường.

Cấu trúc Bolliger Bands như thế nào?

Chỉ báo kỹ thuật này có cấu tạo gồm 3 dải:

  • Upper Band: Dải biên trên
  • Middle Line: Đường trung bình động
  • Lower Band: Dải biên dưới
Cấu trúc chỉ báo kỹ thuật Bollinger Bands

Moving Average: là đường trung bình động sử dụng mặc định 20 phiên hoặc SMA (20). Số phiên này là số phiên thông thường mà đa số nhà giao dịch sử dụng; dĩ nhiên bạn có thể tùy chỉnh theo cá nhân.

Dải biên trên và dưới, theo mặc định, biểu thị độ lệch chuẩn của giá. Độ lệch chuẩn hiện tại là 2.0. Chu kì 20 ngày và độ lệch chuẩn 2.0 phù hợp với hầu hết các thị trường. Việc thay đổi chu kì sẽ kéo theo độ lệch chuẩn biến đổi theo.

Nếu giảm chu kì đi 10 ngày thì độ lệch chuẩn sẽ còn 1.9. Nếu tăng chu kì lên 50 ngày thì độ lệch chuẩn tăng lên 2.1. Thực tế ngay cả ông John Bolliger cũng ưu tiên sử dụng 20 phiên và nó chứng minh phù hợp sau hơn vài chục năm ứng dụng.

The Bollinger Bounce

1604317843965.png

Bạn hãy tưởng tượng trò chơi bật nhảy. Bạn bật lên và rơi xuống liên tục. Giá dao động giữa 2 biên trên và biên dưới có xu hướng xoay quanh đường Middle Line.

1604317851979.png

Bạn thấy được giá di chuyển như lý thuyết trên. Giá chạm dải biên trên rồi có xu hướng quay về đường middle line. Lý do cho việc này vì các dải biên này chính là các mức kháng cự/hỗ trợ động. Mức stoploss sẽ nằm trên mức kháng cự / hỗ trợ cũ. Khung thời gian càng dài thì mức kháng cự/hỗ trợ càng mạnh.

Khi thị trường sideway thì nhiều nhà giao dịch tận dụng dải biên như điểm vào lệnh cho giá xoay chiều. Phương pháp giao dịch phù hợp khi giá không có xu hướng rõ ràng. Không vào lệnh khi giá chạm vào dải biên mà chỉ vào lệnh khi giá đóng cửa trong BB. Không thực hiện giao dịch khi BB mở rộng tạo thành xu hướng.

Vậy nếu thị trường bắt đầu có xu hướng thì giao dịch như thế nào?

Bollinger Squeeze

Đây là hiện tượng 2 dải biên mở rộng sau khi trải qua một giai đoạn tích lũy. Nếu nến phá Upperband thì sẽ tiếp tục tăng và nến phá Lowerband thì sẽ tiếp tục giảm.

Giá tích lũy lâu đồng nghĩa với sẽ có cú bứt phá ở tương lai. Giá bắt đầu thoát khỏi vùng tích lũy và phá trend. Sau đó vẫn sẽ đảo chiều quay lại middle line. Đây là lúc thực hiện giao dịch và chỉ giao dịch khi có dấu hiệu đảo chiều rõ ràng, tuyệt đối không giao dịch khi giá chỉ chạm dải biên.

Mức stoploss sẽ nằm trên mức kháng cự / hỗ trợ cũ.

1604317869070.png

Việc tìm dấu hiệu đảo chiều phù hợp ở khung M15. Khung nhỏ giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu đảo chiều nhanh nhất để tiến hành giao dịch. Chiến lược này không diễn ra thường xuyên. Ngày nay, các nhà giao dịch trên thế giới đã phát triển thành nhiều chiến lược giao dịch đa dạng nhưng 2 chiến lược trên là chủ yếu nhất.

Bạn có thể nghiên cứu và tùy chỉnh các thông số nhằm tạo ra chiến lược phù hợp với bản thân.

Chỉ báo kỹ thuật Kênh Keltner

Chỉ báo kỹ thuật này lần đầu tiên được giới thiệu bởi một nhà giao dịch sản phẩm ngũ cốc tên Chester Keltner vào năm 1960 trong cuốn sách, How To Make Money in Commodities (Làm thế nào để kiếm tiền trên thị trường hàng hóa).

Một phiên bản sửa đổi được phát triển bởi Linda Raschke vào những năm 1980. Phiên bản kênh Keltner của Linda được sử dụng rộng rãi và phổ biến như dãy Bollinger Bands với 3 đường.

Điểm khác biệt của chỉ báo kỹ thuật này là đường trung bình di chuyển theo hàm mũ 20 phiên (EMA20) và 2 đường biên dựa trên Khoảng dao động thực tế trung bình (ATR). Tương tự như BB, công cụ này thuộc nhóm lagging indicator, chỉ báo kỹ thuật thể hiện phạm vi giá.

Kênh Keltner giúp xác định xác định mức quá mua và mức quá bán so với mức trung bình, đặc biệt là khi thị trường đi ngang.

Chỉ báo kỹ thuật này sử dụng ATR cộng vào đường trung tâm giúp gia tăng tính ổn định của độ rộng kênh, đồng thời tăng tính trực quan khi quan sát các mức kháng cự / hỗ trợ. Điều này lý giải việc nhiều nhà giao dịch chọn kênh Keltner.

Cách giao dịch Forex bằng kênh Keltner

Đường kênh trên đóng vai trò như mức kháng cự và đường kênh dưới đóng vai trò như mức hỗ trợ.

Có thể sử dụng chỉ báo kỹ thuật này như mức kháng cự hỗ trợ động. Thông số được cài đặt phổ biến hiện nay là 2xATR (10) cho 2 biên trên và biên dưới cùng với EMA (20) cho đường giữa. Đường giữa đóng vai trò như mức pullback cho xu hướng tiếp diễn.

1604318047137.png

Khi Downtrend, hành vi giá diễn ra ở giữa đường kênh dưới và đường giữa. Middleline đóng vai trò như kháng cự và đường dưới đóng vai trò mốc hỗ trợ.

 

1604318057756.png

Khi Uptrend, hành vi giá diễn ra ở giữa đường kênh trên và đường giữa. Middleline đóng vai trò như hỗ trợ và đường kênh trên đóng vai trò mốc kháng cự.

Giao dịch breakout bằng kênh Keltner

Ý tưởng tương tự như việc giá phá cản kháng cự hỗ trợ. Nếu giá phá vỡ đường kênh trên thì giá sẽ tiếp tục gia tăng. Vào lệnh buy tại đường Middleline khi có hành vi giá. Stoploss dưới vùng hỗ trợ.

1604318071744.png

Nếu giá phá vỡ đường kênh dưới thì giá sẽ tiếp tục giảm. Vào lệnh sell tại đường Middleline khi có hành vi giá. Stoploss trên vùng kháng cự.

1604318093557.png

Chỉ báo kỹ thuật MACD

MACD là gì? Đó là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình động hội tụ/phân kỳ).

  • MA: Moving Average – Trung bình động.
  • C: Convergence – Hội tụ.
  • D: Divergence – Phân kỳ.

Chỉ báo kỹ thuật này được sử dụng để xác định các mức biến đổi trung bình cho thấy một xu hướng mới, có thể là xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng.

1604318205101.png

Biểu đồ chỉ báo kỹ thuật này có 3 thông số bạn cần quan tâm:

  • Fast EMA hiển thị 12, biểu thị trung bình giá 12 phiên.
  • Slow EMA hiển thị 26, biểu thị trung bình giá 26 phiên.
  • MACD SMA hiển thị 9, biểu thị sự chênh lệch của hai giá trị trung bình trong 9 phiên trước đó, được vẽ bằng các đường thẳng đứng (dạng biểu đồ cột).

Hai đường thẳng không biểu thị trung bình động của giá. Thay vào đó, chúng là đường trung bình động của sự khác biệt giữa 2 đường trung bình động. Ví dụ, đường trung bình di chuyển nhanh hơn là đường trung bình biến đổi của mức chênh lệch giữa đường trung bình 12 và 26.

Histogarm dưới dạng biểu đồ cột chỉ ra mức biến đổi nhanh hoặc chậm. Khi 2 đường trung bình di chuyển tách nhau thì cột tương ứng sẽ cao lên và ngược lại. Nếu 2 đường MA tách xa nhau thì histogram sẽ lớn hơn. Đây được gọi là phân kì bởi vì đường MA nhanh hơn tách ra so với MA chậm hơn.

1604318245742.png

Nếu 2 đường MA tiến lại gần nhau thì histogarm sẽ nhỏ lại. Đây gọi là hội tụ vì 2 đường MA tụ lại gần nhau.

1604318256429.png

Đó chính là Sự hội tụ phân kỳ của đường trung bình động – Moving Average Convergence Divergence (MACD).

Cách giao dịch với MACD

Hai đường MA có tốc độ nhanh chậm khác nhau, dẫn đến phát sinh độ trễ nhất định. Khi xu hướng bắt đầu thì đường nhanh sẽ phản ứng trước và giao cắt với đường chậm hơn. Hiện tượng phân kỳ diễn ra, histogram lớn dần và xu thế mới hình thành.

1604318282566.png

Quan sát biểu đồ, bạn dễ dàng nhận ra khi xu hướng giảm bắt đầu, MA nhanh hơn cắt qua MA chậm tạo phân kì và histogram dần tăng xác định xu thế giảm diễn ra. Khi giao cắt xuất hiện thì histogram tại đó là 0. Vì hiệu số giữa 2 đường MA lúc này là 0.

1604318296258.png

Biểu đồ USD/JPY khung H4, tại nơi MACD giao cắt có histogram bằng 0. Tín hiệu phân kì tại đây cho biết xu hướng giảm sắp đảo chiều sang tăng. Sau đó USDJPY tăng giá. Điểm yếu của MACD là chỉ báo chậm sau giá và nó cũng chỉ là bình quân giá. MACD đang là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.

Chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR

Các phần trước đã mang đến cho bạn các công cụ tập trung vào điểm bắt đầu xu hướng mới. Xu hướng bắt đầu rất quan trọng nhưng vẫn còn một vế còn lại mà nhà giao dịch nào cũng quan tâm, khi nào một xu hướng kết thúc?

1604318416621.png

Chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR (Stop And Reversal) giúp nhà giao dịch trả lời câu hỏi: khi nào xu hướng kết thúc. Công cụ này gồm nhiều dấu chấm hoặc các điểm trên biểu đồ biểu thị tiềm năng đảo chiều.

Ví dụ, các chấm thay đổi từ phía trên nến trong xu hướng giảm sang nằm dưới nến báo hiệu sự đảo chiều xu hướng thành tăng.

1604318424141.png

Cách giao dịch bằng cách sử dụng Parabol SAR

Các chấm ở dưới nến báo MUA và các chấm ở trên nến báo BÁN. Rất dễ dàng sử dụng. Chỉ báo kỹ thuật này là công cụ đơn giản bậc nhất vì nó công nhận thị trường chỉ có 2 hướng là tăng và giảm. Chính vì vậy, công cụ này phù hợp với giai đoạn thị trường có xu hướng mạnh.

Thị trường sideway chính là những thời điểm chết người với công cụ này.

Cách sử dụng Parabol SAR nhằm kết thúc giao dịch

PSAR còn có thể giúp bạn tham khảo xem có nên đóng lệnh hay không?

1604318443525.png

Ví dụ trên cho bạn thấy rằng khi xu hướng tăng trước đó đổi thành xu hướng giảm thì ngay nơi bắt đầu xu hướng giảm, 3 chấm phía trên nến là dấu hiệu báo hiệu chốt lợi nhuận của lệnh buy trước đó. Tương tự khi cuối xu hướng giảm các chấm đổi chiều sang dưới nến, 3 chấm xuất hiện chính là thời điểm chốt lợi nhuận của lệnh bán trước đó.

Chỉ báo kỹ thuật Stochastic

Stochastic – ngắn gọn là Stoch là chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ trong việc xác định liệu xu hướng kết thúc hay chưa. Stoch hoạt động dựa trên lý thuyết:

  • Trong xu hướng tăng, giá vẫn sẽ bằng hoặc cao hơn giá đóng cửa trước đó.
  • Trong xu hướng giảm, giá vẫn sẽ bằng hoặc thấp hơn giá đóng cửa trước đó.

Về mặt định nghĩa, Stoch là công cụ đo động lượng giá dao động giữa 2 cực quá bán và quá mua. Chỉ báo kỹ thuật này có điểm tương đồng với MACD ở chỗ gồm 1 đường nhanh và 1 đường chậm hơn.

1604318696371.png

Cách giao dịch với Stochastic

Stoch được chia tỉ lệ từ 0 – 100. Khi Stoch trên 80, thị trường rơi vào trạng thái quá mua. Khi Stoch dưới 20, thị trường rơi vào trạng thái quá bán.

1604318762831.png
Khi giá quá mua và sau đó bắt đầu pha giảm

 

1604318777734.png
Khi giá quá bán và sau đó bắt đầu pha tăng​

Logic thông thường khi thị trường quá bán thì chuẩn bị lệnh mua và khi thị trường quá mua thì chuẩn bị lệnh bán. Điểm chết người của tư duy này chính là Stochastic có thể duy trì trên 80 hoặc dưới 20 trong thời gian dài, chính vì vậy bạn chỉ nên giao dịch khi các dấu hiệu đã rõ ràng chứ không nên mù quáng máy móc dưới 20 là mua hay trên 80 là bán.

Nhiều nhà giao dịch khác xác định trạng thái quá bán hoặc quá mua thông qua công cụ Stoch nhằm đưa ra quyết định chốt lợi nhuận của lệnh. Vậy tôi nên chọn phương án nào? Chỉ có bạn trả lời được câu hỏi này sau thời gian thực tiễn với thị trường, bạn sẽ tìm ra phương án phù hợp nhất với bản thân.

Chỉ báo kỹ thuật RSI

Chỉ báo kỹ thuật RSI hoặc Relative Strength Index (chỉ số sức mạnh tương đối) được phát triển bởi J. Welles Wilder. RSI được sử dụng để đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá. Chỉ báo kỹ thuật này tương đồng với Stochastic ở chỗ xác định trạng thái quá mua hoặc quá bán của thị trường.

RSI cũng được chia từ 0-100. Mức dưới 30 báo hiệu thị trường quá bán và có khả năng suy yếu xu thế giảm. Mức trên 70 báo hiệu thị trường quá bán và có khả năng suy yếu xu thế tăng.

1604319915730.png

Thị trường có khả năng tạo đỉnh (TOPS) khi chỉ báo kỹ thuật này vượt ngưỡng 70 hoặc tạo đáy (BOTTOMS) khi chỉ báo RSI vượt ngưỡng 30. Bên cạnh việc xác định quá bán hoặc quá mua, nhiều nhà giao dịch quan tâm đến các đường chéo trung tâm.

RSI cắt lên qua mốc 50 di chuyển về mốc 70 cho thấy xu hướng tăng. RSI cắt xuống qua mốc 50 di chuyển về mốc 30 cho thấy xu hướng giảm.

Cách giao dịch bằng RSI

Chỉ báo kỹ thuật này có thể được sử dụng như Stochastic. Có thể dùng nó để tìm đáy hoặc đỉnh tiềm năng dựa trên tình trạng quá bán hoặc quá mua của thị trường

1604319943197.png

Biểu đồ EUR/USD trên cho thấy giá quá bán và khuyến khích nhà giao dịch chuẩn bị vị thế mua. Sau đó giá đổi chiều sang xu thế tăng.​

Xác định xu hướng bằng RSI

RSI còn được dùng như công cụ xác nhận sự hình thành xu hướng. Nếu bạn kì vọng uptrend thì hãy chắc chắn RSI cắt lên qua mức 50. Nếu bạn kì vọng downtrend thì hãy chắc chắn RSI cắt xuống dưới mức 50.

1604319960137.png
Uptrend
1604319968242.png
Downtrend

Việc xác định chỉ báo kỹ thuật RSI so với mốc 50 giúp nhà giao dịch tránh được các tín hiệu sai lầm về xu hướng.

Chỉ báo kỹ thuật Williams %R

Williams Percent Range, còn được gọi là Williams %Rlà một chỉ báo kỹ thuật động lượng thể hiện tương quan giữa giá đóng cửa với giá cao nhất và thấp nhất của 1 phiên giao dịch. Tương tự như Stochastic, Williams %R nói cho bạn thời điểm thị trường quá mua hoặc quá bán.
Williams %R cũng giúp đo lường độ mạnh của xu hướng hiện tại. %R sử dụng các mức cực trị (-20;-80) cho tín hiệu.

Cách giao dịch bằng Williams %R

Cả 2 chỉ báo kỹ thuật Stochastic và Williams %R đều dùng chung một công thức tính toán vị trí của cặp tiền tệ. Điểm khác biệt là Stochastic sử dụng mức giá thấp nhất trong một phiên còn %R sử dụng mức giá cao nhất để xác định vị trí giá đóng cửa. Đối với Williams %R trên -20 là quá bán và dưới -80 là quá mua.
1604320194013.png

Giá quá mua có nghĩa giá gần mức cao của biên độ gần đây. Giá quá bán có nghĩa giá gần mức thấp của biên độ gần đây.

Xác định độ mạnh xu hướng bằng %R

Độ nhạy của chỉ báo kỹ thuật này đối với biến động giá hữu ích trong việc xác định độ mạnh của xu hướng tăng hay giảm. Nếu xu hướng có mức %R đạt quá bán thì có nghĩa sức bán giảm. Ngược lại, nếu xu hướng có mức %R đạt quá mua thì có nghĩa sức mua giảm.

1604320209258.png

Ở ví dụ này, ta thấy sức bán giảm khi %R đạt mức quá bán và chuyển sang xu thế tăng. Ở cuối pha tăng trưởng, %R đạt quá mua và giá bắt đầu đảo chiều thành xu hướng giảm.

Chỉ báo kỹ thuật ADX

Average Directional Indexhay còn được viết tắt là ADX là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến dùng để đánh giá độ mạnh của xu hướng. ADX dao động từ 0 đến 100. Chỉ số dưới 20 biểu thị cho một xu hướng yếu và chỉ số trên 50 biểu thị cho một xu hướng mạnh.

Không như Stochastic, chỉ báo kỹ thuật này KHÔNG xác định xu hướng mua bán. ADX chỉ đơn thuần đo lường độ mạnh của xu hướng hiện tại. Do đó, ADX thường được sử dụng để xác định xu hướng có tiếp diễn hay bắt đầu một xu hướng mới hay không.

Cách sử dụng ADX

1604320796040.png

ADX đã ở mức dưới 20 từ tháng 6-tháng 8 ở ví dụ trên trùng với giai đoạn thị trường sideway, xu hướng giá không rõ ràng. Sau đó, ADX bắt đầu tăng mạnh về mức 50 chứng tỏ xu hướng mạnh cùng với giá giảm 600 pips. 600 pips chính là một con số rất lớn và chúc mừng nếu bạn đặt lệnh bán.

1604320802272.png

Tương tự với thị trường tăng trưởng. ADX < 20 trùng với vùng sideway tích lũy trước khi ADX tăng về mức 50 trong xu thế tăng sau đó.

ADX không trả lời câu hỏi có nên mua hoặc bán mà trả lời cho câu hỏi, liệu có ổn không khi nhảy vào một xu hướng đang diễn ra hay không? ADX giảm dưới mức 50, điều đó có nghĩa xu hướng yếu đi và nên nghĩ đến việc chốt lợi nhuận.

Cách giao dịch bằng ADX

Giao dịch theo ADX là một dạng giao dịch break out, tức có nghĩa chờ cho việc phá đỉnh hoặc đáy xảy ra trước rồi mới đưa ra quyết định mua bán. ADX giúp nhà giao dịch dự đoán giá có tiếp tục tiếp diễn xu hướng. ADX thường được kết hợp với chỉ báo kỹ thuật khác. Loại chỉ báo cung cấp tín hiệu mua bán.

ADX cũng có thể được dùng như một tín hiệu báo hiệu điểm chốt lợi nhuận. ADX giảm xuống dưới 50 báo hiệu xu thế hiện tại yếu đi và sắp bước vào giai đoạn sideway. Nhà giao dịch nên thoát vị thế nhằm bảo toàn lợi nhuận.

Chỉ báo kỹ thuật Ichimoku Kinko Hyo

Ichimoku Kinko Hyo là gì?

Nghe như bạn đang ở lễ hội văn hóa hoặc một trang manga Nhật chứ không phải học viện Fx. Ichimoku Kinko Hyo là một chỉ báo kỹ thuật đánh giá động lượng cũng như các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ tương lai. Thật tiện lợi 3 trong 1 chỉ với một chỉ báo kỹ thuật. Nói nhỏ cho bạn, chỉ báo này được sử dụng ở các cặp tiền tệ có JPY.

Ichimoku Kinko Hyo được tổng hợp từ 3 yếu tố Ichimoku “cái nhìn thoáng qua”, Kinko “cân bằng” và Hyo “biểu đồ”. Tổng hợp lại có nghĩa “cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”.

1604320871611.png

Ichimoku bao gồm 2 đặc điểm mà bạn nên nhớ:

  • Ichimoku có thể sử dụng ở tất cả các khung thời gian cho bất kì thị trường nào.
  • Ichimoku có thể được dùng cho cả thị trường bò và gấu.

Vậy khi nào thì không thể dùng Ichimoku? Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng.

Ichimoku gồm các thông số:

  • Kijun Sen (đường màu xanh da trời) đóng vai trò là đường xu hướng, được tính toán bằng mức trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 26 phiên trước.
  • Tenkan Sen (đường màu đỏ): đóng vai trò đường tín hiệu, được tính toán bằng mức trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 9 phiên trước.
  • Chikou Span (đường xanh lá cây): đóng vai trò như đường trễ, đường giá hiện tại nhưng trễ đi 26 phiên.
  • Senkou Span: Đường Senkou thứ nhất được tính bằng mức trung bình của Tenkan và Kijun và làm nhanh 26 kỳ. Đường Senkou thứ 2 được tính bằng mức trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong 52 phiên và làm nhanh hơn 26 phiên phía trước.

Hai đường Senkou tạo thành đám mây Kumo.

1604320884875.png

Cách giao dịch bằng Ichimoku Kinko Hyo

Senkou

  • Nếu giá cao hơn đám mây Kumo, đường Senkou phía trên đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ thứ nhất và đường Senkou phía dưới đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ thứ 2.
  • Nếu giá thấp hơn đám mây Kumo, đường Senkou phía dưới đóng vai trò ngưỡng kháng cự thứ nhất và đường Senkou phía trên đóng vai trò ngưỡng kháng cự thứ 2.

Kijun Sen

  • Kijun Sen đóng vai trò như chỉ báo kỹ thuật về biến động giá tương lai.
  • Nếu giá cao hơn đường xanh, giá tiếp tục tăng cao hơn.
  • Nếu giá thấp hơn đường xanh, giá tiếp tục giảm xuống.

Tenkan Sen

  • Tenkan Sen là chỉ báo kỹ thuật về xu hướng thị trường.
  • Chiều di chuyển lên xuống của đường này thể hiện xu hướng thị trường là mua hay bán.
  • Nếu đường này đi ngang đồng nghĩa với thị trường đang không có xu hướng rõ ràng.

Chikou Span

  • Nếu Chikou Span hoặc đường màu xanh lá cắt qua giá theo hướng từ dưới lên, đó là tín hiệu mua.
  • Nếu đường màu xanh lá cắt qua giá theo chiều từ trên xuống, đó là tín hiệu bán.
1604320910737.png

Bất kể thị trường nào hay bất kì khung thời gian nào, Ichimoku luôn yêu cầu giao dịch theo xu hướng và không đi ngược xu hướng.Theo xu hướng sẽ giúp giao dịch tránh sai sót.

Giao dịch kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật

Bạn đã được chúng tôi giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật cơ bản và phổ biến. Mỗi chỉ báo kỹ thuật đều tồn tại ưu và nhược điểm khác nhau mà nếu kết hợp sử dụng, các chỉ báo sẽ bù trừ và hỗ trợ lẫn nhau.

Thông thường, một nhà giao dịch thường sử dụng 3 chỉ báo kỹ thuật và chỉ thực hiện giao dịch khi cả 3 chỉ báo cùng phát một tín hiệu.

Bollinger Bands + Stochastic

1604320972921.png

Khi giá chạm biên dưới trùng khớp với thời điểm Stoch đạt mức quá bán. Biên dưới của BB đóng vai trò như mức hỗ trợ cùng Stoch quá bán cho thấy xu hướng có thể đảo chiều sang tăng.

Nếu bạn giao dịch theo tín hiệu trên thì bạn có thể thu được lợi nhuận cả 1 xu hướng. Sau đó, giá chạm biên trên trùng thời điểm Stoch đạt quá mua. Biên trên BB đóng vai trò ngưỡng kháng cự cùng trạng thái quá mua cho thấy xu hướng có thể đảo chiều sang giảm. Việc chốt lợi nhuận ở biên dưới của BB vốn đóng vai trò ngưỡng hỗ trợ cũng là lựa chọn của nhiều nhà giao dịch.

RSI + MACD

1604320988036.png

Khi RSI đạt quá mua và cung cấp tín hiệu bán, MACD nhanh chóng cung cấp tín hiệu bán ngay sau đó. Và giá đã đi xuống. Hoan hô nếu bạn đặt lệnh bán. Ngay sau đó, RSI đạt quá bán cung cấp tín hiệu mua, MACD nhanh chóng cung cấp tín hiệu mua ngay sau đó. Giá đảo chiều thành xu thế tăng trưởng.

Như 2 ví dụ trên, RSI thường cho tín hiệu trước MACD. Đơn giản vì công thức tính toán của 2 chỉ báo kỹ thuật trên khác nhau nên giữa 2 chỉ báo tồn tại một độ trễ nhất định. Các chỉ số khác nhau cung cấp tín hiệu nhanh chậm khác nhau. Việc giao dịch lâu giúp bạn quen với nhịp tín hiệu của chỉ báo được sử dụng.

Ngoài ra, còn rất nhiều tổ hợp chỉ báo kỹ thuật khác chứ không riêng 2 ví dụ ở trên. Mọi nhà giao dịch đều truy cầu hệ thống giao dịch phù hợp như các bậc tông sư võ học nhằm phát huy hết khả năng bản thân. Bể học là vô tận nên đòi hỏi không ngừng học hỏi, nghiên cứu và thử nghiệm nhằm tìm ra hệ thống giao dịch tối ưu lợi nhuận.

Hãy cảm thấy may mắn khi là người đi sau vì các trader tiền nhân đã để lại một kho tàng kiến thức vĩ đại. Việc ứng dụng các kiến thức này cũng đủ để bạn giành được lợi nhuận mà nhiều người mơ ước.

Chỉ báo kỹ thuật nào tốt nhất trong thị trường Forex

Xét cho cùng, trader không cần phải sử dụng tất cả chỉ báo kỹ thuật để tìm kiếm lợi nhuận. Nếu chỉ báo kỹthuật nào không mang lại lợi nhuận theo thời gian cho bạn, đơn giản là do chúng không phù hợp với nhu cầu của bạn chứ không phải chỉ báo kỹ thuật sai.

Nếu chỉ báo kỹ thuật sai thì chúng đã không tồn tại lâu đến thế. Bạn cho rằng chúng sai nhưng vẫn có những nhà giao dịch tìm được lợi nhuận dựa trên công cụ mà bạn cho là sai.

1604321684004.png

Thống kê dưới đây dựa trên việc áp dụng các chỉ báo trên khung Daily sẽ giúp bạn chọn ra chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho bản thân. Quy tắc đọc:

  • Tên chỉ báo (Indicator)
  • Tham số (Parameters)
  • Quy tắc giao dịch (Rules).

Bollinger Bands

  • (30,2,2)
  • Chốt lệnh mua và chuẩn bị lệnh bán khi giá chạm biên trên.
  • Chốt lệnh bán và chuẩn bị lệnh mua khi giá chạm biên dưới.

MACD

  • (12,26,9)
  • Chốt lệnh bán và chuẩn bị lệnh mua khi MACD cắt lên vùng trên.
  • Chốt lệnh mua và chuẩn bị lệnh bán khi MACD cắt xuống vùng dưới.

Parabolic SAR

  • (0.02, 0.02, 0.2)
  • Chốt lệnh bán và chuẩn bị lệnh mua khi PSAR nằm dưới giá hướng lên.
  • Chốt lệnh mua và chuẩn bị lệnh bán khi PSAR nằm trên giá hướng xuống.

Stochastic

  • (14,3,3)
  • Chốt lệnh bán và chuẩn bị lệnh mua khi Stoch cắt qua vùng 20 từ dưới lên.
  • Chốt lệnh mua và chuẩn bị lệnh bán khi Stoch cắt qua vùng 80 từ trên xuống.

RSI

  • (9)
  • Chốt lời lệnh bán và chuẩn bị mua vào khi RSI cắt qua 30 từ dưới lên.
  • Chốt lời lệnh mua và chuẩn bị bán ra khi RSI cắt qua 70 từ trên xuống.

Ichimoku Kinko Hyo:

  • (9,26,52)
  • Chốt lợi nhuận và chuẩn bị lệnh mua khi Tenkan cắt lên Kijun.
  • Chốt lợi nhuận và chuẩn bị lệnh bán khi Tenkan cắt xuống Kijun.
1604321713645.png

 

Mỗi một công cụ đều phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc vào cá nhân trader. Không có chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cũng không có chỉ báo tệ nhất mà chỉ có chỉ báo phù hợp. Do mỗi chỉ báo kỹ thuật đều tồn tại ưu nhược điểm nhất định nên nhiều nhà giao dịch có xu hướng kết hợp các chỉ báo lại với nhau.

Điều cuối cùng tôi muốn đề cập đến là dù bạn dùng chỉ báo gì thì khi giao dịch phải đặt lệnh Stoploss, đó chính là bảo hiểm cho sự an toàn tài khoản.

Tổng hợp chỉ báo kỹ thuật phổ biến

Mỗi công cụ sẽ phù hợp với từng thời điểm thị trường khác nhau. Mỗi chỉ báo phát huy hiệu quả rất mạnh mẽ khi gặp đúng thời điểm thích hợp. Chúng ta hãy cùng tổng hợp lại các chỉ báo kỹ thuật trong thị trường Fx đã được giới thiệu trong phần này.

1604321868245.png

Bollinger Bands

1604321873871.png

BB được dùng để đo lường độ biến động của thị trường. Biên của BB đóng vai trò như ngưỡng kháng cự / hỗ trợ.

Bollinger Bounce

Dựa trên lý thuyết: giá có xu hướng quay trở lại các biên BB. Mua khi giá chạm biên dưới. Bán khi giá chạm biên trên. Sử dụng tốt trên nhiều thị trường.

Bollinger Squeeze

Chiến lược phù hợp với giao dịch break out. Khi BB thắt chặt lại, đồng nghĩa với việc thị trường đang yên tĩnh và sắp có biến động lớn.

MACD

1604321893930.png

Xác định xu hướng và tìm sự đảo chiều. 2 đường trung bình (1 nhanh, 1 chậm) và biểu đồ cột – histogram – dùng để đo khoảng cách giữa 2 đường trung bình. Đường trung bình KHÔNG tính từ giá mà được tính từ đường trung bình khác.

Điểm yếu: MACD chậm vì sử dụng nhiều đường trung bình. Một cách ứng dụng MACD khác là sử dụng đường nhanh giao cắt lên hoặc xuống với đường chậm hơn vì điều này cung cấp tín hiệu cho xu hướng mới.

Parabol SAR

1604321903643.png

Chỉ báo được dùng để xác định sự đảo ngược xu hướng. Chỉ báo kỹ thuật này dễ dàng sử dụng vì nó chỉ bao gồm dấu hiệu tăng và giảm. Khi các chấm ở trên nến: tín hiệu bán. Khi các chấm ở dưới nến: tín hiệu mua. Sử dụng tốt trong thị trường đang có xu hướng mạnh.

Stochastic

1604321916772.png

Xác định trạng thái quá bán hoặc quá mua. Khi đường trung bình vượt mức 80, thị trường quá mua và chuẩn bị lệnh sell. Khi đường trung bình dưới mức 20, thị trường quá bán và chuẩn bị lệnh buy.

Relative Strength Index (RSI)

1604321925082.png

Tương tự như Stochastic dùng để xác định trạng thái quá bán hoặc quá mua. Khi RSI vượt mức 70, thị trường quá mua và chuẩn bị lệnh sell. Khi RSI dưới mức 30, thị trường quá bán và chuẩn bị lệnh buy.

RSI còn được dùng để xác nhận xu hướng. Nếu bạn nghĩ xu hướng đang hình thành, hãy chờ đợi RSI phản ứng trên hay dưới với mốc 50 (tương ứng với xu hướng tăng hoặc giảm) trước khi bạn giao dịch.

Average Directional Index (ADX)

 

1604321940435.png

Chỉ báo kỹ thuật này được dùng để xác định độ mạnh của xu hướng. Chỉ báo dao động từ 0-100. Nếu dưới 20 báo hiệu xu hướng yếu và đạt mức trên 50 báo hiệu một xu hướng mạnh.

ADX được sử dụng nhằm xác định rằng liệu xu hướng có tiếp tục tiếp diễn. ADX còn được dùng để quyết định có nên đóng giao dịch sớm khi xu hướng diễn ra. Khi ADX nằm dưới 50 báo hiệu xu hướng hiện tại yếu đi và có thể chốt lệnh.

Ichimoku Kinko Hyo

1604321955615.png

Ichimoku cung cấp các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ và độ mạnh của xu thế. Ichimoku Kinko Hyo được định nghĩa là “Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”.

Nếu giá nằm trên đám mây thì đường phía trên đám mây đóng vai trò đường hỗ trợ thứ 1 và đường phía dưới đám mây đóng vai trò đường hỗ trợ thứ 2. Nếu giá nằm dưới đám mây thì đường phía dưới đám mây đóng vai trò ngưỡng kháng cự thứ nhất và đường phía trên đóng vai trò ngưỡng kháng cự thứ 2.

Đường Kijun chỉ báo xu hướng giá tương lai. Giá trên Kijun thì giá tiếp tục tăng và ngược lại. Đường Tenkan là chỉ báo xu hướng thị trường. Đường này đi ngang cho biết thị trường đang không có xu hướng rõ ràng. Đường này dao động cho biết thị trường đang có xu hướng. Đường Chikou là đường trễ. Nếu Chikou cắt qua giá từ dưới lên là tín hiệu mua và ngược lại, là tín hiệu bán.

Mỗi chỉ báo kỹ thuật đều có những điểm rất hay. Chính bản thân nhà giao dịch sau khi qua thực chiến sẽ chọn ra chỉ báo phù hợp. Một số nhà giao dịch xem xét thời điểm để dùng chỉ báo phù hợp. Chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tâm lý của nhà giao dịch mới là điều chính yếu.

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#