Level 3
[Cơ bản] [Level 3] Bài 2: Mô hình giá
#
Marketing
26 phút đọc
21/10/2022
83
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Trong Level 2 của Chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, chúng ta đã thảo luận về các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất. 

Đầu Level 3, bạn đã có thêm kiến thức về các chỉ báo động lượng. Đã có một kho công cụ để sử dụng khi chiến đấu với thị trường, trong bài học này, bạn sẽ có thêm một công cụ khác cũng cực kì hữu ích: Mô hình giá.

Mô hình giá

Hãy nghĩ về các mô hình giá như một máy dò mìn. Khi bạn hoàn thành bài học này, bạn có thể phát hiện ra sự bùng bổ (breakout) trên các biểu đồ trước khi chúng xảy ra; quá trình này có khả năng giúp bạn kiếm được rất nhiều lợi nhuận.

1604323811520.png

Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu các mô hình giá cơ bản và cách cấu thành của chúng. Khi mô hình giá hình thành, nó thường dẫn đến một sự bùng nổ, đột phá vì vậy hãy để ý chúng thật kĩ! Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chúng ta là phát hiện ra những chuyển động lớn trước khi chúng xảy ra để từ đó có thể lướt trên chúng và kiếm tiền.

Sự hình thành của các mô hình giá cơ bản sẽ giúp chúng ta phát hiện ra các điều kiện mà thị trường đã sẵn sàng để giao dịch. Chúng cũng có thể cho biết giá sẽ tiếp tục theo hướng hiện tại hay ngược lại, vì vậy chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số chiến lược cho các mẫu hình giá này.

Tóm lại, các mô hình giá giúp bạn trả lời ba câu hỏi:

1/ Làm cách nào để tìm điểm giao dịch tiềm năng trong xu hướng tăng (hoặc giảm)?

2/ Làm thế nào các mẫu biểu đồ có thể cung cấp tín hiệu vào lệnh?

3/ Làm cách nào để biết khi nào thoát lệnh (tín hiệu thoát) hoặc chốt lời (nếu mô hình giá thành công) hoặc cắt lỗ (nếu mô hình giá không thành công)?

Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một bảng nhỏ gọn để giúp bạn nhớ tất cả các mô hình giá và chiến lược thú vị này!

  • Double Top and Double Bottom: Mô hình giá 2 đỉnh hoặc 2 đáy.
  • Head and Shoulders and Inverse Head and Shoulders: Mô hình vai đầu vai hoặc vai đầu vai nghịch đảo.
  • Rising and Falling Wedges: Mô hình cái nêm tăng hoặc cái nêm giảm.
  • Bullish and Bearish Rectangles: Mô hình chữ nhật tăng hoặc chữ nhật giảm.
  • Bearish and Bullish Pennants: Mô hình cờ đuôi nheo tăng hoặc cờ đuôi nheo giảm.
  • Triangles (Symmetrical, Ascending, and Descending): Mô hình tam giác tăng, tam giác giảm, tam giác cân.

Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy

Khi mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy xuất hiện , đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng chuẩn bị đảo chiều.

Mô hình 2 đỉnh

Mô hình 2 đỉnh là một mô hình giá đảo chiều được hình thành khi kết thúc một xu hướng tăng mạnh. Các đỉnh được hình thành khi giá chạm tới vùng chắn mà nó không thể phá vỡ qua tạo thành đỉnh thứ 1.

Sau khi đạt tới vùng này, giá sẽ bị bật lại, nhưng ngay sau đó quay lại để kiểm tra lại mức khi nãy. Nếu giá bật trở lại mức đó một lần nữa, thì bạn có một đỉnh thứ 2. Lúc này giá cũng không thể xuyên thủng vùng này bị bật xuống hình thành mô hình 2 đỉnh.

Mô hình giá 2 đỉnh

Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng mô hình giá hai đỉnh đã được hình thành sau khi giá có một sự di chuyển mạnh. Lưu ý, đỉnh thứ hai không thể phá vỡ mức cao của đỉnh đầu tiên. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một sự đảo chiều sẽ xảy ra bởi vì nó cho chúng ta biết rằng áp lực mua sắp cạn kiệt.

Với đỉnh kép, chúng ta sẽ đặt lệnh bán dưới đường neckline (đường viền cổ-đường hỗ trợ) vì chúng ta đã dự đoán được sự đảo chiều của xu hướng tăng.

1604323938759.png

Nhìn vào biểu đồ bạn có thể thấy rằng giá phá vỡ đường viền cổ và tạo nên pha giảm rất đẹp. Hãy nhớ rằng mô hình 2 đỉnh là dấu hiệu để nhận biết sự đảo chiều xu hướng, vì vậy nếu bạn muốn tìm kiếm mô hình giá này thì nên quan sát một xu hướng đang tăng mạnh.

Nếu để ý thì bạn cũng thường thấy là chiều cao pha giảm của giá thường bằng chiều cao từ 2 đỉnh xuống đường viền cổ. Hãy ghi nhớ điều đó bởi vì sẽ hữu ích trong việc thiết lập mục tiêu chốt lời.

Mô hình 2 đáy

Mô hình giá 2 đáy cũng là dấu hiệu cho chúng ta thấy sự đảo chiều xu hướng, nhưng trong trường hợp này là trong xu hướng giảm. Sự hình thành xảy ra ở cuối một xu hướng giảm kéo dài, khi đó ta thấy 2 đáy được hình thành.

Mô hình giá 2 đáy

Sau xu hướng giảm trước đó, giá đã hình thành hai đáy vì nó không thể đi xuống dưới được nữa sau 2 lần xuyên phá. Chú ý, đáy thứ hai không phá qua đáy thứ nhất. Đây là một dấu hiệu cho thấy áp lực bán sắp kết thúc và sự đảo chiều sắp xảy ra.

1604323965180.png

Giá đã phá vỡ neckline và sau đó giá di chuyển tăng trưởng. Cũng như mô hình 2 đỉnh, giá di chuyển phá qua neckline và chiều cao pha tăng bằng với khoảng giá từ neckline tới 2 đáy. Tóm lại, mô hình 2 đáy cũng như mô hình 2 đỉnh đều là dấu hiệu cho chúng ta biết sự đảo chiều xu hướng.

Mô hình vai đầu vai

Tiếp tục chuỗi các mô hình giá dự báo sự đảo chiều xu hướng, chúng tôi xin phép giới thiệu đến các bạn mô hình Vai Đầu Vai.

Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai là một mô hình giá đảo chiều và thường thấy nhất trong các xu hướng tăng. Nó được hình thành bởi một đỉnh (vai), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu), và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai). Một đường cổ (neckline) được vẽ bằng cách nối các điểm thấp nhất của hai đáy (như hình).

Độ dốc của đường viền cổ này có thể dốc lên lên hoặc dốc xuống. Thông thường, khi độ dốc xuống, nó tạo ra tín hiệu đáng tin cậy hơn.

Mô hình giá vai đầu vai

Đầu là đỉnh thứ hai và là điểm cao nhất trong mẫu. Hai vai cũng tạo thành các đỉnh nhưng không vượt quá chiều cao của đầu. Chúng ta cũng có thể tính toán lợi nhuận bằng cách đo từ điểm cao nhất của đỉnh đầu đến đường cổ. Khoảng cách này xấp xỉ khoảng cách giá sẽ di chuyển sau khi giá phá vỡ đường neckline.

1604388523396.png

Mô hình vai đầu vai ngược

Mô hình giá này tương tự mô hình vai đầu vai bình thường chỉ khác là đảo ngược và xuất hiện cuối xu thế giảm giá. Một vùng trũng được hình thành (vai), tiếp theo là một vùng trũng thấp hơn (đầu), và sau đó là một vùng trũng cao hơn (vai).

1604388532384.png

Với mô hình giá này, chúng tôi sẽ đặt một lệnh mua trên đường neckline .Mục tiêu chốt lời của chúng tôi được tính toán tương tự như mô hình vai đầu vai. Đo khoảng cách từ vùng đỉnh của đầu đến đường neckline, và đó là khoảng cách tương đối mà giá sẽ di chuyển sau khi nó phá vỡ neckline.

1604388540336.png

Hãy hài lòng nếu bạn kiếm được lợi nhuận khi giao dịch! Tuy vẫn có cách quản lý vốn để tiếp tục giữ lệnh nhằm gia tăng lợi nhuận nhưng bạn sẽ được học điều này ở các khóa học sau. Hãy hài lòng trước với những điều cơ bản.

Mô hình Nêm

Mô hình cái nêm báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Khi bạn gặp phải mô hình giá này, nó báo hiệu rằng các nhà giao dịch ngoại hối đang tiếp tục chờ đợi nhịp chuyển động tiếp theo của thị trường. Mô hình nêm có thể áp dụng như là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Mô hình nêm tăng

Một nêm tăng được hình thành khi giá di chuyển trong phạm vi giữa đường hỗ trợ dốc lên và đường kháng cự.Độ dốc của đường hỗ trợ dốc hơn so với đường kháng cự. Trong mô hình giá, các mức đáy cao hơn (higher lows) đang được hình thành nhanh hơn các mức đỉnh cao hơn (higher highs). Điều này dẫn đến mô hình có hình dạng giống như cái nêm.
Với phạm vi giá đang được thu hẹp lại dần, chúng tôi biết rằng sắp có một chuyển động lớn xảy ra; cho nên nhà giao dịch hoàn toàn có thể mong đợi một sự bứt phá tăng giá hoặc giảm giá. Nếu nêm tăng hình thành sau một xu hướng tăng, thì nó thường là mô hình đảo chiều giảm giá.

Mặt khác, nếu nêm tăng hình thành trong một xu hướng giảm, nó báo hiệu giá tiếp tục chuyển động đi xuống. Việc của nhà giao dịch là sẵn sàng mở lệnh khi thấy dạng mô hình này trên biểu đồ.

1604388821634.png

Trong ví dụ đầu tiên, một cái nêm tăng được hình thành vào cuối xu hướng tăng. Lưu ý là hành vi giá đang hình thành mức đỉnh mới, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với việc giá tạo ra các mức đáy cao hơn.

1604388830134.png

Hãy xem cách giá phá qua đường hỗ trợ và đi xuống, điều này cho thấy phe mua đã cạn sức và phe bán chiếm ưu thế. Họ đã đẩy giá xuống để phá vỡ đường hỗ trợ, báo hiệu xu hướng giảm có thể hình thành sau đó.

Giống như trong các mẫu biểu đồ giao dịch ngoại hối khác mà chúng ta đã thảo luận trước đó, chuyển động giá sau khi phá vỡ mô hình có độ lớn xấp xỉ bằng chiều cao của mức giá hình thành như ví dụ phía trên. Bây giờ hãy xem một ví dụ khác về sự hình thành nêm giá tăng. Nhưng lần này là áp dụng trong một thị trường có xu hướng đi xuống.

1604388842288.pngNhư bạn có thể thấy, giá đang xu hướng giảm sau đó hình thành một nêm tăng có các đỉnh và các đáy cao dần.
1604388848426.png

Và sau đó, giá đã phá vỡ mô hình và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao mô hình nêm tăng còn gọi là tín hiệu tiếp tục cho xu hướng giảm. Hãy xem giá có một cú rơi rất đẹp và chuẩn nhất là nên chốt lời trong khoảng chiều cao tương tự với chiều cao cái nêm.

Vậy tóm lại chúng ta cần biết:

  • Một nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường dẫn đến SỰ ĐẢO CHIỀU thành xu hướng giảm.
  • Trong khi một nêm tăng được hình thành trong một xu hướng giảm thường dẫn đến sự TIẾP DIỄN xu hướng.

Mô hình nêm giảm

Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục một xu hướng. Nếu nó được hình thành ở cuối một xu hướng giảm, cho thấy rằng một xu hướng tăng sắp diễn ra (tín hiệu đảo chiều). Nếu nó được hình thành trong một xu hướng tăng, ngụ ý rằng xu hướng tăng sẽ tiếp diễn sau đó (tín hiệu tiếp diễn).

1604388861808.png

Trong ví dụ này, nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá đã tạo ra các đỉnh thấp dần và các đáy thấp dần trong 1 vùng. Lưu ý đường xu hướng giảm hình thành từ các mức đỉnh thấp dần (lower highs) dốc hơn so với đường xu hướng hình thành từ các đáy thấp dần (lower lows).

1604388875731.png

Sau khi giá phá vỡ kháng cự của nêm, giá đã di chuyển rất đẹp lên phía trên và thường là một đoạn xấp xỉ bằng chiều cao của cái nêm. Trong trường hợp này, giá bị giữ lại tại điểm chốt lời rồi lại tiếp tục di chuyển lên trên!

Chúng ta hãy xem một ví dụ về một cái nêm giảm cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Giống như chúng tôi đã đề cập trước đó, khi nêm giảm hình thành trong một xu hướng tăng, nó thường báo hiệu rằng xu hướng sẽ tiếp tục sau đó.

1604388888847.png

Trong trường hợp này, giá di chuyển trong một vùng giới hạn sau cú tăng mạnh. Điều này cho thấy lực mua vẫn còn nhưng chỉ tạm dừng lấy đà để sau đó tiếp tục có một cú nhảy vọt.

1604388894537.png

Hãy xem biểu đồ, giá phá vỡ nêm và phóng thật nhanh lên trên.Nếu chúng ta đặt một lệnh mua bên trên đường xu hướng giảm kết nối các mức lower highs , chúng ta sẽ có lợi nhuận từ một cú tăng mạnh ngay sau đó.

Một mục tiêu chốt lời tiềm năng vẫn như cũ là bằng chiều cao của nêm. Nếu bạn muốn kiếm thêm lợi nhuận, bạn có thể chốt một phần lệnh, sau đó để phần còn lại tiếp tục theo giá chạy cho đến khi nào có dấu hiệu đảo chiều khác thì thoát.

Mô hình hình chữ nhật

Mô hình giá chữ nhật là một mẫu biểu đồ được hình thành khi giá bị giới hạn bởi các mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Mô hình giá này thể hiện một giai đoạn tích lũy hoặc sự do dự giữa người mua và người bán mà vẫn không bên nào chiến thắng. Giá sẽ kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi thoát ra. Từ đó, giá có xu hướng đột phá, bao gồm cả hướng tăng hay giảm.

1604389011161.png

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ rằng giá của một cặp tiền bị giới hạn trong một phạm vi với 2 kháng cự và hỗ trợ song song. Chúng tôi chỉ cần đợi cho đến khi một trong những vùng này phá vỡ là sẽ thuận theo mà giao dịch.

Hãy nhớ rằng, khi bạn phát hiện ra một mô hình hình chữ nhật: HÃY NGHĨ ĐẾN VIỆC GIÁ SẼ ĐI RA NGOÀI HÌNH CHỮ NHẬT VÀ BẠN THUẬN THEO XU HƯỚNG.

Mô hình chữ nhật giảm

Mô hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá hợp nhất một khoảng thời gian trong xu hướng giảm. Điều này xảy ra bởi vì phe gấu tạm dừng lực bán và lấy đà trước khi đưa giá tiếp tục xu hướng.

Mô hình giá chữ nhật

Trong ví dụ dưới, giá đã phá vỡ đáy của biểu đồ hình chữ nhật và tiếp tục rơi xuống. Nếu trader đặt một lệnh bán ngay dưới mức hỗ trợ sẽ kiếm được lợi nhuận tốt.

Mô hình giá chữ nhật

Đây là một mẹo nhỏ để chốt lời: Một khi giá phá vỡ mức hỗ trợ, nó có xu hướng thực hiện một cú rơi có chiều cao bằng chiều cao mô hình giá chữ nhật.

Mô hình chữ nhật tăng

Đây là một ví dụ khác về hình mô hình giá này nhưng lại là biểu đồ hình chữ nhật tăng. Sau một xu hướng tăng, giá tạm dừng tích lũy.

1604389078858.png

Tương tự như mẫu hình chữ nhật giảm, sau khi giá tích lũy thì phe bò lại tiếp tục tấn công, điển hình là việc phá vỡ vùng kháng cự trên của hình chữ nhật và tăng mạnh mẽ. Khi giá phá vỡ vùng kháng cự trên của mô hình giá thì chúng ta đặt một lệnh mua.

Giống như trong ví dụ về mẫu hình chữ nhật giảm giá, một khi mô hình chữ nhật bị phá vỡ, nó thường di chuyển một đoạn bằng với chiều cao hình chữ nhật, đó là điểm an toàn nhất để chốt lời.

Mô hình cờ đuôi nheo

Tương tự như hình chữ nhật, mô hình cờ là mô hình giá tiếp tục xu hướng được hình thành sau khi giá di chuyển mạnh. Sau khi di chuyển lên hoặc xuống một cách nhanh và mạnh, bò hoặc gấu thường có xu hướng tạm dừng để lấy đà trước khi đưa giá đi tiếp tục.

Bởi vì điều này, giá thường hợp nhất và tạo thành một hình tam giác đối xứng, được gọi là mô hình cờ.

1604389513028.png

Trong khi giá vẫn đang tích lũy và di chuyển trong mô hình cờ, nhiều người mua hoặc người bán thường quyết định giao dịch làm cho giá di chuyển mạnh mẽ, buộc giá phải vượt ra khỏi mô hình.

Mô hình cờ đuôi nheo giảm

Mô hình cờ giảm giá được hình thành trong một xu hướng xuống, gần như thẳng đứng. Sau khi giá giảm mạnh, một số người bán đóng vị thế trong khi những người bán khác quyết định tham gia xu hướng.

1604389539408.png

​Ngay khi đủ lực, giá phá vỡ dưới đáy của cờ và tiếp tục di chuyển xuống.

1604389599095.png

Để giao dịch mô hình giá trên biểu đồ này, chúng tôi đã đặt một lệnh bán ở dưới mức hỗ trợ của cờ với mức dừng lỗ trên mức kháng cự mô hình. Không giống như các mô hình khác có chiều cao giá tiếp theo xấp xỉ chiều cao của mô hình, mô hình cờ báo hiệu mức giá di chuyển mạnh và xa hơn nhiều sau khi phá vỡ cờ.

Thông thường, chiều cao của giá di chuyển trước khi tạo mô hình giá (còn được gọi là cột cờ) xấp xỉ chiều cao giá di chuyển sau khi breakout khỏi cờ.

Mô hình cờ đuôi nheo tăng

Sau sự tăng giá mạnh mẽ, giá đi vào phiên tích lũy, khi phe mua đã đủ lực thì sẽ đẩy giá tăng trở lại.

1604389611610.png

Trong ví dụ này, giá đã thực hiện một pha tăng thẳng đứng trước khi tích lũy.

1604389639543.png

Đúng như dự đoán, giá đã có một cú phá vỡ ra ngoài mô hình cờ. Cách vào lệnh buy cũng tương tự là ngay sau khi giá phá vỡ qua vùng kháng cự, đặt dừng lỗ ngay dưới đường hỗ trợ của cờ.

Giống như chúng ta đã thảo luận trước đó, chiều cao của giá sau khi đột phá xấp xỉ chiều cao của cột cờ (đoạn giá đi được trước đó). Tuy phạm vi mô hình giá này nhỏ so với xu hướng giá trước đó nhưng nó luôn cho chúng ta thấy một sự tiếp diễn mạnh mẽ của giá.

Mô hình tam giác

Mô hình giá tam giác được hiểu cơ bản là giá di chuyển trong 1 phạm vi chặt chẽ với sự giới hạn của 2 đường kháng cự và hỗ trợ tạo thành 1 hình tam giác trong 1 khoảng thời gian. Mô hình giá tam giác cung cấp cái nhìn tổng quát về trận chiến giữa bò và gấu.

Mô hình tam giác nói chung được phân loại là một mô hình tiếp diễn, có nghĩa là sau khi mô hình giá hoàn thành, giá đi tiếp tục đi theo xu hướng trước đó. Một mô hình tam giác thường được coi là hình thành khi nó bao gồm ít nhất năm điểm hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ, ba điểm hỗ trợ và hai điểm kháng cự. Hoặc ngược lại.

Có ba loại biểu đồ tam giác: tam giác đối xứng, tam giác tăng dần và tam giác giảm dần.

Mô hình tam giác đối xứng 

Mô hình tam giác đối xứng có độ dốc đường kháng cự và độ dốc của đường hỗ trợ hội tụ dần về một điểm trông giống như một hình tam giác đối xứng. Điều này cho thấy cả phe mua và phe bán đều không đẩy giá đủ xa để tạo ra một xu hướng rõ ràng. Đây là một trận chiến có kết quả hòa giữa người mua và người bán (cân bằng giá).

Mô hình giá tam giác

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng cả người mua và người bán đều không thể đẩy giá theo hướng của họ và tạo ra các mức lower highs (đỉnh thấp dần) và các mức higher lows (đáy cao dần).

Mô hình giá này không cho biết hướng đột phá sẽ là hướng nào, nhưng cho biết rằng thị trường sẽ có một cú bùng nổ và đương nhiên chỉ có một phe thắng mà thôi. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tận dụng lợi thế này? Vì chúng ta đã biết rằng giá sẽ đột phá, chúng ta sẽ chờ đường giá phá theo hướng nào và sau đó chỉ việc tuân theo.

1604390844660.png

Trong ví dụ này, nếu chúng ta đặt một lệnh buy phía trên đường xu hướng được tạo bởi các mức lower highs, chúng ta sẽ có một lợi nhuận lớn. Nếu bạn đã đặt một lệnh chờ khác bên dưới đường xu hướng tạo bởi các higher lows, thì bạn sẽ hủy nó ngay khi lệnh phía trên được thực hiện.

Mô hình tam giác tăng dần

Mô hình tam giác tăng dần là một mô hình giá dạng hình tam giác cấu tạo bởi một mức kháng cự ngang và một đường xu hướng tạo bởi các mức higher lows (hình dưới).

Lý do dẫn đến mô hình này là vì vùng cản cứng mà lực mua không thể vượt qua. Tuy nhiên, phe bò không bỏ cuộc đang dần bắt đầu đẩy giá lên cao, bằng chứng là hình thành các mức higher lows.

1604390878944.pngTrong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng những người mua đang bắt đầu lấy lại được sức mạnh bởi vì họ đang tạo ra các mức higher lows. Họ tiếp tục gây áp lực lên mức kháng cự ngang ở trên và kết quả là, sự đột phá chắc chắn sẽ xảy ra.
 
Bây giờ câu hỏi là, giá đột phá theo hướng nào ? Liệu phe mua có thể dồn lực phá vỡ mức kháng cự ngang đó? Hay thất bại vì kháng cự ngang quá cứng?
 
Nhiều cuốn sách dạy về biểu đồ thường sẽ cho bạn biết rằng trong hầu hết các trường hợp, người mua sẽ chiến thắng trong trận chiến này và giá sẽ vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng tôi cho rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi mức kháng cự quá mạnh, và đơn giản là không đủ sức mua để phá vỡ nó đi .
 
Tuy nhiên quả thật là hầu hết thì giá thực tế sẽ tăng lên thật. Điểm chúng tôi muốn nhắn nhủ là bạn không nên cứ khăng khăng trong đầu rằng điều đó luôn xảy ra. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ đặt 2 lệnh chờ, một là ở trên mức kháng cự và hai là dưới đường dốc tạo bởi các higher lows xem thế nào?
1604390919892.png

Trong kịch bản này, những người mua đã thua trận và giá đã phá hỗ trợ đi xuống! Bạn có thể thấy rằng chiều cao rơi của giá xấp xỉ bằng khoảng cách với chiều cao của sự hình thành tam giác.

Nếu chúng ta đặt lệnh bán bên dưới đáy của hình tam giác, chúng ta đã có rất nhiều lợi nhuận.

Mô hình tam giác giảm dần

Mô hình tam giác giảm dần ngược lại hoàn toàn với mô hình tam giác tăng dần. Trong mô hình tam giác giảm dần có một chuỗi các mức lower highs tạo thành đường dốc. Đường dưới là mức hỗ trợ trong đó giá dường như không thể phá vỡ.

1604390949111.png

Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng giá đang dần tạo ra mức lower highs thể hiện người bán đang bắt đầu thắng thế so với người mua. Và như trong các sách trading, thì ai trong chúng ta cũng đoán là giá đã tập trung đủ lực để sẵn sàng phá vỡ mức hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường hỗ trợ quá mạnh và giá sẽ bật lên khi chạm vào dẫn đến đảo chiều mạnh mẽ. Và tốt nhất chúng ta không nên đoán làm gì, hãy chờ xem giá phá theo hướng nào thì ta đi theo nương theo hướng đó mà thôi.

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt 2 lệnh chờ, 1 lệnh bán ở bên dưới mức hỗ trợ, một lệnh mua trên đường dốc tạo bởi các điểm lower highs.
1604390977534.pngTrong trường hợp này, giá cuối cùng đã phá vỡ đường xu hướng dốc của mô hình giá này. Sau khi phá vỡ xu hướng, giá tiến lên cao hơn, với một khoảng cách xấp xỉ như chiều cao của tam giác.

3 điều cần biết về các mô hình giá

Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn rất nhiều mô hình giá. Bạn có thể cảm thấy quá nhiều kiến thức dẫn đến khó phân biệt, đã đến lúc tóm gọn lại.

Nếu chỉ dừng ở mức biết thì bạn sẽ không bao giờ áp dụng được vào trading. Bạn phải thực hành trực tiếp trên biểu đồ, học cách phát hiện và áp dụng nó nhuần nhuyễn, chỉ có vậy bạn mới kiếm được lợi nhuận. Nào hãy tóm tắt các mẫu biểu đồ mà chúng ta vừa học và chúng tôi đã phân tách chúng ra làm 3 loại.

Reversal Chart Patterns (Mô hình giá đảo chiều)

Các mô hình giá đảo chiều là các mẫu hình mà sau khi hình thành, chúng ta biết giá sẽ đảo chiều so với xu hướng trước đó.

Nếu một mô hình đảo chiều hình thành trong một xu hướng tăng, nó là dấu hiệu cho thấy xu hướng sẽ đảo và giá sẽ sớm đi xuống. Ngược lại, nếu một mô hình đảo chiều được hình thành trong một xu hướng giảm, nó là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng lên sau đó.

Chúng tôi đã đề cập đến sáu mẫu biểu đồ cho tín hiệu đảo chiều.
1/ Mô hình 2 đỉnh.
2/ Mô hình 2 đáy.
3/ Mô hình vai đầu vai.
4/ Mô hình vai đầu vai ngược.
5/ Mô hình cờ tăng.
6/ Mô hình cờ giảm.

1604391787685.png

Để giao dịch các mẫu biểu đồ này, chỉ cần đặt một lệnh vượt ra khỏi đường viền cổ (neckline) và đi theo xu hướng mới. Sau đó, mục tiêu chốt lời là xấp xỉ chiều cao của sự hình thành mô hình giá (từ điểm cao hoặc thấp nhất đến đường neckline).

Ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một mô hình 2 đáy, hãy đặt khoảng chốt lời sau khi giá phá khỏi đường viền cổ, bằng với khoảng từ 2 đáy đến đường viền cổ. Vì sự an toàn của tài khoản, hãy luôn đặt dừng lỗ, điểm dừng lỗ tiềm năng thường là đặt ở giữa so với chiều cao của mô hình.

Ví dụ: ở mô hình 2 đáy bạn có thể đo khoảng cách từ đáy đôi đến đường viền cổ, chia khoảng đó cho 2 , lấy vị trí đó làm điểm dừng lỗ của bạn (như hình). Riêng mô hình cờ tăng và cờ giảm thì nên đặt dừng lỗ ở trên đỉnh (đối với cờ tăng) và dưới đáy (đối với cờ giảm).

Continuation Chart Patterns (Mô hình giá tiếp diễn)

Các mô hình tiếp diễn là những dạng mô hình giá báo hiệu rằng xu hướng vẫn sẽ diễn ra tiếp tục. Thông thường, chúng còn được gọi là mô hình hợp nhất bởi vì chúng cho thấy vùng mua bán trước khi đẩy giá đi xa hơn.

Một xu hướng không để đi một mạch từ thấp nhất đến cao nhất. Nó phải có sự điều chỉnh và sau đó lấy lại đà để tiếp tục xu hướng chung. Dưới đây là các mô hình giá tiếp diễn; cụ thể là hình nêm, hình chữ nhật và cờ. Lưu ý rằng nêm có thể được coi là mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn tùy thuộc vào xu hướng.

1604391819106.png

Để giao dịch các mô hình giá này, chỉ cần đặt lệnh trên hoặc dưới mô hình (tất nhiên nên dựa theo xu hướng đang diễn ra). Sau đó, giá thường sẽ đi đến một mục tiêu mà ít nhất là bằng chiều cao của mô hình, áp dụng cho mô hình nêm và hình chữ nhật.

Đối với mô hình cờ, bạn có thể đặt mục tiêu chốt lời cao hơn và xấp xỉ bằng chiều cao của cột cờ (xem lại bài cách giao dịch với mô hình cờ). Đối với các mô hình giá tiếp diễn, các điểm dừng lỗ thường được đặt phía trên hoặc bên dưới sự hình thành biểu đồ. (như hình)

Ví dụ: khi giao dịch với mô hình chữ nhật giảm giá, hãy đặt điểm dừng lỗ của bạn trên đỉnh một vài pips vì đây là mức kháng cự của hình chữ nhật.

Bilateral Chart Patterns (Mô hình giá có 2 khả năng xảy ra)

Mô hình giá có 2 khả năng xảy ra đúng với tên gọi là ta không thể đoán được giá đi theo hướng nào khi dựa vào xu hướng trước đó.

1604391840185.png

Để giao dịch với mẫu biểu đồ này, bạn nên xem xét cả hai kịch bản (đột phá lên hoặc xuống) và nên đặt 2 lệnh chờ, trên mô hình và dưới mô hình. Nếu một lệnh được kích hoạt, bạn có thể hủy lệnh kia đi. Làm vậy thì bạn sẽ đi theo xu hướng của phe thắng cuộc.

Vấn đề duy nhất là bạn có thể bị mắc lỗi nếu bạn đặt các lệnh chờ quá gần với đỉnh hoặc đáy của mô hình, bạn có khả năng nhận những cú fallbreak (giá phá cản xong lại quay vào mô hình). Vì vậy, hãy cẩn thận và nên đặt lệnh chờ cách xa một chút so với biên của mô hình, cũng như đặt dừng lỗ cách xa một khoảng so với các vùng kháng cự hỗ trợ.

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#