Trading Essentials
Sàn giao dịch Dealing Desk và No Dealing Desk có gì khác biệt trong giao dịch Forex?
#
Marketing
7 phút đọc
11/08/2023
38
0
0

Phân biệt Dealing Desk và No Dealing Desk

Bất kỳ thị trường tài chính nào cũng cần một nơi để diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán. Cũng như thị trường chứng khoán hay crypto, thị trường forex cũng cần một nơi để nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể mua và bán các cặp tiền. Sàn giao dịch forex được chia làm hai loại Dealing Desk (DD) và No Dealing Desk (NDD). Tìm hiểu thêm về đặc điểm của hai loại sàn này qua bài viết sau đây.

>>Xem thêm những thông tin thú vị khác về forex tại:

Tổng hợp những thuật ngữ Forex cơ bản bạn cần biết

Học Forex cơ bản nên bắt đầu từ đâu?

Top Trader Forex Nổi Tiếng Nhất Và Những Câu Chuyện Thành Công

icon-menu

Tổng quan về sàn giao dịch forex

Sàn giao dịch Dealing Desk và No Dealing Desk

Sàn giao dịch Forex là một công ty được phép mua và bán các cặp tiền tệ trên thị trường tài chính. Trong hầu hết trường hợp, sàn Forex cũng được phép mua và bán các dạng công cụ tài chính khác, chẳng hạn như hàng hóa và chỉ số chứng khoán.

Trước đây forex trader cần thuê nhà môi giới (sàn trung gian) để giao dịch trên sở chứng khoán. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, trader chỉ cần mở tài khoản với sàn Forex là có thể bắt đầu đầu tư tiền tệ.

Giao dịch forex thông qua sàn forex trực tuyến cũng giúp trader giảm thiểu chi phí giao dịch đáng kể.

Sàn Dealing Desk là gì?

Sàn giao dịch Dealing Desk và No Dealing Desk

Sàn giao dịch DD hay Deadling Desk hay còn được biết đến như sàn ôm lệnh, đây sẽ là sàn tạo ra thị trường cho các trader, xây dựng một hệ thống khớp lệnh nội bộ với nhau. Họ cung cấp thanh khoản cho cả phe mua và phe bán, nghĩa là cùng lúc họ sẽ vừa mua vừa bán với khách hàng. Điều này nghĩa là sàn Dealing Desk cung cấp cả giá mua lẫn giá bán, vì vậy người ta còn gọi sàn giao dịch DD là Market Maker (Nhà tạo lập thị trường). 

Ví dụ: bạn nhập lệnh mua một lot USD/JPY với một sàn DD. Để có thể thực hiện lệnh cảu bạn, sàn Dealing Desk đó sẽ đi tìm một khách hàng khác trên sàn cũng đang bán một lot USD/JPY để khớp với bạn. Nếu không có họ có thể chuyển thẳng bạn tới nhà cung cấp thanh khoản.

Những sàn Dealing Desk thường kiếm tiền dựa vào phí spread cố định và việc cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ. Tùy thuộc vào mỗi sàn mà họ sẽ có chính sách quản lý rủi ro khác nhau. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi tiến hành mở tài khoản giao dịch.

Sàn No Dealing Desk là gì?

Sàn giao dịch Dealing Desk và No Dealing Desk

Sàn NDD hay No-Dealing Deask, là một sàn giao dịch ngược lại với sàn Dealing Desk. Họ sẽ không giữ trực tiếp các lệnh của bạn mà sẽ chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp. Sàn NDD chỉ đóng vai trò trung gian trong việc kết nối hoạt động mua bán giữa trader và các nhà cung cấp thanh khoản với nhau. 

Khi khách hàng đặt lệnh mua/bán qua sàn có nghĩa là họ đang đặt lệnh mua bán trực tiếp với giá của thị trường. Vì vậy No Dealing Desk còn được biết đến như một sàn chuyển lệnh, khác biệt so với DD.

Các sàn NDD sẽ kiếm tiền từ phí hoa hồng thu từ trader và đôi lúc là phí spread (rất nhỏ). Sàn No Dealing Desk sẽ tăng số pips nhất định (thường là 1 pip) vào giá bid/ask. Việc nâng giá này không liên quan đến các lệnh giao dịch của khách hàng cũng như việc thắng thua của khách hàng. 

Sàn No Dealing Desk được chia thành 2 loại nhỏ là sàn STP và STP+ECN

Sàn No Dealing Desk được chia làm 2 dạng STP (Strange Through Processing) và ECN + STP (Electronic Communication Network + Straight Through Processing)

STP là gì?

STP - Straight Through Process, có thể hiểu đơn giản là “chuyển thẳng lệnh đi”. Các sàn STP sẽ chuyển lệnh của khách hàng tới thẳng nhà cung cấp thanh khoản và các ngân hàng chứ không lòng vòng tìm trong cơ sở khách hàng của họ. Các sàn STP sẽ có rất nhiều nhà cung cấp thanh khoản và họ sẽ đưa ra các mức giá vô cùng đa dạng nhằm khớp lệnh với trader.

Ví dụ: một sàn STP có 5 nhà cung cấp thanh khoản và họ sẽ có các mức giá khác nhau. Sàn sẽ xem qua mức giá của cả 5 nhà cung cấp thanh khoản và cho bạn thấy mức giá tốt nhất.

Đôi lúc sàn STP sẽ lấy mức giá tốt nhất và cộng thêm 1 pip để kiếm lời. Việc cộng thêm bao nhiêu pip là tùy vào sàn đó. Một sàn STP tốt nhất là sàn cộng 0 pip. Họ chỉ thu phí hoa hồng.

ECN là gì?

Sàn giao dịch Dealing Desk và No Dealing Desk

Sàn ECN là sàn đưa khách hàng tới thẳng mạng lưới giao dịch bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư, giao dịch khác. Ở đây, những người tham gia sẽ tự giao dịch với nhau bằng cách đưa ra mức giá tốt nhất mà họ mong muốn. Một sàn forex ECN đúng nghĩa sẽ cho phép lệnh giao dịch của khách hàng của họ có thể tương tác với các lệnh giao dịch khác tham gia trong hệ thống ECN.

ECN cũng cho phép khách hàng của họ xem “Depth of Market”. Depth of Market hiển thị các đơn giao dịch mua và bán của những người tham gia. Do tính chất của ECN, rất khó khăn trong việc tăng spread để có thu nhập, vì vậy sàn forex ECN thường kiếm thu nhập thông qua một khoản hoa hồng (commission).

Điểm khác biệt giữa hai sàn giao dịch DD và NDD

Dealing desk vs No dealing desk

Dealing Desk (DD)

No-Dealing Desk (NDD)

Market Maker - nhà tạo lập thị trường

Không phải Market Maker

Cung cấp giá mua và giá bán

Trung gian liên kết đứng giữa

Kiếm lợi nhuận thông qua phí Spread và cung cấp thanh khoản

Kiếm lợi nhuận thông qua phí hoa hồng và tăng phí chênh lệch spread

Spread cố định

Spread biến động

Bid/Ask do sàn quyết định 

Bid/Ask do nhà cung cấp thanh khoản quyết định

Lệnh được quyết định bởi Broker dựa trên nền tảng giao dịch

Tự động khớp lệnh, không đi kèm báo giá

Nên giao dịch như thế nào?

Số lượng các chiến lược forex trên thị trường là nhiều vô kể, và mỗi chiến lược đều sẽ phát huy tốt nhất nếu sử dụng với loại sàn forrex thích hợp. Các sàn Dealing Desk thường có spread cao hơn nhiều so với các sàn No Dealing Desk, nên ai cần spread thấp có thể lựa chọn giao dịch với sàn STP hoặc ECN. Ngược lại, các sàn Dealing Desk không thu phí hoa hồng nên nếu bạn có các chiến lược dài hạn, mở ít vị thế thì sàn DD sẽ là một lựa chọn thích hợp.

Các loại sàn forex nào phù hợp với bạn?

Chỉ cần bạn biết được chiến lược của mình yêu cầu những gì và từ đó lựa chọn sàn Dealing Desk hay No Dealing Desk cho phù hợp. Để biết được sàn nào thích hợp, bạn có thể cân nhắc các yếu tố sau:

  • Nếu kinh nghiệm giao dịch forex của bạn là từ 6 tháng trở xuống, bạn chỉ nên giao dịch với các sàn Dealing Desk.

  • Nếu bạn có kinh nghiệm hơn 1 năm giao dịch forex và tự tin, bạn có thể trade với các sàn No Dealing Desk.

Và thông thường các sàn forex lớn sẽ tích hợp các loại sàn forex trên nền tảng giao dịch của mình. Họ sẽ cung cấp các tài khoản Dealing Desk và No Dealing Desk. Điều này giúp trader có thêm nhiều lựa chọn và linh hoạt trong các chiến lược giao dịch của mình.

Tổng kết

Hiểu và phân biệt rõ các loại sàn giao dịch nắm được tính chất và đặc điểm của chúng. Từ đó trader có thể lựa chọn loại sàn nào phù hợp với chiến lược giao dịch của bản thân. Sàn Dealing Desk và No Dealing Desk là hai loại sàn giao dịch forex được biết đến nhiều nhất ở thời điểm hiện tại. FXCE Blog không chỉ đưa đến những thông tin về giao dịch mà còn có cả thông tin xoay quanh thị trường forex. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo tại FXCE Blog.

>> Theo dõi kênh thông tin chính thức của FXCE dành cho các trader:

| Facebook | YouTube | Website | Blog |

 

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#