Experience
[Kinh nghiệm] Bài 5: Stoploss là gì? Nên stoploss trong Forex như thế nào?
#
Marketing
21 phút đọc
21/10/2022
134
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này.

Chuyên mục Kinh nghiệm giao dịch Forex sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng và tư duy quản lý rủi ro phù hợp cùng một số lời khuyên trước khi bạn chính thức dấn thân vào thế giới giao dịch ngoại hối đầy thách thức. Stoploss (cắt lỗ) không chỉ giúp bạn hạn chế thua và đi tiếp, chúng còn loại bỏ tâm lý lo lắng do thua lỗ khi giao dịch không có kế hoạch.

Stoploss là gì?

Quản lý và bảo toàn vốn giao dịch của bạn là công việc quan trọng nhất của trader. Nếu bạn mất tất cả số vốn giao dịch của mình, bạn sẽ ra khỏi trò chơi giao dịch với tư cách kẻ thua cuộc. Nếu bạn thu lợi nhuận, bạn sẽ có thể giữ chúng và bảo vệ trước biến động thị trường.
Ai cũng sợ thua lỗ nhưng hãy đối mặt với nó. Thị trường sẽ luôn luôn làm những gì nó muốn làm, và di chuyển theo cách nó muốn di chuyển. Mỗi ngày là một thách thức mới và mọi thứ từ chính trị toàn cầu, các sự kiện kinh tế lớn, cho đến tin đồn ngân hàng trung ương cũng khiến tiền tệ thay đổi chỉ trong một cái búng tay.

Điều này cho thấy bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể sai và thị trường sẵn sàng trừng phạt cho bất kỳ một sai lầm nào

Stoploss là gì?

Sai lầm là không thể tránh khỏi, nhưng không phải vì một sai lầm mà mất tất cả. Bạn có thể cắt lỗ nhanh chóng hoặc mất nhiều tiền vô ích. Đó chính là Stoploss! Giao dịch không stoploss có thể thổi bay tài khoản và kết thúc sự nghiệp giao dịch vừa chớm nở của bạn.

Sống để giao dịch vào một ngày khác! là phương châm của mọi nhà giao dịch bởi vì bạn càng sống lâu, bạn càng có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và tăng cơ hội thành công. Điều này làm cho kỹ thuật quản lý các điểm dừng lỗ phải nằm trong bộ kỹ năng của trader.
Có một điểm xác định trước là sẽ mất khi giao dịch thua lỗ không chỉ mang lại lợi ích cắt giảm lỗ để bạn có thể chuyển sang các cơ hội mới, mà còn loại bỏ sự lo lắng do giao dịch thua lỗ mà không có kế hoạch. Bây giờ trước khi chúng ta đi vào các kỹ thuật dừng lỗ, chúng ta phải có quy tắc thiết lập stoploss.
Điểm dừng lỗ phải là điểm vô hiệu hóa hoàn toàn ý tưởng giao dịch của bạn. Khi giá chạm đến điểm này, nó sẽ báo hiệu cho bạn về thời gian ra ngoài với bạn bè nhằm khuây khỏa sau thua lỗ.

Tại sao nên sử dụng Stoploss?

Mục đích chính của dừng lỗ là để đảm bảo rằng các khoản lỗ sẽ không tăng quá LỚN. Hãy tưởng tượng hai trader, A và B. Cả hai đều giao dịch cùng một chiến lược giao dịch với sự khác biệt duy nhất là quy mô dừng lỗ của họ. Đối với mỗi giao dịch, chiến lược giao dịch chỉ có hai kết quả có thể xảy ra:

  • Lợi nhuận.
  • Thua lỗ.

CÓ TIỀN HOẶC MẤT TIỀN. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng cả A và B đều thua cuộc.

A​
B​
Kích cỡ Stoploss
%tổng tài khoản​
10%​
2%​

Cả hai đều có chuỗi thua lỗ 10 lệnh liên tục. Tài khoản của B sẽ giảm 20% NHƯNG tài khoản của A đã cháy hoàn toàn 100%. Trader A phải rời khỏi cuộc chơi mà không còn cơ hội.

 

1605080089184.png

Sử dụng stoploss làm giảm rủi ro cháy tài khoản và bảo vệ vốn giao dịch của bạn. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các cách khác nhau để thiết lập stoploss. Có bốn phương pháp gồm:

  • Tỷ lệ phần trăm
  • Theo biến động
  • Theo biểu đồ
  • Theo khung thời gian

Stoploss dựa trên tỷ lệ phần trăm tài khoản

Hãy bắt đầu với loại stoploss cơ bản nhất: stoploss dựa trên tỷ lệ phần trăm. Stoploss lỗ dựa trên tỷ lệ phần trăm xác định số tiền thua lỗ theo tài khoản của nhà giao dịch.

Ví dụ, 2% của tài khoản là những gì một nhà giao dịch sẵn sàng mạo hiểm khi giao dịch. Tỉ lệ này tùy theo mỗi trader khác nhau. Có trader dừng lỗ đến 10% tài khoản trong khi những người cầu toàn thì chỉ 1% cho mỗi giao dịch. Khi rủi ro theo phần trăm được xác định, nhà giao dịch ngoại hối sử dụng khối lượng giao dịch để tính toán khoảng cách pips nhằm stoploss.

Bạn phải luôn đặt stoploss theo điều kiện thị trường hoặc quy tắc quản lý rủi ro, KHÔNG phải bạn muốn mất bao nhiêu thì đặt bấy nhiêu. Nếu bạn có một tài khoản nhỏ 500 USD và kích thước tối thiểu có thể giao dịch là 10 nghìn đơn vị. Bạn quyết định giao dịch GBP / USD, vì thấy rằng ngưỡng kháng cự tại 1.5220 vẫn tốt.

Theo quy tắc quản lý rủi ro, bạn sẽ chịu rủi ro không quá 2% tài khoản cho mỗi giao dịch. Với 10 nghìn đơn vị GBP / USD, mỗi pip trị giá 1 USD và 2% tài khoản là 10 USD. Stoploss lớn nhất có thể đưa ra là 10 pips , đó là những gì bạn làm trong giao dịch này bằng cách đặt stoploss của mình tại 1.5230.

1605080203425.png

Nhưng GBP / USD di chuyển hơn 100 pips mỗi ngày! Bạn có thể dễ dàng bị dừng lỗ dù chỉ là động thái nhỏ nhất của GBP / USD. Lúc này bạn chỉ dựa vào số tiền bạn muốn mất mà bỏ quên yếu tố thị trường nhất định. Hãy xem điều gì xảy ra tiếp theo.

1605080210942.png

Và bam! Bạn đã dừng lỗ ngay trên đỉnh, bởi vì điểm stoploss quá chặt chẽ! Và ngoài việc mất giao dịch này, bạn đã bỏ lỡ cơ hội kiếm hơn 100 pips! Từ ví dụ đó, bạn có thể thấy rằng mối nguy hiểm khi sử dụng các stoploss phần trăm là nó buộc người giao dịch ngoại hối phải đặt stoploss tại mức giá tùy ý.

Stoploss đó sẽ được đặt quá gần với điểm vào lệnh hoặc ở mức giá không phù hợp phân tích kỹ thuật. Bạn có thể đặt stoploss của mình ở mức đó, nơi giá có thể quay đầu cuốn lệnh đi cùng bao tiếc nuối. Vì bạn đã dừng lỗ, bạn sẽ không thể bỏ túi được lợi nhuận đúng theo phương pháp kỹ thuật.

Giải pháp là tìm một nhà môi giới phù hợp với phong cách giao dịch và vốn khởi đầu. Trong trường hợp này, bạn nên giao dịch với một nhà môi giới ngoại hối cho phép giao dịch các lot siêu nhỏ hoặc thậm chí tùy chỉnh.

Với 1k GBP / USD, mỗi pip trị giá 0,10 USD. Để thoải mái với rủi ro, bạn có thể đặt mức dừng lỗ GBP / USD lên 100 pips trước khi mất 2% tài khoản. 100 pips x $ 0,10 = $ 10. Bây giờ bạn thoải mái thiết lập stoploss của mình phù hợp với điều kiện thị trường, hệ thống giao dịch, hỗ trợ và kháng cự, v.v.

Stoploss theo kháng cự – hỗ trợ

Bài học trước đã thảo luận về cách đặt dừng lỗ dựa trên tỷ lệ phần trăm của tài khoản. Một cách hợp lý hơn để xác định dừng lỗ là dựa trên những mức kháng cự – hỗ trợ trên biểu đồ. Một trong những điều mà chúng ta có thể quan sát trong hành vi giá là có những lúc giá dường như không thể đẩy hoặc vượt qua các mức nhất định.

Thông thường, khi các mức hỗ trợ – kháng cự này được kiểm tra lại, chúng có khả năng khiến thị trường không thể vượt qua một lần nữa. Thiết lập các dừng lỗ vượt quá các mức hỗ trợ và kháng cự này rất đáng lưu tâm, bởi vì nếu thị trường giao dịch vượt ra khỏi các khu vực này, thì thật hợp lý khi nghĩ rằng xu hướng đã hoàn toàn đảo chiều. Ý tưởng giao dịch ban đầu coi như đã sai.

Nếu các stoploss đặt theo mức kháng cự – hỗ trợ này bị phá vỡ thì bạn đã hoàn toàn sai, không cần nuối tiếc. Hãy xem nhanh cách đặt dừng lỗ dựa trên hỗ trợ và kháng cự:

1605080272811.png

Trên biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng cặp tiền hiện đang giao dịch trên đường xu hướng giảm. Bạn quyết định rằng đây là một giao dịch đột phá tuyệt vời và bạn quyết long. Nhưng trước khi bạn tham gia giao dịch, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bạn có thể đặt dừng lỗ ở đâu?
  • Ý tưởng giao dịch của bạn bị vô hiệu khi nào?
1605080288657.png

Trong trường hợp này, sẽ hợp lý nhất khi đặt dừng lỗ của bạn bên dưới đường xu hướng và khu vực hỗ trợ. Nếu thị trường di chuyển quay trở lại kênh giá, điều đó có nghĩa là cú đột phá không thu hút được sự ủng hộ từ người mua và hiện tại người bán đang thắng thế. Ý tưởng giao dịch của bạn đã bị vô hiệu và đã đến lúc thoát khỏi giao dịch chấp nhận thua lỗ.

Ví dụ: Short EUR / USD

Trong biểu đồ dưới đây, EUR / USD đang có xu hướng giảm. Giá đã chạm vào đường xu hướng giảm một vài lần, tạo ra một mức kháng cự tốt. Bạn có thể đặt một lệnh short ngay tại đường xu hướng giảm (1.3690). Bây giờ, nơi bạn sẽ đặt dừng lỗ là ở đâu?

Dừng lỗ sẽ được đặt ở mức 1.3800. Lưu ý vì nằm trên vùng kháng cự: đường xu hướng giảm. Hãy đặt mục tiêu lợi nhuận ở mức 1.3530 và 1.3450.

 

1605080316044.png

Giao dịch được kích hoạt. Đường xu hướng giữ vai trò kháng cự và giá giảm. Mục tiêu lợi nhuận đầu tiên đã đạt được. Mục tiêu lợi nhuận thứ hai bị bỏ lỡ bởi một pip nhưng vào thời điểm đó, bạn đã dời stoploss sang mức hòa vốn. Đây là một ví dụ về việc sử dụng kháng cự – hỗ trợ để đặt stoploss thay vì chỉ bám theo một con số cố định.

Stoploss dựa trên biến động giá

Nói một cách đơn giản, sự biến động là biên độ mà thị trường có khả năng di chuyển trong một thời gian nhất định. Biết được một cặp tiền có xu hướng di chuyển bao nhiêu có thể giúp bạn thiết lập mức dừng lỗ chính xác và tránh bị quét stoploss bởi sự biến động ngẫu nhiên.

Chẳng hạn, nếu bạn đang giao dịch swing và biết rằng EUR / USD đã di chuyển khoảng 100 pips mỗi ngày trong tháng qua, việc đặt điểm dừng lỗ chỉ 20 pips có thể sẽ khiến bạn stoploss quá sớm dù chỉ từ biến động nhỏ trong ngày. Biết biên độ biến động trung bình giúp bạn thiết lập các stoploss đúng đắn.

Phương pháp số 1: Dải bollinger

Như chúng tôi đã giải thích trong một bài học trước, một cách để đo lường mức độ biến động là sử dụng Dải bollinger. Bạn có thể sử dụng Dải băng bollinger để cung cấp mức độ biến động của thị trường. Đơn giản chỉ cần đặt điểm dừng lỗ vượt khỏi biên độ biến động của Dải băng bolliger. Nếu giá chạm đến điểm này, điều đó có nghĩa là sự biến động đang tăng lên và một đột phá có thể xảy ra.

1605080844791.png

Phương pháp số 2: Phạm vi trung bình thực (ATR)

Một cách khác để tìm biên độ biến động trung bình là sử dụng chỉ báo Phạm vi trung bình thực (ATR). Đây là một chỉ báo phổ biến có thể được tìm thấy trên hầu hết các nền tảng biểu đồ và nó thực sự dễ sử dụng. Tất cả những gì ATR yêu cầu là bạn nhập vào chu kỳ thời gian hay số lượng nến hoặc khung thời gian cố định để tính phạm vi trung bình.

Ví dụ: nếu bạn đang xem biểu đồ hàng ngày và nhập vào 20 – 20 vào cài đặt, thì chỉ báo ATR sẽ tính toán phạm vi trung bình cặp tiền trong 20 ngày qua. Nếu bạn đang xem biểu đồ hàng giờ và nhập 50 vào cài đặt, thì chỉ báo ATR sẽ hiển thị chuyển động trung bình trong 50 giờ qua.

1605080854884.png

Chỉ báo này có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các chỉ báo trong việc đặt stoploss. Vấn đề là vùng giá này có phù hợp với những biến động thị trường và phương pháp giao dịch của bạn hay không. Chỉ có bạn trả lời được câu hỏi này.

Stoploss dựa trên một giới hạn thời gian

Stoploss theo khung thời gian là điểm dừng lỗ bạn đặt dựa trên khoảng thời gian xác định trước trong kế hoạch giao dịch. Đó có thể là khung thời gian định sẵn (khung thời gian theo giờ, ngày, tuần, v.v.) trong các phiên giao dịch cụ thể, giờ mở cửa hoặc giờ hoạt động của thị trường, v.v.

1605080971048.png

Ví dụ, bạn là một nhà giao dịch trong ngày và bạn vừa vào lệnh dài hạn EUR / CHF và giá vẫn không có biến động. Chúng ta thấy giá đang sideway dài hạn sau khi vào lệnh.

1605080979907.png

Tại sao tiền của bạn bị khóa trong giao dịch này khi bạn có thể sử dụng nó để tận dụng lợi thế ở một lệnh khác sáng giá hơn.

1605080986123.png

Rõ ràng EUR/USD có cú tăng giá rất mạnh và bạn vừa bỏ lỡ nó do tiền đang bị ký quỹ. Bạn là một nhà giao dịch trong ngày nên bạn quyết định chốt lệnh vào lúc 10h tối, bất kể lợi nhuận – thua lỗ vì bạn không muốn chịu rủi ro phí swap hoặc các sự kiện bất ngờ khi ngủ.

Hoặc có thể bạn là một nhà giao dịch swing dài hạn và bạn quyết định đóng các vị thế của mình vào thứ Sáu hàng tuần để tránh các lỗ hổng và rủi ro do các sự kiện cuối tuần. Ngoài ra, số tiền bị ký quỹ ở một lệnh chết làm bạn mất cơ hội giao dịch một lệnh khác đầy cơ hội hơn. Đặt ra một khung thời gian giao dịch cụ thể sẽ giúp bạn linh hoạt hơn.

Đặt một khung giới hạn thời gian và cắt giảm thời gian chết để tiền không bị bó buộc một chỗ và hạn chế lệnh bị các sự kiện hoặc phí qua đêm tác động. Trader thế giới cũng làm việc theo giờ hành chính thì chẳng có lý do gì bạn phải cố gắng giao dịch 24/7 liên tục. Hãy chọn cho mình một khung giờ làm việc hợp lý để bản thân thư giãn và giải tỏa tâm lý.

4 sai lầm lớn nhất khi đặt stoploss

Chúng tôi sẽ nói về bốn sai lầm lớn nhất mà các nhà giao dịch mắc phải khi sử dụng lệnh dừng lỗ. Chúng tôi luôn nhấn mạnh việc không chỉ quản lý rủi ro mà còn phải đúng cách . Nếu bạn sử dụng không đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiều thua lỗ hơn là chiến thắng.

Đặt stoploss quá gần entry

1605081047625.png

Lỗi phổ biến đầu tiên là đặt các stoploss quá chặt và quá gần entry. Bạn phải cho lệnh của mình có biên độ để thở chứ. Khi đặt các stoploss quá chặt đối với các giao dịch, lệnh của bạn sẽ không có khoảng trống cho biến động giá.

Luôn tính đến sự biến động của cặp tiền đối với điểm entry. Ví dụ: bạn long GBP / JPY ở giá 145,00 với mức stoploss 144,90. Ngay cả khi bạn đúng khi dự đoán rằng giá sẽ lên từ vùng này, có khả năng giá vẫn sẽ giảm thấp hơn 10-15 pips so với giá entry trước khi tăng đến mức 147,00. Nhưng bạn không thể kiếm được khoản lợi nhuận 200 pip vì bạn đã stoploss trong nháy mắt. Vì vậy, đừng quên:

Khi đặt stoploss phải cộng thêm biến động giá của cặp tiền!

Sử dụng khối lượng giao dịch như số X của số pips, làm cơ sở cho các điểm dừng

Sử dụng khối lượng giao dịch như số lượng X của số pips, hay số tiền $ X thay vì phân tích kỹ thuật để xác định stoploss là ý tưởng tồi. Chúng tôi đã học được điều đó ở các bài học trước, nhớ chứ? Sử dụng khối lượng giao dịch để tính toán stoploss không liên quan gì đến cách thị trường phản ứng!

Vì chúng ta đang giao dịch theo thị trường, sẽ có ý nghĩa hơn khi đặt stoploss tùy thuộc vào cách thị trường di chuyển. Rốt cuộc, bạn đã chọn entry và profit dựa trên phân tích kỹ thuật thì chọn stoploss cũng nên tương tự như thế.

1605081067069.png

Chúng tôi không nói rằng bạn nên quên hoàn toàn khối lượng giao dịch. Điều chúng tôi khuyên bạn là bạn nên quyết định nơi đặt stoploss TRƯỚC KHI tính toán khối lượng giao dịch.

Đặt stoploss quá lớn

Một số nhà giao dịch mắc sai lầm khi thiết lập các stoploss quá xa so với hành động giá. Đặt stoploss quá xa đồng nghĩa với duy trì lệnh thua lỗ lâu hơn và mất tiền nhiều hơn, trong khi có thể giao dịch lệnh khác sáng giá hơn. Việc thiết lập các stoploss quá xa làm tăng số lượng pips mà giao dịch của bạn cần di chuyển theo hướng có lợi để bù đắp rủi ro.

Nguyên tắc chung là đặt các stoploss gần entry hợp lý nhất. Tất nhiên, bạn muốn đi bớt rủi ro và tăng lợi nhuận, phải không? Với tỷ lệ Reward:Risk tốt , giả sử 2:1, bạn sẽ có nhiều khả năng đóng giao dịch với lợi nhuận nếu bạn đặt stoploss chỉ bằng ½ profit.

Đặt stoploss chính xác ở các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Stoploss quá chặt? Ý tưởng tệ. Stoploss quá xa? Ý tưởng tệ. Chính xác thì đâu là một stoploss tốt?

Bạn hãy lưu ý các mức hỗ trợ và kháng cự gần đó khi quyết định nơi stoploss.

  • Nếu bạn long , bạn chỉ cần tìm một mức hỗ trợ và đặt stoploss ở phía dưới mức hỗ trợ một vài pip.
  • Nếu bạn short, bạn có thể tìm mức kháng cự và đặt stoploss cao hơn một vài pip.

Nhưng tại sao lại không đặt stoploss chính xác tại giá kháng cự – hỗ trợ? Lý do là giá vẫn có thể có cơ hội quay đầu và restest tại mức kháng cự – hỗ trợ một lần nữa trước khi tiến về profit.

Nếu bạn đặt stoploss cách một vài pips so với kháng cự – hỗ trợ thì bạn sẽ ít nhiều chắc chắn rằng mức hỗ trợ hoặc kháng cự khi bị phá vỡ sẽ đảo chiều xu hướng. Lúc đó, bạn có thể thừa nhận rằng ý tưởng giao dịch ban đầu đã sai.

3 nguyên tắc khi sử dụng stoploss

Khi bạn đã giao dịch demo và tạo một kế hoạch giao dịch tuyệt vời bao gồm stoploss, bây giờ bạn chỉ cần kỷ luật tuân theo stoploss cho dù thị trường có đi ngược với lệnh. Có hai cách để làm điều đó. Một là bằng cách sử dụng một stoploss tự động và hai là tự tay stoploss.

Cái nào phù hợp nhất với bạn? Đây là phần khó nhất vì tùy vào mức độ kỷ luật của bạn. Bạn có tinh thần thép và khả năng tự kiểm soát tâm lý tốt?

Thành công của trader chuyên nghiệp đến từ việc họ có tuân theo các kế hoạch định trước hay không. Các trader thiếu kinh nghiệm thường tự đặt câu hỏi nghi ngờ kế hoạch giao dịch và đánh mất sự khách quan khi chuỗi thua lỗ xuất hiện. Họ tháo bỏ stoploss vì tin rằng thị trường sẽ sớm quay đầu theo hướng có lợi. Đây chính là sai lầm!

Nếu thị trường stoploss bạn, lý do duy nhất là ý tưởng giao dịch ban đầu đã sai. Không có một lý do nào khác. Đây là lý do tại sao các vị thần ngoại hối toàn năng đã phát minh ra các lệnh stoploss tự động. Các nhà giao dịch ngoại hối mới phải luôn luôn sử dụng các lệnh tự động để tự động đóng giao dịch thua lỗ ở các mức được xác định trước.

Bằng cách này, bạn sẽ không cho mình cơ hội nghi ngờ kế hoạch giao dịch và phạm sai lầm. Bạn thậm chí sẽ không phải ngồi trước máy tính để thực hiện lệnh stoploss. Thật tuyệt vời phải không?!

Tất nhiên, bạn càng giao dịch nhiều thì kinh nghiệm sẽ càng tăng. Bạn càng hiểu rõ hơn về hành vi thị trường, củng cố phương pháp giao dịch và bạn sẽ càng kỷ luật hơn. Dù cho bạn sỡ hữu thần kinh thép, chúng tôi vẫn khuyên dùng lệnh tự động để thoát khỏi phần lớn các lệnh.

Các giao dịch đóng cửa thủ công bằng tay khiến bạn có thể phạm sai lầm (đặc biệt là trong các sự kiện không lường trước được) như nhập sai mức giá hoặc khối lượng, v.v. Đừng để giao dịch của bạn tăng thêm rủi ro không cần thiết, vì vậy hãy luôn có stoploss tự động!

1605081194070.png

3 quy tắc thiết lập mức dừng lỗ

  • Quy tắc số 1: Đừng để cảm xúc là lý do khiến bạn dừng bước

Stoploss cần được xác định trước khi bạn thực hiện giao dịch. Đừng để tâm lý hoảng loạn cản đường!

  • Quy tắc số 2: Đừng theo dõi stoploss của bạn

Khi đã đặt stoploss, hãy mặc kệ lệnh và không suy nghĩ xem liệu stoploss đã hợp lý chưa. Hãy cứ để lệnh tự do vì khi vào lệnh, bạn đã quản lý rủi ro chặt chẽ rồi.

  • Quy tắc số 3: Đừng nới lỏng stoploss

Tăng mức stoploss chỉ góp phần tăng rủi ro và số tiền sẽ mất. Nếu thị trường stoploss lệnh theo kế hoạch thì giao dịch của bạn đã hoàn tất. Hãy quên thua lỗ và chuyển sang cơ hội tiếp theo. Nới lỏng stoploss về cơ bản giống như không có stoploss nào cả và không có lý do gì để phải mạo hiểm cho việc này! Không bao giờ nới rộng stoploss của bạn!

Các quy tắc này khá dễ hiểu và nên được tuân theo, đặc biệt là quy tắc số 3!Tuân thủ nguyên tắc hoặc mất tiền đau đớn rồi trở nên nghèo đi.

1605081209434.png Hãy lập kế hoạch giao dịch cụ thể trước và tuân thủ thật kỉ luật để không hối tiếc sau này.

Tổng kết Stoploss

Vâng, bạn đã trải qua khóa học về stoploss. Bây giờ hãy xem lại những điều bạn cần nhớ. Tìm một nhà môi giới uy tín cho phép bạn giao dịch các khối lượng phù hợp với quy mô vốn và quy tắc quản lý rủi ro. Bạn LUÔN LUÔN xác định điểm thoát lệnh trước khi bạn mở một vị thế giao dịch.

1605081257557.png

Khi bạn đã tham gia giao dịch và thua lỗ, bạn sẽ mất khả năng đưa ra quyết định thoát khỏi giao dịch với cái đầu tỉnh táo. Điều đó có thể rất tệ cho số dư tài khoản! Stoploss theo điều kiện thị trường hiện tại, khung thời gian hoặc phương thức giao dịch.

Không đặt mức stoploss chạy theo số tiền bạn muốn mất. Thị trường không biết bạn có bao nhiêu tiền hoặc bạn muốn mất bao nhiêu tiền. Thẳng thắn mà nói, nó không quan tâm. Tìm các stoploss mà khi stoploss kích hoạt chứng minh ý tưởng giao dịch ban đầu của bạn sai và sau đó mới quản lý khối lượng giao dịch.

1605081268977.png

Sử dụng các lệnh stoploss tự động để đóng giao dịch. Stoploss thủ công bằng tay chỉ nên được sử dụng bởi những người có kinh nghiệm lâu năm và chuyên nghiệp. Các lệnh stoploss tự động giúp bạn gỉai phóng cảm xúc và có thể được thực hiện tự động bất kể bạn đang dùng bữa trưa hay đi ngủ.

Chỉ di chuyển điểm dừng lỗ theo hướng mục tiêu lợi nhuận. Tránh nới rộng stoploss! Giống như bất cứ điều gì trong trading, thiết lập stoploss là một môn khoa học đầy nghệ thuật. Thị trường rất biến động và một quy tắc hôm nay có thể không hoạt động vào ngày mai. Nếu bạn liên tục giao dịch với stoploss thì bạn sẽ càng tiến gần đến đẳng cấp của người quản lý rủi ro chuyên nghiệp!

1605081278995.png

Giao dịch không stoploss là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo khổ

Bài tiếp theo: Lệnh giao dịch
forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#