Trading Essentials
Giảm Phát Là Gì? Các Tác Động Của Giảm Phát Đến Thị Trường Forex
#
Marketing
14 phút đọc
19/07/2023
28
0
0

Giảm phát là gì

Việc nhận biết hiện tượng lạm phát và giảm phát là vô cùng quan trọng trong thời điểm nền kinh tế luôn có những biến động. Với những nhà giao dịch và nhà đầu tư, việc nắm được tình hình thị trường sẽ giúp họ đưa ra được những quyết định đúng đắn và tránh được rủi ro tài chính. Ở bài viết trước, FXCE đã cung cấp những thông tin về hiện tượng lạm phát, các bạn có thể xem lại bài viết Lạm Phát Là Gì? Tác Động Của Lạm Phát Đến Thị Trường Forex.

>> Xem thêm những bài viết thú vị khác tại:

USDT Là Gì? Lợi Ích Của Việc Sử Dụng USDT Trong Hệ Sinh Thái FXCE

FOMC là gì? Những tác động của FOMC đến thị trường Forex

Ngăn Ngừa Thua Lỗ Bằng Những Công Cụ Quản Lý Vốn Forex

icon-menu

Giảm phát là gì?

Giảm phát (Deflation) là một thuật ngữ kinh tế chỉ sự suy giảm chung của mức giá cả hàng hóa và dịch vụ. Theo từ điển Anh - Việt định nghĩa “giảm lạm phát là giảm bớt khối lượng tiền lưu hành (trong nền kinh tế) để hạ giá hoặc giữ cho giá cả ổn định. 

Giảm phát xảy ra khi mức giá cung trên thị trường kinh tế của quốc gia bị giảm xuống. Đây là khái niệm đối lập với lạm phát, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới mức 0% thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra. Hiểu một cách đơn giản, giảm phát là khi người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn so với trước đây với cùng một số tiền. 

Xét về khía cạnh tài chính tiền tệ, đồng tiền của quốc gia lúc này sẽ có giá hơn. Ví dụ cụ thể giữa Việt Nam đồng và USD, nếu bình thường chúng ta mất 23.000 đồng để mua một đồng USD thì trong tình trạng giảm phát chúng ta có thể mua 1 đồng USD chỉ với 20.000 đồng.

Tóm lại, giảm phát là hiện tượng khi giá cả hàng hóa giảm xuống và khác với giảm giá chỉ ở một khu vực kinh tế. Việc giảm giá tư liệu tiêu dùng sẽ không trở thành giảm phát nếu giá cả dịch vụ lại tăng bù vào.

Nguyên nhân gây ra tình trạng giảm phát

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giảm phát. Thoạt nhìn, chúng ta sẽ nghĩ giảm phát mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng khi họ có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên nhân dẫn đến giảm phát sẽ khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.

Giảm phát là gì

Sự sụt giảm trong tổng cầu 

Tổng cầu của quốc gia suy giảm là nguyên nhân hàng đầu khiến giảm phát xảy ra. Mất cân bằng cung - cầu trên thị trường sẽ dẫn đến cung lớn hơn cầu, dư thừa hàng hóa so với nhu cầu tiêu thụ sẽ khiến giá giảm. Tuy nhiên, trường hợp này phải xảy ra với một vài nhóm ngành cụ thể.

Xét về khía cạnh sản xuất, việc hàng giá giảm giá sẽ khiến doanh thu công ty giảm, từ đó cắt giảm nhân công, thu hẹp sản xuất là điều tất yếu sẽ xảy ra. Hậu quả là quy mô nền kinh tế có thể bị thu nhỏ, cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến mất ổn định xã hội.

Tăng năng suất

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng giảm phát nữa là do sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp công ty/ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó việc giảm giá thành sản phẩm là điều tất yếu khi cung lớn hơn cầu. Lúc này người tiêu dùng được hưởng lợi bởi giá bán giảm thấp hơn, cùng một số tiền nhưng bây giờ họ có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. 

Dù vậy, tình trạng này rất khó xảy ra do hầu hết doanh nghiệp đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Họ sẽ chỉ giảm giá đến một mức nhất định để có mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Giảm phát là gì

Sự thay đổi cấu trúc vốn công ty có thể dẫn tới giảm phát

Sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn giúp các doanh nghiệp có nhiều phương án hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất. Đặc biệt khi nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ với những khoản vay lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư.

Cùng một loại hàng hóa/ dịch vụ nhưng có nhiều đơn vị cung cấp dễ dẫn đến hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ. Các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận cấu trúc vốn mới cần giảm giá sản phẩm để thu hút sản phẩm. Chính hành động này sẽ dẫn đến giảm phát.

Dòng tiền tệ có sự thay đổi theo hướng sụt giảm (sự sụt giảm trong nguồn cung tiền)

Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm chính về nguồn cung tiền tệ. Khi xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, nhà nước sẽ giảm cung tiền để thắt chặt chi tiêu. Lúc này phía ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những biện pháp như bán trái phiếu chính phủ hoặc thay đổi chính sách về thị trường vốn. Điều này dẫn đến nguồn cung tiền giảm kéo theo giá trị đồng tiền tăng lên. Khi giá trị của đồng tiền cao hơn, giá cả hàng hóa cũng sẽ bị kéo xuống. Hệ quả cuối cùng sẽ tạo nên giảm phát.

Những ảnh hưởng của giảm phát

Giảm phát là gì

Việc số tiền chúng ta nắm giữ trong tay có thể mua được nhiều loại hàng hóa hơn có vẻ là một điều tốt. Thế nhưng vấn đề kinh tế nào cũng sẽ mang đến những tác động tích cực và tiêu cực nếu không được kiểm soát kịp thời. Cũng như lạm phát, giảm phát sẽ mang lại thiệt hại lớn khi diễn ra trong một thời gian dài. Cùng theo dõi các tác động bên dưới.

Tác động tích cực

Khi giảm phát bắt nguồn từ việc năng suất lao động sẽ tạo nên tác động tích cực. Điều này chứng tỏ có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra giảm phát cũng tạo ra những môi trường kinh doanh cởi mở, hạn chế tối đa hình thức mua bán độc quyền. Từ đó xây dựng thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Hiệu quả cạnh tranh tăng lên, doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực. Hơn hết, người tiêu dùng sẽ là những người hưởng thụ lợi ích đầu tiên. Khi giảm phát xảy ra họ có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hàng hóa dịch vụ với kinh phí ưu đãi hơn rất nhiều.

Tác động tiêu cực

  • Tác động tới quy mô kinh tế 

Khi quy mô nền kinh tế có nguy cơ suy thoái và sụt giảm nghiêm trọng trước tác động của giảm phát. Hàng hóa ứ đọng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu doanh nghiệp. Xét trong dài hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không ngừng suy giảm. 

Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là phá sản. Kéo theo quy mô nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giảm phát là gì

  • Khó khăn khi đầu tư và tái đầu tư 

Khi xảy ra giảm phát đồng nghĩa với việc đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ tiền nhiều hơn. Thay lưu thông tiền tệ qua các hoạt động đầu tư, gửi tiết kiệm, mua bán tài sản,...người tiêu dùng sẽ giữ lại nguồn tiền nhàn rỗi của mình. 

Điều này khiến cho các ngân hàng khó khăn khi thiếu nguồn tiền cho vay, doanh nghiệp không xoay vòng vốn được. Khi cung nội tệ thiếu, doanh nghiệp thiếu vốn đều tư do các dòng vốn bị tắc nghẽn. Hoạt động đầu tư, tái đầu tư do không có vốn cũng sẽ bị trì trệ theo.

  • Tác động tiêu cực đến giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hóa

Việc giảm hàng loạt kéo theo giảm doanh thu  và lợi nhuận là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế. Giảm phát diễn ra khiến đồng tiền tăng giá trong khi giá cả giảm mạnh. Người lao động phải đối mặt với nguy cơ bị giảm lương do hàng loạt dianh nghiệp phải điều tiết bù trừ thiệt hại khi giảm phát diễn ra. Kéo theo đó là tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá  sản, giảm lợi nhuận,...

Mối quan hệ giữa giảm phát và lạm phát

Giảm phát là gì

Trên thực tế, giảm phát và lạm phát là hai quá trình đối nghịch nhau và liên tiếp như những xu hướng. Giảm phát và lạm phát khác nhau thế nào? Cùng quan sát bảng bên dưới:

Tiêu chí so sánh

Giảm phát

Lạm phát 

Định nghĩa

Sự giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế

Sự gia tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế

Nguyên nhân 

*Sản xuất hiệu quả: giá cả hàng hóa/ dịch vụ giảm xuống do sự đổi mới công nghệ

*Cung tiền tệ giảm: Điều này khiến giá hàng hóa và dịch vụ bị giảm để làm cho sản phẩm có giá cả phù hợp với đại chúng

*Dư thừa tiền: Khi cung tiền trong nước tăng trên mức tăng trưởng kinh tế, giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống

*Cầu kéo: Những nhà cung cấp có thể tăng giá hàng hóa/ dịch vụ do nhu cầu về người dùng tăng

*Chi phí đẩy: Khi các công ty đối mặt với chi phí sản xuất tăng lên, họ có thể tăng giá hàng hóa để duy trì tỷ suất lợi nhuận

Lợi ích

Giảm phát được coi là có hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên lại có lợi cho người tiêu dùng

Lạm phát ở mức vừa phải được coi là tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ có lợi cho người sản xuất hàng hóa và dịch vụ 

Tác động

Tình trạng này khiến sức muc đồng tiền tăng. Ngoài ra, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm trong thời gian này

Lạm phát khiến giá trị đồng tiền bị giảm. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng tăng lên.

Hậu quả

Giảm phát khiến doanh nghiệp giảm đầu tư và chi tiêu, dễ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

Phân phối thu nhập không đồng đều

Những lần giảm phát diễn ra trên thế giới 

Giảm phát là gì

Mặc dù ít được nhắc đến và quan tâm như lạm phát, nhưng giảm phát đã xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới. Trong đó có cả những nền kinh tế cực kỳ phát triển.

Hoa Kỳ

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua một trong những thời kỳ giảm phát dài nhất từ năm 1980 đến năm 2015. Trong những năm 1970, sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát được gọi là “Đại lạm phát” đã xảy ra với mức giá tăng hơn 110% trong suốt thập kỷ. Để thay đổi tình hình này, Fed đã thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát. 

Sự gia tăng giá đã chậm lại và thấp nhất là 9% trong giai đoạn 2010-2015. Trong giai đoạn này, giảm phát đã diễn ra và mang đến những tác động tích cực.

Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng kể từ khi bong bóng tài sản tại Nhật bùng nổ đầu thập niên 1990. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã mắc một số sai lầm trong các chính sách về tiền tệ. Dẫn đến nền kinh tế chính thức rơi vào giảm phát năm 1998. 

Trong 2 thập kỷ từ 1990 - 2010, mặc dù nguồn cung tiền tăng ổn định nhưng vẫn không thể kéo nền kinh tế thoát khỏi giảm phát. Đến tháng 10/2016, lạm phát đã xuất hiện tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Cho thấy những chính sách được áp dụng đã mang lại hiệu quả.

Trung Quốc

Trong tháng 6/2023, Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận lạm phát bằng 0 trong hai năm rưỡi trở lại đây dù kỳ vọng trước đó là duy trì mức 0,2% của tháng 5. Nhiều dữ liệu đưa ra cho thấy Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ giảm phát tăng cao do CPI về 0 và PPI liên tục giảm. Nguyên nhân đến từ sự phục hồi kinh tế có phần yếu sau đại dịch. Người dân không sẵn sàng chi tiêu mà mong muốn tiết kiệm và tích trữ tiền của mình.

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tình trạng lạm phát thì tình trạng mới này của Trung Quốc được cho là đi ngược với xu hướng toàn cầu. Với các nhà hoạch định chính sách, nếu giảm phát diễn ra lâu dài sẽ hết sức nguy hiểm. Hiện chính phủ và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang có những nỗ lực để thay đổi tình trạng giảm phát.

Tác động của giảm phát tới thị trường Forex

Giảm phát là gì

Bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế toàn cầu đều ảnh hưởng đến đầu tư và giao dịch. Chúng ta cần lưu ý rằng mặc dù giảm phát có lợi cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính. Một ví dụ mà nhiều nhà kinh tế đưa ra là những người đi vay phải trả lại số tiền có giá trị hơn những gì họ đã vay. 

Trong thế giới Forex, các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, nếu giảm phát là do nhu cầu thấp và khả năng sinh lời kém của các doanh nghiệp, thì tiền tệ của một quốc gia có thể bị mất giá và các nhà đầu tư nước ngoài không còn ưa thích nữa.

Đó là lý do tại sao không còn nghi ngờ gì nữa, giảm phát là một động lực di chuyển trong Forex. Điều thú vị là khi giao dịch cặp USD/JPY và USD/EUR - hai cặp tiền phổ biến - thì nỗi lo giảm phát có thể thu hút các khoản đầu tư vào đồng đô la.

Giao dịch Forex trong thời kỳ giảm phát

Giảm phát là gì

Đối với những thay đổi dù là tích cực hay tiêu cực, trader cũng cần giữ sự bình tĩnh và có cho mình những chiến lược giao dịch thật phù hợp. Một số kinh nghiệm giao dịch trader có thể áp dụng trong thời kỳ giảm phát diễn ra.

  • Dù có đang trong tình hình giảm phát hay không, lượng kiến thức về giao dịch cũng cần được đầu tư đủ. Trader có thể học hỏi kinh nghiệm từ những trang chính thức uy tín như FXCE Blog, các trang thông tin tài chính hoặc từ cộng đồng giao dịch.

  • Luôn tạo cho mình thói quen giao dịch kỷ luật, kiểm soát được những rủi ro giao dịch (có thể tự động hóa bằng các sản phẩm công nghệ như FXCE Trader Guard)

  • Tuỳ thuộc vào mục tiêu của bạn, hãy khám phá các lựa chọn và chiến lược giao dịch khác nhau. Dần dần, hãy thiết lập một chiến lược giao dịch nhất quán vì tính nhất quán chính là chìa khoá để bạn thành công trong Forex.

  • Luôn theo dõi các chỉ số tài chính, các vấn đề xã hội và thông báo tin tức khác nhau vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chúng và giao dịch Forex nói riêng.

  • Hiểu tầm quan trọng của tâm lý giao dịch và học cách kiểm soát cảm xúc của bạn. Đặc biệt không nên giao dịch trong tâm thế tham lam mà cần phải bình tĩnh.

  • Chấp nhận rằng thị trường Forex liên tục thay đổi, vì thế luôn chuẩn bị sẵn các chiến lược dự phòng và chú ý đến các rủi ro.

Kết luận

Tóm lại giảm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ có xu hướng giảm và khi mức lạm phát giảm về mức âm. Giảm phát cũng có những tác động tích cực và tiêu cực khác nhau, chúng thường được áp dụng để điều chỉnh một nền kinh tế có mức lạm phát tăng cao. Nhưng giảm phát cũng có thể trở nên tiêu cực khi diễn ra trong một thời gian dài và không được kiểm soát. 

Các nhà giao dịch cũng cần quan sát thị trường để nhận biết các dấu hiệu của giảm phát để có một chiến lược giao dịch thật phù hợp. Hãy cùng theo dõi FXCE Blog để có thể đón đọc những bài viết thú vị và đầy bổ ích tiếp theo.

>> Theo dõi kênh thông tin chính thức của FXCE dành cho các trader:

| Facebook | YouTube | Website | Blog |

 

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#