Trading Essentials
IMF Là Gì? IMF Đóng Vai Trò Thế Nào Trong Nền Kinh Tế Thế Giới?
#
Marketing
8 phút đọc
31/07/2023
72
0
0

IMF là gì

Khi bước chân vào thị trường tài chính, ngoài những kỹ năng chuyên môn thì kiến thức xoay quanh thị trường cũng vô cùng quan trọng. Có thêm hiểu biết về các khái niệm trong tài chính sẽ giúp trader nắm bắt dễ dàng các thông tin về biến động thị trường. FXCE sẽ mang đến cho bạn những thông tin tổng quan, dễ hiểu về thị trường. Hôm nay hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm về Quỹ IMF và vai trò của nó.

>>Xem thêm nhiều kiến thức kinh tế khác tại:

Đi Tìm Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Giá Cổ Phiếu

Giảm Phát Là Gì? Các Tác Động Của Giảm Phát Đến Thị Trường Forex

Đình lạm là gì? Nó tác động như thế nào đến thị trường Forex

icon-menu

IMF là gì?

IMF là viết tắt của từ International Monetary Fund, nghĩa là Quỹ Tiền tệ Quốc Tế. Đây là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, gồm 190 quốc gia thành viên, có trụ sở ở Washington D.C - thủ đô Hoa Kỳ.

Cùng với Ngân hàng Thế giới, IMF được thành lập để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ và đảm bảo an ninh hệ thống tiền tệ toàn cầu. 

Ngoài ra quỹ còn đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo trên toàn thế giới. Sau nhiều năm, IMF đã trở thành một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của thị trường tài chính thế giới.

Lịch sử hình thành

IMF là gì?

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Các nước đã ra nhiều biện pháp khác nhau nhưng những biện pháp này lại mang tính tiêu cực. Vì thế thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

Tháng 12 năm 1945, Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) được chính thức thành lập sau khi các nước gửi thư phê chuẩn hiệp định đã kí tại Bretton Woods năm 1944 nhằm thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Đến ngày 1.3.1947 IMF bắt đầu hoạt động và được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Đến tháng 5 năm 1947, IMF tiến hành cho vay khoản đầu tiên.

Về cách thức hoạt động, IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.

Mục tiêu hoạt động của tổ chức là gì?

IMF là gì?

Ban đầu, tổ chức thành lập nhằm khuyến khích hợp tác tài chính quốc tế bằng cách tạo ra một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi với tỷ giá hối đoái cố định, đồng đô la có thể đổi thành vàng ở mức 35$/ ounce vào thời điểm đó. IMF sẽ thực hiện giám sát hệ thống này. 

Ví dụ một quốc gia có thể tự do điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình lên đến 10% theo cả hai hướng. Tuy nhiên những thay đổi lớn hơn cần có sự cho phép của IMF.

Các mục tiêu hoạt động chính của IMF sau này bao gồm:

  • Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động tư vấn và cộng tác

  • Tạo điều kiện mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế. Từ đó tăng tỷ lệ việc làm và thu nhập thực tế của các nước thành viên

  • Ổn định ngoại hối nhằm đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh 

  • Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán giữa các nước thành viên. Ngoài dỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch

  • Cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho các nước thành viên giải quyết 

Chức năng và nhiệm vụ của IMF

Sứ mệnh được mô tả trên trang web “Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như giảm nghèo trên toàn thế giới”. Tính đến nay, IMF vẫn duy trì thực hiện 3 nhiệm vụ chính sau đây:

Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu

IMF sẽ thu thập một lượng lớn thông tin về nền kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu nói chung. Mục đích của việc này là để giám sát đồng thời đưa ra phân tích, đánh giá. Qua đó đưa ra tư vấn về phương hướng phát triển cho các nước thành viên.

Tổ chức cũng thường xuyên đưa ra những dự báo kinh tế cấp quốc gia và quốc tế. Những dự báo này sẽ được công bố trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới. Cùng với đó là các cuộc thảo luận kéo dài về tác động của các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại đối với triển vọng tăng trưởng ổn định tài chính.

IMF là gì?

Hỗ trợ kỹ thuật giúp phát triển năng lực các quốc gia

IMF cũng hỗ trợ việc đào tạo, tư vấn cho các thành viên qua chương trình phát triển năng lực. Nội dung đào tạo bao gồm khả năng thu thập phân tích dữ liệu và xử lý dữ liệu. Các chương trình này thường được đưa vào dự án giám sát các nền kinh tế của IMF.

Hỗ trợ tài chính

IMF thực hiện các khoản vay đối với các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế. Mục đích của việc này là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính. Vào năm 2019, nguồn vốn vay đã đạt tới mức 11,4 tỷ SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của các nước thành viên) để đảm bảo hỗ trợ các hoạt động cho vay ưu đãi của IMF trong thập kỷ tới. Con số này thậm chí còn cao hơn mục tiêu ban đầu 0.4 SDR.

Các quỹ của IMF thường tạo điều kiện cho các quốc gia nhận hỗ trợ. Mục đích là để thực hiện cải cách để tăng tiềm năng tăng trưởng và ổn định tài chính. Đối tượng của các khoản cho vay thường là các quốc qua gặp vấn đề trong cán cân thanh toán. 

Các khoản vay này thường khá có lợi cho các nước đi vay. Ví dụ như cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài nhằm giúp các quốc gia gặp khó khăn. Đây là nhiệm vụ cốt lõi của IMF.

IMF và quan hệ với Việt Nam

Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR, chiếm 0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số quyền bỏ phiếu. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á với 13 nước thành viên.

Năm 1976, Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. 

Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và bị đình chỉ quyền vay vốn. Trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

IMF và Việt Nam

Tháng 10 năm 1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD – trong đó 209,2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.

Từ tháng 4 năm 2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Kết luận

IMF không chỉ đóng vai trò cân bằng tài chính toàn cầu mà còn là trung gian thúc đẩy sự hợp tác kinh tế cho các nước trên thế giới. Hiểu về cách thức hoạt động và theo dõi những cảnh báo mà IMF đưa ra sẽ góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan về tài chính thế giới. Giúp cho nhà đầu tư biết được diễn biến và dự đoán được hành động trong tương lai. Cùng đón chờ các thông tin thú vị tiếp theo từ FXCE.

>> Theo dõi kênh thông tin chính thức của FXCE dành cho các trader:

| Facebook | YouTube | Website | Blog |

 

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#