Level 2
[Cơ bản] [Level 2] Bài 3: Kháng cự Hỗ trợ & phương pháp giao dịch
#
Marketing
10 phút đọc
21/10/2022
69
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Tiếp nối chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, Level 2 sẽ mô tả các phương pháp giao dịch phổ biến.

Ở bài học trước, bạn đã được biết đến phân tích kỹ thuật, trong đó, Kháng cự Hỗ trợ là khái niệm phổ biến nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm chi tiết hơn về các vấn đề liên quan và đặc biệt là cách giao dịch. Đừng quên chuẩn bị giấy note, có thể bạn sẽ cần ghi chú các điểm đáng chú ý của bài học đó!

Đường xu hướng

Trước khi tìm hiểu phương pháp giao dịch Kháng cự Hỗ trợ, chúng ta sẽ cần đi qua các khái niệm liên quan.

Trend Lines (Đường xu hướng) là dạng phân tích kỹ thuật phổ biến bậc nhất hiện nay, đặc biệt là trong giao dịch ngoại hối. Nếu bạn biết vẽ những đường xu hướng một cách đúng đắn, nó cũng mang về một tỉ lệ thắng rất cao, không thua bất kỳ một phương pháp nào.

Đáng tiếc, đa phần nhiều trader lại không vẽ chính xác hoặc cố gắng bắt ép đường này phù hợp với thị trường hoặc ngược lại.

1604053832422.png
Trend Lines tăng
1604053994839.png
Trend Lines giảm​

Đường xu hướng tăng vẽ dọc theo đáy của các vùng hỗ trợ. Đường xu hướng giảm vẽ dọc theo đỉnh của các vùng kháng cự.

Làm thế nào để vẽ đúng đường xu hướng?

Để vẽ đường xu hướng chính xác, việc cần làm là xác định các vùng đỉnh – đáy chính xác và kết nối chúng. Rất đơn giản, Trend Lines là một kỹ thuật không cầu kì.

1604054018008.png

Các dạng Trend Lines

  • Uptrend (higher lows): xu hướng tăng (vùng hỗ trợ cao dần)
  • Downtrend (lower highs): xu hướng giảm (vùng kháng cự thấp dần)
  • Sideways trend (ranging): xu hướng đi ngang (giá đi ngang trong một phạm vi nhất định).

Một số lưu ý khi sử dụng Trend Lines

  • Để vẽ được một trendline cần ÍT NHẤT 2 đỉnh hoặc 2 đáy để nối lại với nhau.
  • Một Trend Lines cần đi qua ít nhất 3 đỉnh hoặc 3 đáy để được công nhận là đã có một xu hướng thực sự
  • Một Trend Lines có độ dốc càng cao thì càng ít hiệu quả, đường xu hướng càng thoải sẽ càng có độ tin cậy cao.
  • Cũng giống như kháng cự hỗ trợ, một đường xu hướng được retest càng nhiều thì càng vững chắc.

Kênh giá

Nếu bạn làm thêm một bước nữa khi vẽ đường xu hướng là vẽ thêm một đường song song cùng góc với đường xu hướng cũ thì sẽ tạo nên một kênh. Không, chúng tôi không nói về HBO, National Geographic Channel hay Cartoon Network. Mà đây chính là kênh xu hướng giá, ngắn gọn là kênh giá.

Kênh giá là một công cụ phân tích kỹ thuật để xác định vùng mua – bán rất tốt. Đường xu hướng phía trên chính là mức kháng cự và đường xu hướng phía dưới chính là mức hỗ trợ. Vì vậy, cả đỉnh và đáy của kênh giá đều đại diện cho các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.

Kênh giá có độ dốc đi xuống (Down Channel) được xem là giá có xu hướng giảm. Kênh giá có độ dốc đi lên (Up Channel) được xem là giá có xu hướng tăng. Kênh giá đi ngang (Sideway Channel) được xem là giá đang đi ngang trong một giới hạn.

1604054175848.png

Để vẽ một kênh tăng dần, đầu tiên bạn sẽ phải vẽ được một đường xu hướng tăng, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán vào vị trí chạm đỉnh gần nhất.

Tương tự với kênh giá giảm, bạn cần có một đường xu hướng giảm, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán đường vừa vẽ vào điểm chạm đáy gần nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng Kênh giá:

  • Trong kênh giá, 2 đường xu hướng không nhất thiết song song với nhau mà nên tương đối và không ép hành vi giá phải nằm trong kênh.
  • Kênh giá nên được vẽ cùng với thời điểm bạn vẽ một đường xu hướng.
  • Khi giá chạm vào kênh trên, đây có thể là vùng bán được.
  • Khi giá chạm vào kênh dưới, đây có thể là vùng mua được.

Giao dịch bằng Kháng Cự Hỗ Trợ

Giờ hãy bắt đầu áp dụng những kiến thức vừa học vào giao dịch thực tế nhé. Để đơn giản hóa, chúng tôi sẽ đặt tên và chia các phản ứng với Kháng cự Hỗ trợ của giá thành 2 dạng: Bật (Bounce) và Phá (Break).

Cú Bật (Bounce)

Dễ hiểu như cái tên, các nhà giao dịch theo kháng cự hỗ trợ sẽ giao dịch theo các cú bật sau khi đường giá chạm cản.

Nhiều nhà giao dịch mắc phải một lỗi tư duy về cú bật khi đặt lệnh ngay ở vùng giá kháng cự hỗ trợ, vì họ muốn bắt kịp đường giá sớm nhất có thể. Đúng là họ có thể chiến thắng vài lần, nhưng ở thị trường phức tạp bậc nhất như Forex, thì đôi khi, giá sẽ quay đầu trước khi chạm vào vùng cản.

Khi giao dịch với cú bật giá, chúng ta cần một vị trí đảm bảo tỉ lệ thắng và xác nhận rằng giá đã thực sự bật lại sau khi chạm vào vùng cản. Ví dụ, thay vì mua hoặc bán ngay vùng cản, chúng ta sẽ đợi giá thực sự bật lại để bắt đầu vào lệnh

1604054594483.png
Lệnh mua

 

1604054650999.png
Lệnh bán

 

1604054659417.png
Ví dụ thực tế​

Với sự cẩn thận cần thiết này, tài khoản của bạn sẽ an toàn hơn khi giao dịch. Nếu không bạn sẽ là một kẻ bắt dao rơi, và trò chơi đó thì hẳn là nguy hiểm khôn lường.

Cú Phá (Break)

Tại một thế giới hoàn hảo, Kháng cự Hỗ trợ được duy trì mãi mãi. Thức ăn nhanh ăn bao nhiêu cũng tốt và thế giới sẽ mãi luôn hòa bình. Tại một thị trường Forex trong mơ, chúng ta vào – thoát lệnh khi giá chạm vùng Kháng cự Hỗ trợ và kiếm được vô số tiền.

Nhưng đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ. Các vùng kháng cự hỗ trợ thường xuyên bị phá vỡ. Lý do thì đơn giản lắm, vì giá phá qua cản nghĩa là giá phá qua cản, vậy thôi. Chính vì vậy, có 2 cách giao dịch theo Cú Phá (Break) đó là: dạng trực diện và dạng an toàn

Trực diện

Cách này hiểu đơn giản là bạn mua – bán bất cứ khi nào giá phá vùng kháng cự hỗ trợ một cách thuyết phục. Thuyết phục tức có nghĩa là giá phá qua kháng cự hỗ trợ thực sự MẠNH.

1604054711652.png

Dạng an toàn

Giả sử: Bạn quyết định mua EUR/USD tại mức hỗ trợ với dự đoán giá sẽ quay đầu tăng lại. Tuy nhiên, giá phá qua vùng hỗ trợ và lệnh đang gây thua lỗ. Bạn sẽ làm gì ngay lúc này?

  • Chấp nhận thất bại và thoát lệnh ngay lập tức.
  • Giữ nguyên lệnh và hy vọng giá tăng lại.

Nếu bạn là người giữ lệnh, thì bạn thực sự thuộc về trường phái giao dịch phá cản theo dạng an toàn. Đây là một dạng giao dịch rất cần sự kiên nhẫn và lòng tin vào phân tích kỹ thuật của bản thân người trader.

Một mẹo nhỏ ở đây là thay vì vào lệnh ngay lập tức, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi giá “test lại” cản (pullback) và vào lệnh ở khoảng giá đó để tạo ra lợi thế cho lệnh của mình.

1604054723085.png

Hãy luôn nhớ tất cả mọi thứ đều là xác suất. Sẽ có những tình huống mà giá “một đi không ngoảnh lại” khi test cản, vì thế chúng ta luôn cần một điểm dừng lỗ tuyệt đối, đừng giữ một lệnh quá lâu chỉ vì bạn đặt niềm tin quá nhiều.

Tổng kết về KC – HT

Trong bài học trước và qua các phần trên, bạn đã học về kháng cự hỗ trợ trong giao dịch. Hãy xem bạn đã học được những gì.

Khi giá tăng và sau đó giảm trở lại, vùng giá cao nhất đạt được trước khi giảm được gọi là vùng kháng cự (Resistance Zone). Khi giá tiếp tục tăng trở lại, vùng giá thấp nhất đạt được trước khi giá tăng là vùng hỗ trợ (Support Zone).

Kháng cự Hỗ trợ là các vùng

  • Một điều cần ghi nhớ là kháng cự hỗ trợ thường không phải các con số chính xác.
  • Bạn hãy nghĩ kháng cự hỗ trợ chính là các “vùng tương đối”.
  • Biểu đồ đường dùng để xác định vùng kháng cự hỗ trợ dễ dàng hơn biểu đồ nến.

Kháng cự Hỗ trợ có thể đảo ngược vai trò

Khi giá phá qua vùng kháng cự thì vùng kháng cự đó sẽ trở thành vùng hỗ trợ mới.

Kháng cự Hỗ trợ

Tương tự như vậy, nếu vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì vùng đó sẽ trở thành vùng kháng cự mới.

Kháng cự Hỗ trợ

Khái niệm này chính là “đảo ngược vai trò”.

Trend Lines

Đường xu hướng tăng vẽ dọc theo đáy của các vùng hỗ trợ.

1604055206079.png

Đường xu hướng giảm vẽ dọc theo đỉnh của các vùng kháng cự.

1604055212675.png

Các dạng đường xu hướng chính:

  • Uptrend (higher lows): xu hướng tăng (vùng hỗ trợ cao dần)
  • Downtrend (lower highs): xu hướng giảm (vùng kháng cự thấp dần)
  • Sideways trend (ranging): xu hướng đi ngang (giá đi ngang trong một phạm vi nhất định).

Kênh giá

  • Kênh giá có độ dốc đi xuống (Down Channel) được xem là giá có xu hướng giảm.
  • Kênh giá có độ dốc đi lên (Up Channel) được xem là giá có xu hướng tăng.
  • Kênh giá đi ngang (Sideway Channel) được xem là giá đang đi ngang trong một giới hạn.

Để vẽ một kênh tăng dần, đầu tiên bạn sẽ phải vẽ được một đường xu hướng tăng, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán vào vị trí chạm đỉnh gần nhất.

1604055241933.png

Tương tự với kênh giá giảm, bạn cần có một đường xu hướng giảm, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán đường vừa vẽ vào điểm chạm đáy gần nhất.

1604055252198.png

Giao dịch theo kháng cự hỗ trợ

Bao gồm 2 phương pháp:

  • Cú Bật (Bounce)
  • Cú Phá (Break)

Các nhà giao dịch theo kháng cự – hỗ trợ sẽ giao dịch theo các Cú Bật (Bounce) sau khi đường giá chạm cản đã xác định. Khi giao dịch với cú bật giá, chúng ta cần một vị trí đảm bảo tỉ lệ thắng và xác nhận rằng giá đã thực sự bật lại sau khi chạm vào vùng cản.

Với sự cẩn thận cần thiết này, tài khoản của bạn sẽ an toàn hơn khi giao dịch. Nếu không bạn sẽ là một kẻ bắt dao rơi, và trò chơi đó thì hẳn là nguy hiểm khôn lường.

1604055278718.png

 

Giao dịch theo Cú Phá Giá (Break):

  • Dạng trực diện: bạn mua – bán bất cứ khi nào giá phá vùng kháng cự – hỗ trợ một cách mạnh mẽ.
  • Dạng an toàn: thay vì vào lệnh ngay lập tức, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi giá “test lại” cản (pullback) và vào lệnh ở khoảng giá đó để tạo ra lợi thế cho lệnh của mình.
1604055289840.png
Dạng trực diện

 

1604055296676.png
Dạng an toàn​

 

Bài tiếp theo: Phương pháp giao dịch với Fibonacci

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#