Level 2
[Cơ bản] [Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật
#
Marketing
24 phút đọc
21/10/2022
133
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này. Tiếp nối chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, Level 2 sẽ mô tả các phương pháp giao dịch phổ biến.

Các bài học trước đã giới thiệu phân tích kỹ thuật với Kháng cự Hỗ trợ và Fibonacci. Giờ chúng tôi sẽ trình bày một trường phái phân tích cũng phổ biến không kém: Đường MA. Bắt đầu bài học ngay nào, chúng tôi mong bạn sẽ có thể kiên trì đến cuối bài!

Đường MA là gì?

Đường MA là viết tắt từ đường Moving Average (đường trung bình động) là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất. Đường MA được dùng để làm “phẳng” biến động giá giúp phân biệt đâu là “nhiễu” thị trường và đâu là xu hướng thực tế.

Đường trung bình động được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa của cặp tiền chia cho khoảng thời gian “X”.

1604304068830.png

Như bạn có thể thấy, đường MA trông giống như một đường nguệch ngoạc phủ lên trên giá (được biểu thị bằng mô hình nến Nhật Bản). Loại công cụ này được gọi là chart overlay (lớp phủ biểu đồ)do đường MA phủ trực tiếp lên đường giá.

Giống như mọi chỉ báo kỹ thuật, chỉ báo đường MA được sử dụng để giúp chúng ta dự báo giá trong tương lai. Trong thị trường thực tế, xu hướng không đi theo đường thẳng nên MA giúp làm mượt chuyển động giá ngẫu nhiên và giúp bạn thấy được xu hướng cơ bản.

1604304094436.png

Bằng cách nhìn vào độ dốc của đường trung bình, bạn có thể xác định hướng xu hướng tốt hơn. Có nhiều loại đường trung bình động khác nhau và mỗi loại đều có mức độ “trơn tru” riêng.

Nói chung, đường trung bình càng trơn tru thì phản ứng với biến động giá càng chậm. Đường trung bình càng gấp thì phản ứng với biến động giá càng nhanh. Để làm cho đường trung bình mượt mà hơn, bạn nên lấy giá đóng cửa trung bình trong một khoảng thời gian dài hơn.

Cách chọn “Độ dài” thích hợp cho đường MA

Độ dài hay số chu kỳ báo cáo ảnh hưởng đến cách hiển thị đường MA.

Độ dài càng ngắn, càng ít dữ liệu được đưa vào tính toán đường trung bình động, có nghĩa là đường trung bình động càng gần với giá hiện tại. Điều này làm giảm tính hữu dụng và có thể cung cấp ít thông tin chi tiết hơn về xu hướng tổng thể so với giá hiện tại.

Độ dài càng dài, càng nhiều dữ liệu được đưa vào tính toán đường trung bình động, có nghĩa là bất kỳ mức giá đơn lẻ nào cũng khó có thể thay đổi tổng thể xu hướng dài. Nếu có quá nhiều điểm dữ liệu, biến động giá có thể trở nên “quá trơn tru” khiến bạn không thể phát hiện ra bất kỳ loại xu hướng nào!

Cho nên khi sử dụng đường MA, bạn cần lựa chọn một độ dài (hoặc các khoảng thời gian) phù hợp.

Có 2 loại đường MA:

  • Simple
  • Exponential

Đường MA không dự đoán xu hướng giá cả; thay vào đó, chúng xác định xu hướng hiện tại với độ trễ.

Đường MA đơn giản – Simple Moving Average (SMA)

Simple Moving Average (SMA) là loại đường MA đơn giản nhất. Về cơ bản, SMA được tính bằng cách lấy tổng tất cả giá đóng cửa của chu kì X rồi chia cho X.

Tính toán SMA

Nếu bạn vẽ SMA với chu kỳ 5 trên biểu đồ H1, bạn sẽ cộng giá đóng cửa trong 5 giờ qua và chia cho 5. Chuỗi các mức giá trung bình liên tục sẽ tạo đường SMA. Nếu bạn định vẽ SMA có chu kỳ 5 trên biểu đồ 30 phút, bạn sẽ cộng giá đóng cửa của 150 phút qua rồi chia số đó cho 5.

Hầu hết các nền tảng cung cấp biểu đồ đều tính toán sẵn cho bạn. Hiểu cách tính toán sẽ giúp bạn tinh chỉnh dữ liệu SMA sao cho hợp lý với phong cách giao dịch cá nhân.

Bây giờ, như với hầu hết các chỉ báo khác, các đường MA hoạt động với độ trễ. Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của lịch sử giá trong quá khứ, bạn thực sự chỉ nhìn thấy đường giá của quá khứ gần nhất.

1604304369500.png

 

Như bạn có thể thấy trên biểu đồ, SMA càng dài thì càng tụt hậu so với giá. Bạn có thể thấy SMA 62 ở xa hơn mức SMA 5 và SMA 30 đến mức nào. Điều này là do đường SMA 62 cộng giá đóng cửa của 62 nến H1 gần nhất và chia cho 62.

Thời gian bạn sử dụng cho SMA càng dài thì phản ứng với biến động giá càng chậm. SMA thể hiện tâm lý chung của thị trường tại một thời điểm. Ví dụ trên cho thấy cặp tiền đang có xu hướng.

Thay vì quá chú tâm đến mức giá hiện tại, các đường MA cung cấp cho bạn một cái nhìn rộng hơn và giờ đây chúng ta có thể đánh giá xu hướng chung của giá trong tương lai. Với việc sử dụng SMA, chúng ta có thể biết liệu một cặp đang có xu hướng tăng, có xu hướng giảm hay chỉ dao động đi ngang.

Nhược điểm của SMA: chúng dễ bị đột biến và khi việc này diễn ra sẽ cung cấp cho bạn tín hiệu saivề việc thay đổi xu hướng nhưng trên thực tế, xu hướng không có gì thay đổi.

Đường MA hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA)

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập về việc SMA có thể bị biến dạng bởi mức tăng đột biến. Hãy quan sát ví dụ dưới đây về SMA 5 trên biểu đồ EUR/USD Daily.

1604304743211.png

Giá đóng cửa trong 5 ngày qua như sau:

  • Ngày 1: 1.3172
  • Ngày 2: 1.3231
  • Ngày 3: 1.3164
  • Ngày 4: 1.3186
  • Ngày 5: 1.3293

Đường SMA sẽ được tính như sau: (1.3172 + 1.3231 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3209

Bây giờ, nếu như có tin về đồng EUR khiến nó rơi giá về 1.3 vào ngày thứ 2 thì đường SMA được tính như sau: (1.3172 + 1.3000 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3163

Kết quả SMA trở nên thấp hơn rất nhiều và nó sẽ nói cho bạn rằng giá đang giảm nhưng thực tế, ngày thứ 2 chỉ là một sự kiện ngẫu nhiên do báo cáo kinh tế kém. SMA lại hóa tầm thường trước các biến động giá ngẫu nhiên. Nhưng có một loại MA có thể giúp bạn tránh nhược điểm của SMA đó là Exponential Moving Average – EMA (Đường trung bình động hàm mũ).

EMAđặt trọng tâm vào giá gần với thời điểm hiện tại nhất như ở cặp EURUSD ở trên thì đó là ngày 3, 4, 5. Điều này có nghĩa là mức tăng đột biến ở ngày 2 có giá trị thấp và sẽ không có tác động lớn đến đường trung bình như cách tính toán SMA.

EMA so với SMA

Biểu đồ USD/JPY H4 dưới đây để so sánh đường trung bình động đơn giản (SMA) với đường trung bình động hàm mũ (EMA)

1604304777449.png

Đường màu đỏ (30 EMA) dường như gần với đường giá hơn đường màu xanh (30 SMA). Điều này sẽ giúp thể hiện rõ hành động giá gần đây, cho nên EMA chú trọng nhiều hơn vào những gì đang diễn ra. Khi giao dịch, các trader có xu hướng tập trung vào những gì đang diễn ra hơn là những dữ liệu trong tuần trước hoặc tháng trước.

So sánh 2 loại đường MA: Simple vs Exponential

Bây giờ có lẽ bạn đang tự hỏi, đường MA nào tốt hơn? SMA hay EMA?

Đầu tiên, hãy bắt đầu với exponential moving average (EMA). Nếu bạn muốn có một đường MA phản ứng với giá nhanh thì đường EMA là phù hợp. EMA giúp bạn nắm bắt xu hướng sớm; điều này giúp mang lại lợi nhuận cao. Trên thực tế, bạn nắm bắt được xu hướng càng sớm, bạn càng có thể đi theo xu hướng đó lâu hơn và thu về những khoản lợi nhuận.

Nhược điểm của EMA là nó khiến bạn gặp các tín hiệu giả khi thị trường bị nén vì EMA phản ứng rất nhanh với giá, bạn có thể nghĩ rằng đó là một xu hướng hình thành trong khi đó chỉ là một đợt tăng giá thông thường. Đây là mặt hạn chế khi chỉ báo chuyển động quá nhanh.

Với simple moving average (SMA), thì ngược lại. Khi bạn muốn có một đường MA mượt mà hơn và phản hồi chậm hơn với hành vi giá, SMA lại là lựa chọn hợp lý. Điều này sẽ hoạt động tốt khi xem xét các khung thời gian dài, vì nó có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về xu hướng tổng thể. Mặc dù phản ứng chậm với hành vi giá, nó có thể giúp bạn tránh khỏi nhiều tín hiệu giả mạo.

Nhược điểm là vì chậm nên bạn có thể bỏ lỡ các điểm vào lệnh đep.

Để dễ hình dung, bạn hãy mường tượng SMA vs EMA chính là hình ảnh rùa vs thỏ.

So sánh 2 loại đường MA như rùa và thỏ

Con rùa chậm, giống như SMA, vì vậy bạn có thể bỏ lỡ việc bắt kịp xu hướng sớm. Tuy nhiên, nó có một lớp vỏ cứng để tự bảo vệ trước các tín hiệu giả. Mặt khác, thỏ nhanh như EMA. Nó giúp bạn bắt kịp xu hướng nhưng bạn có thể bị lừa dối bởi các tín hiệu giả.

 
SMA​
EMA​
Ưu điểm Hiển thị biểu đồ mượt mà giúp loại bỏ hầu hết các tín hiệu giả. Di chuyển nhanh và rất tốt trong việc thể hiện các biến động giá gần đây.
Nhược điểm Do di chuyển chậm nên có thể khiến bạn vào lệnh trễ Dễ gặp các tín hiệu giả

Khi nào sử dụng từng loại đường MA

Đường MA nào tốt hơn? Với các đường MA, chu kỳ chọn càng dài thì phản ứng với chuyển động giá càng chậm. EMA sẽ theo dõi đường giá chặt chẽ hơn đường SMA. Do đó, EMA thường được coi là thích hợp hơn cho giao dịch ngắn hạn. Vì đường EMA sẽ di chuyển nhanh hơn SMA nên nó thường bị sai lệch đối với các khung thời gian dài như khung D.

Đường SMA với độ trễ chậm hơn đường giá, có xu hướng điều chỉnh theo hành vi giá theo thời gian, khiến nó trở thành một chỉ báo xu hướng tốt, duy trì lệnh mua khi giá trên SMA và lệnh bán ra khi giá dưới SMA. Vậy SMA hay EMA? Thực sự là do bạn quyết định.

Bạn có thể sử dụng SMA để đánh giá xu hướng trong khung dài hạn và sử dụng EMA trong khung ngắn hạn để tìm điểm vào lệnh. Trong các phần sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn:

  • Sử dụng MA để xác định xu hướng.
  • Sử dụng kết hợp nhiều MA cùng nhau.
  • Sử dụng MA làm kháng cự – hỗ trợ động

Sử dụng đường MA để xác định xu hướng

Một cách tuyệt vời để sử dụng đường MA là giúp bạn xác định xu hướng. Cách đơn giản nhất là chỉ vẽ một đường trung bình động duy nhất trên biểu đồ. Khi hành vi giá có xu hướng duy trì trên đường MA, giá đang ở xu hướng TĂNG. Khi hành vi giá có xu hướng duy trì dưới đường MA, giá đang ở xu hướng GIẢM.

1604305935318.png

Vấn đề với điều này là nó quá đơn giản. Ví dụ NZD/USD đang trong xu hướng giảm, nhưng một bản tin xuất hiện khiến giá tăng cao hơn.

1604305942786.png

Giá đã ở phía trên đường MA và có lẽ nên mua vì bạn tin NZD/USD sẽ tăng.

1604305966264.png

Hóa ra, các nhà giao dịch chỉ phản ứng với tin tức nhưng xu hướng vẫn tiếp tục và giá tiếp tục giảm xuống!

Một số trader sử dụng nhiều đường MA trên biểu đồ thay vì chỉ một. Điều này mang lại tín hiệu rõ ràng hơn về việc cặp tiền có xu hướng tăng hay giảm tùy thuộc vào thứ tự các đường trung bình động. Trong xu hướng tăng, đường trung bình động chu kì ngắn phải nằm trên đường trung bình động chu kì dài và đối với xu hướng giảm, ngược lại.

Ví dụ: chúng ta sử dụng 2 MA là 10 (xanh) và 20 (cam). Trên biểu đồ, bạn sẽ thấy như sau:

1604305980815.png

Trong suốt xu hướng giảm đường MA 10 nằm dưới MA 20. Như bạn có thể thấy, bạn có thể sử dụng các đường trung bình động để xác định cặp tiền đang có xu hướng tăng hay giảm. Bằng cách kết hợp MA với đường xu hướng, bạn có thể ra quyết định mua bán cặp tiền.

Sử dụng điểm giao nhau giữa các MA để vào lệnh

Bạn nên biết rằng các đường MA có thể giúp bạn xác định thời điểm xu hướng sắp kết thúc và đảo ngược. Là nhà giao dịch theo xu hướng, bạn cần nhận ra và đi theo xu hướng càng lâu càng tốt.Bạn phải biết khi nào nên vào lệnh VÀ khi nào nên thoát lệnh.

Xu hướng có thể được định nghĩa đơn giản là hướng chung của giá trong ngắn hạn, tức thời hoặc dài hạn. Một số xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi những xu hướng khác kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Nhưng bạn không nhất thiết phải biết một xu hướng cụ thể sẽ kéo dài bao lâu. Điểm giao nhau giữa của đường MA giúp bạn xác định điểm vào – thoát lệnh. Điểm giao nhau này xảy ra khi2 đường MA khác nhau cắt nhau. Bởi vì MA là một dạng chỉ báo kỹ thuật có độ trễ so với xu hướng nên không nắm bắt chính xác đâu là đỉnh – đáy thị trường. Nhưng lại cực hữu dụng trong việc xác định xu hướng.

Sự giao nhau của các đường MA trả lời 3 câu hỏi:

  • Giá có còn có thể theo xu hướng nếu thị trường đang có xu hướng hay không?
  • Đâu là điểm vào lệnh tiềm năng cho giao dịch theo xu hướng?
  • Khi nào một xu hướng có thể kết thúc hoặc đảo ngược?

Tất cả những gì bạn phải làm là dựa vào một vài đường MA trên biểu đồ và chờ đợi sự giao nhau.Nếu các đường trung bình động cắt nhau, nó có thể báo hiệu rằng xu hướng sắp thay đổi, do đó cho bạn cơ hội để vào lệnh ở mức giá tốt.

Hãy quan sát biểu đồ USD/JPY dưới đây với đường SMA 10 có màu xanh và SMA 20 có màu cam

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

Một xu hướng giảm trước đó đã đảo chiều sau khi 2 đường SMA giao cắt với nhau và nếu bạn vào lệnh khi điểm giao này xuất hiện, bạn đã mua ngay đầu xu hướng. Hiển nhiên, bạn cần một kế hoạch vào lệnh kĩ càng cùng hành vi giá hợp lý và phải đặt stoploss để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Vậy nếu bạn đang duy trì lệnh như lại thấy sự giao cắt này thì sao? Một số trader quyết định thoát lệnh ngay khi thấy các giao cắt này vì họ nghĩ rằng sẽ không biết giá sẽ đi về đâu nên chốt lời chờ động thái tiếp theo. Số khác họ vẫn kiên nhẫn chờ xem hành vi giá sẽ ra sao nếu nó đi ngược xu hướng một số pips rủi ro, họ sẽ cắt lỗ ngay.

Tóm lại, sự giao nhau của đường MA rất hữu ích trong việc xác định khi nào một xu hướng có thể xuất hiện hoặc khi một xu hướng có thể kết thúc, thể hiện qua các điểm vào – thoát lệnh tiềm năng. Điểm giao nhau của các đường MA có thể sử dụng kết hợp với các mô hình giá hoặc những pha giá phá vỡ vùng kháng cự – hỗ trợ để tăng hiệu quả giao dịch.

Sử dụng đường MA làm kháng cự – hỗ trợ

Một cách khác sử dụng đường MA là sử dụng chúng như các mức kháng cự hỗ trợ động. Các kháng cự hỗ trợ động liên tục thay đổi tùy thuộc vào hành vi giá gần nhất.

Nhiều trader xem các vùng kháng cự – hỗ trợ này là các vùng chính mà họ mua khi giá giảm và chạm MA cũng như bán khi giá tăng và giá chạm vào đường MA (giá phá cản và có xu hướng test lại cản cũ).

 

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

Mỗi khi có giá tiếp cận EMA 50 và kiểm tra đường MA, nó hoạt động như một ngưỡng kháng cự và giá bật trở lại xu hướng.

Một điều bạn cần lưu ý là đây chỉ giống như các đường hỗ trợ và kháng cự thông thường của bạn. Điều này có nghĩa là giá không phải lúc nào cũng bật trở lại xu hướng ngay khi chạm đường trung bình. Đôi khi nó sẽ vượt qua MA một chút trước khi quay trở lại theo hướng của xu hướng.

Một số trader đã phát triển ý tưởng này thành việc chỉ mua bán khi và chỉ khi giá nằm giữa khoảng trống của 2 đường MA. Có rất nhiều cách gọi vùng này như The Zone, vùng mua bán hoặc đám mây MA.

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

Giá quay trở lại xu hướng khi tiến vào “Zone” giữa 2 MA. Bạn thấy rằng giá đã vượt qua đường 10 EMA một vài pips, nhưng tiếp tục giảm sau đó. Vùng giữa các đường MA chính là vùng kháng cự – hỗ trợ cũng như vùng được nhiều trader chờ đợi vào lệnh.

Giá vượt qua kháng cự hỗ trợ động

Bởi vì các đường MA đóng vai trò như các mức kháng cự – hỗ trợ động; cho nên giá hoàn toàn có thể phá qua chúng như các mức kháng cự hỗ trợ bình thường

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

EMA đã đóng vai trò là mức kháng cự trong thời gian dài khi giá bật lại mỗi khi chạm vào nó. Nhưng một cú bứt phá mạnh đã khiến giá đảo chiều xu hướng, lúc này EMA trở thành vùng hỗ trợ cho mỗi lần giá chạm vào rồi bật lên.

Tương tự như các kháng cự – hỗ trợ cố định, các kháng cự – hỗ trợ động cũng đổi vị trí cho nhau khi giá đảo chiều (kháng cự cũ thành hỗ trợ mới và ngược lại).

Đường MA giúp bạn dễ dàng xác định ngay đâu là các mức cản linh động, bạn thấy MA ngay trên đường giá hiện tại mà không cần quay ngược thời gian để xác định các vùng kháng cự – hỗ trợ tiềm năng. Việc này giúp bạn tập trung vào hành vi giá hiện tại hơn thay vì quá mải mê với các dữ liệu quá khứ.

Sử dụng chỉ báo MA Envelopes

Trong các phần trước, chúng ta đã biết MA dùng để xác định những thay đổi của xu hướng. Mặc dù MA là một công cụ hữu ích nhưng vẫn có thể cung cấp các tín hiệu sai. Chúng ta mua khi giá đóng cửa trên MA và bán khi giá đóng cửa ở dưới MA.

Ví dụ EUR/USD đang tăng và đóng cửa trên mức MA, báo hiệu một lênh mua. Làm thế nào để biết liệu tín hiệu này là thực hay không? Bạn có 2 lựa chọn:

  • Mua ngay khi tín hiệu ban đầu xuất hiện (giá đóng cửa trên MA)
  • Chờhành vi giá xác nhận xu hướng là đúng. Đó là khi các MA envelope (phong bì trung bình động – MAE) sẽ giúp bạn.

Moving Average Envelope là gì?

Một moving average envelope (MAE) bao gồm 1 đường MA và 2 đường khác, một đường phía trên MA và một đường phía dưới MA. 2 đường này còn được gọi là upper envelope và lower envelope. MAE được sử dụng để:

  • Xác nhận xu hướng
  • Xác định các điều kiện quá mua và quá bán

Cách tính toán MAE

Đầu tiên, hãy quyết định xem bạn muốn sử dụng đường trung bình động đơn giản (SMA) hay đường trung bình động hàm mũ (EMA). Sau đó, chọn số khoảng thời gian muốn áp dụng. Cuối cùng, chọn giá trị phần trăm

Ví dụ: chọn SMA 10 trên biểu đồ Daily GBP/USD và độ chênh lệch 1% thì EMA sẽ bao gồm:

  • Upper Envelope: SMA 10 + (SMA 10 x .01)
  • SMA 10
  • Lower Envelope: SMA 10 – (SMA 10 x .01)

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

2 đường Upper và Lower (màu xanh lam) song song với SMA 10 (đường màu cam). 2 đường xanh lam duy trì chênh lệch 1% không đổi so với SMA. Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải tìm ra được thông số phù hợp với mình, điều này cần thử qua nhiều lần và backtest trên biểu đồ.

Xác nhận xu hướng với EMA

Vì nền tảng của đường trung bình động (MAE) là đường trung bình động, điều này có nghĩa là MAE có thể được sử dụng như một chỉ báo theo sau xu hướng. Hướng di chuyển của MA xác định hướng của 2 đường còn lại.

Khi 2 đường bao tăng, giá đang trong xu hướng tăng. Khi 2 đường bao giảm, giá đang trong xu hướng giảm. Khi các đường bao đi ngang, giá không có xu hướng tăng hoặc giảm. Xu hướng là trung lập và giá được coi là không có hướng.

Bạn nên chú ý khi giá di chuyển lên trên hoặc dưới phong bì. Vì các xu hướng thường bắt đầu bằng một động thái mạnh, nếu giá tăng lên trên đường bao phía trên, thì điều này được coi là tăng. Nếu giá giảm xuống dưới đường bao thấp hơn, điều này được coi là giảm.

Sau mỗi lần giá vượt ra ngoài envelope cho thấy market bị quá mua/bán là ta thấy sau đó giá sẽ hồi lại và tiếp diễn xu hướng mạnh mẽ.

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

Sử dụng EMA xác định mức quá mua – quá bán

Chức năng này của EMA sử dụng tốt nhất đối với thị trường không rõ xu hướng (flat), vì khi có xu hướng thì giá có thể ở tình trạng quá bán/quá mua liên tục, làm cho tín hiệu không còn đáng tin cậy nữa.

Khi giá di chuyển chạm đường bao phía trên, điều này có thể được coi là quá mua. Khi giá di chuyển chạm đường bao phía dưới, điều này có thể được coi là quá bán.

[Level 2] Bài 5: Đường MA trong phân tích kỹ thuật

Hãy chú ý đường SMA 30 và 2 đường Upper – Lower hầu như nằm ngang chứng tỏ cặp tiền không có xu hướng. 2 đường bao trở thành kháng cự – hỗ trợ cho đường giá. Nếu giá chạm hoặc dưới đường Lower rồi đóng cửa lên trên trở lại, đó là tín hiệu MUA. Nếu giá chạm hoặc trên đường Upper rồi đóng cửa phía dưới trở lại, đó là tín hiệu GIẢM.

Đường trung bình động MAE được sử dụng như một công cụ để xác nhận hướng xu hướng, nhưng cũng có thể được sử dụng trong các thị trường đi ngang để xác định mức quá mua và quá bán.

Phân tích xu hướng với Moving Average Ribbons

Moving Average Ribbons là gì? MA Ribbons là một loạt các đường MA có độ dài khác nhau được vẽ trên biểu đồ. Ý tưởng đằng sau phương pháp này là thay vì chỉ sử dụng 1-2 MA thì chúng ta sẽ sử dụng đến 6-16 đường MA (có khi nhiều hơn) để phân tích biểu đồ.

1605160323405.png

Các trader căn cứ vào độ mượt của dải ruy băng để xác định sức mạnh xu hướng cũng như các vùng kháng cự – hỗ trợ.

Cách thiết lập Moving Average Ribbons

Câu hỏi phổ biến ở đây sẽ là: “Tôi nên dùng bao nhiêu đường MA?”. Điều này phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Một số trader thích sử dụng 6 – 8 đường trung bình động đơn giản (SMA) đặt ở các khoảng thời gian cách nhau 10 chu kì, chẳng hạn như SMA 10, 20, 30, 40, 50 và 60 ngày. Một số khác thì sử dụng đến 16 SMA thay đổi từ 50 ngày đến 200 ngày.

Lập luận cho việc sử dụng MA dài hạn là nó cho cái nhìn chính xác hơn về xu hướng tổng thể. Nếu bạn thích sử dụng exponential moving average (EMA) thay vì SMA thì cũng chả sao cả, tùy thuộc vào sở trường của mỗi trader.

Moving Average Ribbon phụ thuộc vào 2 thông số sau:

  • Chu kì thời gian được sử dụng ở các đường MA.
  • SMA hay EMA

Chu kì càng ngắn thì MA càng nhạy cảm với biến động giá; chính vì vậy, việc lựa chọn chu kì dài giúp dãy ruy băng MA trở nên mượt mà hơn rất nhiều.

Giao dịch với Moving Average Ribbons

  • Dãy Ruy băng MỞ RỘNG báo hiệu sự kết thúc của 1 xu hướng

Khi các đường trung bình động bắt đầu mở rộng và tách ra, còn được gọi là “sự mở rộng” của dải băng, điều này báo hiệu rằng xu hướng giá gần đây đã đạt đến cực điểm và có thể là sự kết thúc của một xu hướng.

Hãy coi mỗi đường trung bình như một nam châm và chúng bị hút vào nhau. Các đường MA không muốn xa nhau quá lâu và thường tiến lại gần nhau.

  • Dãy Ruy băng hội tụ báo hiệu một xu hướng có thể thay đổi

Khi các đường trung bình động bắt đầu hội tụ và gần nhau hơn, còn được gọi là “sự co lại” của dải băng, một sự thay đổi xu hướng có thể đã bắt đầu. Sau khi giá biến động theo một hướng, bạn sẽ nhận thấy các đường trung bình động ngắn hạn hội tụ đầu tiên. Các đường trung bình động dài hạn sẽ hội tụ từ từ sau đó.

  • Dãy Ruy băng có sự song song giữa các đường MA báo hiệu một xu hướng mạnh

Khi các MA song song và cách đều nhau, điều này có nghĩa là xu hướng hiện tại đang mạnh.

  • Theo dõi khoảng cách giữa các đường trung bình động:

Vị trí của các đường trung bình động ngắn hạn so với đường trung bình động dài hạn cho thấy HƯỚNG của xu hướng (giảm, trung tính, tăng). Các khoảng cách giữa các MA cho thấy sức mạnh của xu hướng (yếu, trung tính, mạnh mẽ).

Ví dụ về Moving Average Ribbons

Hãy quan sát biểu đồ 5 phút XAU/USD

1605166021747.png

Trên biểu đồ trên, bạn có thể phân tích xu hướng bằng cách quan sát trạng thái và vị trí của các MA trong dãy ruy băng khi chúng song song, mở rộng hay hội tụ. Việc mở rộng dải băng hoặc mở rộng khoảng cách giữa các MA cho thấy xu hướng hiện tại đã kết thúc. Sự co lại của dải băng hoặc sự thu hẹp khoảng cách giữa các MA cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng mới.

Tổng kết Moving Average

Hiện nay, có rất nhiều loại đường trung bình động. Hai loại phổ biến nhất là đường trung bình động đơn giản (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA).

SMA là loại MA cơ bản và đơn giản nhất nhưng dễ bị ảnh hưởng bới các biến động giá lớn. EMA đặt trọng tâm vào giá của các phiên gần nhất, có nghĩa nó tập trung nhiều hơn vào hành vi của các trader ở hiện tại.
SMA trông “mượt mà” hơn so với EMA.

EMA giúp bạn phát hiện xu hướng nhanh hơn, nhưng dễ gặp các tín hiệu giả. SMA phản ứng với các hành vi giá chậm hơn, nhưng sẽ giúp bạn tránh các đợt biến động giá cao và tín hiệu giả mạo.

Tuy nhiên vì tốc độ phản ứng chậm của SMA có thể khiến bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ một số cơ hội vào lệnh. Bạn có thể sử dụng các đường MA để xác định xu hướng, thời điểm vào – thoát lệnh và khi nào xu hướng kết thúc.

Các đường MA có thể được sử dụng làm các mức kháng cự hỗ trợ độngBạn có thể sử dụng kết hợp nhiều đường MA để thấy cả chuyển động giá dài hạn lẫn ngắn hạn.

Tất cả các phần mềm biểu đồ hiện tại đều hỗ trợ và tích hợp các loại đường MA. Bạn nên thử và backtest trên biểu đồ để tìm ra đường MA có chu kì bao nhiêu là phù hợp với phong cách giao dịch bản thân. Bạn có thể sử dụng MA để xác định điểm vào – thoát lệnh hay sử dụng làm kháng cự hỗ trợ.

Bài tiếp theo: Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong Forex

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#