Level 3
[Cơ bản] [Level 3] Bài 1: Các chỉ báo động lượng (Momentum)
#
Marketing
10 phút đọc
21/10/2022
44
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này.

Trong Level 2 của Chuyên mục Giao dịch Forex cơ bản, chúng ta đã thảo luận về các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất. Chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều công cụ có thể giúp bạn phân tích xu hướng tiềm năng và tìm cơ hội.

Chào mừng bạn bước chân vào Level 3. Chúng tôi từng đề cập, mỗi chỉ báo tồn tại những điểm ưu và nhược đặc thù. Trong level này, chúng tôi sẽ sắp xếp hợp lý các chỉ báo nhằm giúp bạn dễ sử dụng, mở đầu với nội dung về các chỉ báo động lượng.

Chỉ báo kỹ thuật đi trước và chỉ báo kỹ thuật có độ trễ

Trước hết, chỉ báo động lượng là các công cụ được các trader sử dụng để hiểu rõ hơn về tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá thay đổi. Các chỉ báo động lượng sử dụng tốt với các chỉ báo và công cụ khác vì nó không hoạt động để xác định hướng giá di chuyển.

Điều cần thảo luận đầu tiên đó là có 2 dạng chỉ báo: Leading indicators: các chỉ báo đi trước- dẫn đầu (chỉ báo nhanh); Lagging indicators: các chỉ báo có độ trễ (chỉ báo chậm).

Chỉ báo Leading cho bạn cung cấp tín hiệu trước khi hình thành hoặc đảo chiều thành xu hướng mới.

  • Chỉ báo Leading tìm kiếm lợi nhuận từ dự đoán hành động giá tiếp theo.
  • Chỉ báo Leading hoạt động đo lường trạng thái quá bán hoặc quá mua.
Chỉ báo Leading

Chỉ báo Lagging có độ trễ so với giá vì cung cấp tín hiệu sau khi xu hướng hình thành.

  • Chỉ báo hoạt động tốt khi xu hướng đã hình thành rõ ràng.
  • Phù hợp với giao dịch thuận xu hướng vì cung cấp tín hiệu về độ mạnh của giá.
1604322630006.png

Đến đây bạn sẽ suy nghĩ rằng: Thế thì cứ giao dịch theo chỉ báo Leading vì nó cung cấp tín hiệu ngay từ đầu xu hướng và thế là sẽ giàu to! Đúng nhưng chưa đủ. Bạn sẽ giao dịch ngay đầu xu hướng rồi giàu to khi và chỉ khi chỉ báo Leading lúc nào cũng đúng. Điều đáng nói ở đây là các chỉ báo Leading vốn nổi tiếng với các tín hiệu sai lệch và có độ nhiễu cao. 

Thời điểm xu hướng đảo chiều là khung thời gian rất nhạy cảm khi cả 2 phe bò gấu giằng co nhau. Giá lên xuống rất thất thường và có thể kéo dài rất lâu. Không chỉ chúng ta mà nhiều trader khác đang lưỡng lự phân vân về xu hướng tiếp theo. Chính vì vậy, dù quá mua hay quá bán đã được xác nhận nhưng giá vẫn tiếp tục duy trì đà hoặc tích lũy trong thời gian dài.

Ngược lại, các chỉ báo Lagging cung cấp các tín hiệu rõ ràng và ít nhiễu hơn nhưng đổi lại, bạn phải chấp nhận vào lệnh trễ đi một chút. Tâm lý con người nảy sinh sự ganh ghét khi người khác vượt trội hơn mình. Bạn thấy bực dọc khi người khác dùng Iphone 11 Pro Max trước mình hay khi người khác tìm được lợi nhuận nhiều hơn mình.

Tâm lý này phát sinh từ định kiến “Tôi giỏi hơn người khác” thế thì tại sao tôi lại thua thiệt họ. Nếu bạn chịu nhìn nhận vấn đề thì Iphone mới sẽ phát sinh lỗi khi phát hành, kẻ tìm lợi nhuận rồi cũng gặp thua lỗ. Việc bạn mua Iphone trễ khi đã được sửa lỗi hay có lợi nhuận khi xu hướng đã chắc chắn hình thành mang lại sự an toàn và lợi nhiều hơn hại.

Chỉ báo Lagging sẽ giảm đáng kể rủi ro của bạn bằng cách giữ bạn ở phía thuận theo Mr Market (tức giúp bạn bám theo trend đã và đang chạy).

1604322646034.png

Tùy lúc 2 loại chỉ báo này có thễ hỗ trợ lẫn nhau và cũng tùy lúc chúng có thể tương khắc lẫn nhau. Cách sử dụng chung nhất 2 chỉ báo này là nên dùng chỉ báo có độ trễ trong thị trường có xu hướng và chỉ báo đi trước trong thị trường đi ngang. Bạn không nên giữ tư duy nên dùng chỉ báo này hơn chỉ báo kia mà hãy tùy theo điều kiện thị trường mà sử dụng chỉ báo phù hợp.

Chỉ báo kỹ thuật dao động: nhận biết kết thúc xu hướng

Dao động được hiểu là bất kỳ đối tượng hoặc dữ liệu di chuyển qua lại giữa hai cực. Nói cách khác, đường giá sẽ luôn di chuyển ở đâu đó giữa cực A và cực B.

1604322726081.png

Cụ thể hơn, một chỉ báo dao động thường sẽ báo tín hiệu cho Mua hoặc Bán; ngoại trừ các trường hợp duy nhất là khi dao động không rõ ràng ở hai đầu phạm vi quá mua và quá bán. Chỉ báo Williams% R, Stochastic, Parabolic SAR và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đều là các chỉ báo dao động (oscillators).

Các chỉ báo dao động hoạt động với tiền đề là khi động lượng giá (momentum) bắt đầu giảm, ít người mua hơn (nếu trong một xu hướng tăng) hoặc ít người bán hơn (nếu trong một xu hướng giảm) và nhà giao dịch sẵn sàng giao dịch ở mức giá hiện tại.

Sự thay đổi động lượng (momentum) trong xu hướng thường là một tín hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang suy yếu. Mỗi một loại chỉ báo kỹ thuật được thiết kế để đưa ra những tín hiệu đảo chiều, khi các xu hướng trước đó kết thúc và giá bắt đầu chuyển đổi xu thế.

Ví dụ

Ví dụ dưới đây bao gồm bộ ba Stochastic, Parabol SAR và RSI trên biểu đồ hàng ngày.

1604322747215.png

Bạn thấy rằng 3 đều ra cùng một tín hiệu BUY khi giá đang pha giảm. Sau đó giá đảo chiều tạo pha tăng mạnh. Sau pha tăng trưởng, cả 3 đều cung cấp tín hiệu SELL sau đó giá bắt đầu xoay chiều. Tuy nhiên, trong trường hợp khác các chỉ báo cũng có thể đưa ra tín hiệu mâu thuẫn.

1604322762240.png

Tín hiệu bị nhiễu vào các giai đoạn thị trường không rõ ràng xu hướng. Giai đoạn tháng 11/2017, tín hiệu từ 3 công cụ đều cho khác nhau trong một thị trường sideway. Giai đoạn tháng 4/2018, 2 công cụ cho 1 xu hướng còn 1 không cung cấp tín hiệu.

Sự sai lệch này đến từ công thức tính toán khác nhau của từng chỉ báo kỹ thuật. Stochastic tính toán dựa trên phạm vi từ cao đến thấp của khoảng thời gian (trong trường hợp này là hàng giờ), nhưng không tính đến các thay đổi từ một giờ sang giờ tiếp theo.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) tính toán thay đổi từ mức giá đóng cửa sang giá tiếp theo. Parabol SAR có các tính toán độc đáo của riêng mình nhằm xác định sự tiếp diễn của xu hướng.

Dao động được tính toán bằng chỉ báo khác nhau sẽ có sự khác nhau. Nhiều nhà giao dịch tư duy sai khi khẳng định các tín hiệu của chỉ báo dao động (oslllicators) luôn đồng pha với nhau. Nếu bạn hỏi tôi có cách nào để các tín hiệu không nhiễu hay sai lệch thì tôi khuyên bạn nên chấp nhận hiện thực tâm trạng của Mr Market vì không ai đủ khả năng chi phối đường giá.

Bạn không nhất thiết phải luôn giao dịch. Tuyệt đối không giao dịch khi các tín hiệu không cùng đứng về một phía! Nếu cặp tiền bạn quan sát không ủng hộ thì hãy chuyển sang quan sát biểu đồ khác. Nếu hôm ấy không biểu đồ nào thỏa mãn hệ thống giao dịch thì bạn hãy nên nghỉ ngơi vì đó chính là ngày may mắn bạn không thua lỗ.

Đường MACD: xác nhận xu hướng

Vậy phải làm thế nào để phát hiện xu hướng? Một phương pháp phổ biến và được nhiều nhà giao dịch áp dụng đó là sử dụng MACD và đường trung bình động MA. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao.

1604323012780.png

Trên biểu đồ trên cặp NZD/USD, các chỉ báo được sử dụng bao gồm 10 EMA (màu xanh), 20 EMA (màu đỏ) và MACD. Vào trước tháng 4 trên biểu đồ 10 EMA cắt xuống qua 20 EMA. Sự giao nhau báo hiệu xu hướng xuống. MACD giao nhau theo chiều xuống và cung cấp tín hiệu SELL.

Vào giữa tháng 4 – tháng 5 trên biểu đồ 10 EMA cắt xuống qua 20 EMA. Sự giao nhau báo hiệu xu hướng xuống. MACD giao nhau theo chiều xuống và cung cấp tín hiệu SELL.

Sau tháng 5 trên biểu đồ 10 EMA cắt lên qua 20 EMA. Sự giao nhau báo hiệu xu hướng tăng. MACD giao nhau theo chiều lên và cung cấp tín hiệu BUY. Tuy nhiên, các tín hiệu cũng không hoàn toàn đúng và vẫn phát sinh những tín hiệu giả. Đấy là những cú lừa của thị trường (Fakeout).

1604323029847.png

Vào ngày 8/10, MACD giao cắt xuống báo hiệu xu hướng xuống nhưng thị trường vẫn tiếp tục sideway. Điều này dẫn đến tín hiệu giả và sau đó MACD nhiễu tín hiệu.

Vào ngày 12/11, MACD giao cắt lên báo hiệu xu hướng tăng nhưng EMA giao cắt nhiễu không cho tín hiệu BUY.
Các tín hiệu nhiễu này gây cho bạn những thua lỗ. Nhân vô thập toàn mà hệ thống cũng do con người tạo ra nên không tránh khỏi sai sót.
Bạn hãy xem như đây là bài toán xác xuất. Thông thường một xác suất của hệ thống luôn trên 50%, việc bạn thua lỗ không có nghĩa là bạn sẽ không có lợi nhuận. Bạn chỉ cần tuân thủ triệt để hệ thống thì lợi nhuận sẽ luôn lớn hơn thua lỗ. Chấp nhận thua lỗ như một điều tất yếu của giao dịch chính là bước đầu để có tâm lý cân bằng.

Tổng kết

Dưới đây, một bản tóm tắt nhanh về những gì chúng ta đã thảo luận trong bài học này
  • Có 2 loại chỉ báo trên biểu đồ: Leading và Lagging.

Chỉ báo đi trước hoặc dao động cho ta tín hiệu trước khi một xu hướng mới hoặc sự đảo chiều xảy ra. Chỉ báo có độ trễ hoặc bám theo xu hướng cho ta tín hiệu sau khi xu hướng đã được thiết lập.

1604323296441.png

Nếu bạn có thể xác định kiểu thị trường bạn đang giao dịch, bạn có thể xác định chính xác chỉ báo nào có thể đưa ra tín hiệu chính xác và loại nào là không có giá trị tại thời điểm đó. Cho nên, làm thế nào để bạn phân tích khi nào nên sử dụng chỉ báo dao động hoặc chỉ báo theo xu hướng, hoặc cả hai?

Đó là một câu hỏi triệu đô! Tóm lại, chúng tôi biết họ không thường làm việc đó song song. Nhưng chúng tôi sẽ gửi đến bạn một triệu USD bằng các kiến thức phía dưới.

Hiện tại, chỉ cần biết rằng một khi bạn có thể xác định loại thị trường bạn đang giao dịch, thì bạn sẽ biết nên sử dụng loại nào lúc đó (leading or lagging). Đây là một kỹ năng sẽ dần dần cải thiện thông qua kinh nghiệm của bạn trong thị trường này. Đừng lo lắng! Bạn sẽ không đơn độc vì chúng tôi sẽ luôn song hành cùng bạn.

1604323316915.png

Trong các bài học về sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn xác định chính xác cách mà thị trường ngoại hối vận hành và cách áp dụng các chỉ báo rõ ràng.

Bài tiếp theo: Mô hình giá

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!
forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#