Level 6
[Nâng cao] [Level 6] Bài 2: Tương quan giữa thị trường tiền tệ với hàng hóa, trái phiếu và chứng khoán
#
Marketing
12 phút đọc
21/10/2022
65
0
0

Học viện Forex truyền tải kiến thức theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao cho trader. Với chuỗi bài học sắp xếp logic, chúng tôi mong rằng trader có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng và có đầy đủ hành trang để tự tin tham gia vào thị trường đầy rủi ro này.

level 6 chuyên mục Giao dịch Forex nâng cao, bạn có cơ hội tìm hiểu cách các loại tài sản khác có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Chỉ vì bạn là một nhà giao dịch ngoại hối nghiện pip, không có nghĩa là bạn chỉ nên theo dõi các thành phần trên thị trường tiền tệ. Tìm hiểu mối tương quan với thị trường hàng hóa, trái phiếu và cổ phiếu sẽ giúp ích cho hành trình giao dịch của bạn!

Mối tương quan giữa vàng với thị trường tiền tệ

Trước khi đi sâu vào phân tích sự tương quan của vàng và các cặp tiền trên thị trường tiền tệ, bạn hãy nhớ rằng: USD và vàng có mối quan hệ đối nghịch nhau. Thông thường khi USD tăng giá thì vàng giảm giá và ngược lại.

Vàng là kênh trú ẩn an toàn và có được sự tín nhiệm của nhân loại từ xưa. Từ bao đời nay, con người luôn đánh giá vàng cao hơn bất cứ sản phẩm nào của thị trường tiền tệ nào kể cả USD. Khi thị trường bất ổn, dòng tiền quy đổi sang USD để mua vàng. Giá vàng nằm ở giá trị nội tại dựa trên đánh giá của thị trường.

Vàng và AUD/USD

Ngày nay, mối quan hệ nghịch đảo giữa USD từ thị trường tiền tệ và vàng vẫn tồn tại, mặc dù động lực đằng sau đã phần nào thay đổi. USD cũng chính là một loại tài sản trú ẩn dựa trên trái phiếu của Mỹ. Bất cứ khi nào nền kinh tế toàn cầu biến động, giới đầu tư thường sẽ mua USD và xem như là một nơi trú ẩn an toàn. Điều ngược lại xảy ra khi kinh tế tăng trưởng.

Tương quan giữa vàng và AUD/USD​

Úc là đất nước có ngành khai khoáng phát triển. Khai khoáng là một trong những ngành lâu đời nhất và vẫn đóng góp 5.6% GDP của Úc. Hiện nay, Úc là nước khai thác vàng lớn thứ 3 thế giới, cung cấp khối lượng vàng tương đương 5 tỷ USD mỗi năm. Vàng có mối quan hệ cùng chiều với AUD/USD trong  thị trường tiền tệ.

Khi vàng tăng, AUD/USD tăng. Khi vàng giảm, AUD/USD giảm. Trong lịch sử, thời gian AUD/USD có mối tương quan lớn với giá vàng chiếm đến 80%!

Vàng và USD/CHF

Do sử dụng USD làm tiền tệ cơ sở, USD/CHFtrong thị trường tiền tệ thường tăng khi giá vàng trượt. Ngược lại, USD / CHF giảm khi vàng tăng. Đồng CHF di chuyển cùng chiều với vàng vì hơn 25% tiền của Thụy Sĩ được hỗ trợ bởi dự trữ vàng.

1604906036248.png

Vàng có mối tương quan nghịch với USD/CHF. Khi vàng tăng, USD/CHF giảm. Khi vàng giảm, USD/CHF tăng.

Mối quan hệ giữa dầu với thị trường tiền tệ

Chúng ta hãy cùng thảo luận về dầu – vàng đen. Dầu là huyết mạch của nền kinh tế vì đây là gốc rễ của các loại năng lượng khác. Canada, một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu trên thế giới, xuất khẩu hơn 3 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ mỗi ngày sang Hoa Kỳ. Canada chính là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ.

1604906386236.png

Giá dầu cùng chiều với đồng CAD trong thị trường tiền tệ. Nền kinh tế của Canada phụ thuộc vào xuất khẩu, với khoảng 85% xuất khẩu phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Do đó, USD/CAD bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách người tiêu dùng Mỹ phản ứng với những thay đổi của giá dầu.

Nếu nhu cầu dầu của Mỹ tăng, các nhà sản xuất sẽ cần phải đặt mua thêm dầu để theo kịp nhu cầu. Điều này có thể dẫn đến tăng giá dầu, có thể dẫn đến giảm USD/CAD trong thị trường tiền tệ.

1604906404530.png

Nếu nhu cầu của Mỹ giảm, các nhà sản xuất có thể quyết định giảm việc mua thêm. Giá dầu có thể giảm, điều này có thể khiến CAD giảm giá. Dầu có mối tương quan ngược với USD/CAD. Khi dầu tăng, USD/CAD giảm. Khi dầu giảm, USD/CAD tăng.

Tương quan dầu và cặp USD/CAD trong thị trường tiền tệ
Tương quan dầu và USD/CAD

 

1604906432286.png
Tương quan giá trị CAD vs OIL​

Bạn cũng có thể theo dõi giá vàng trên Bloomberg. Bạn cũng có thể kiểm tra giá dầu trên Bloomberg. Một số nhà môi giới ngoại hối cho phép bạn giao dịch vàng, dầu và các mặt hàng khác. Bạn có thể dễ dàng sử dụng biểu đồ bằng cách sử dụng nền tảng của họ.

Mối quan hệ giữa USD và dầu đang thay đổi

Trong lịch sử thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, giá dầu có mối quan hệ nghịch đảo với giá USD. Mối quan hệ này tồn tại dựa trên 2 cơ sở:

  • Giá dầu được thanh toán bằng USD. Khi USD tăng, bạn cần ít USD để mua dầu. Khi USD giảm, bạn cần nhiều USD để mua dầu.
  • Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Giá dầu tăng khiến thâm hụt thương mại Hoa Kỳ tăng lên vì USD chảy ra nước ngoài.

Hiện nay, cuộc cách mạng dầu đá phiến đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành năng lượng nước Mỹ. Hoa Kỳ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vượt qua cả Ả Rập Saudi và Nga.

1604907797783.png

Theo Cơ quan Thông tin và Quản lý Năng lượng (EIA), Hoa Kỳ hiện đang tự túc khoảng 90% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Sự đột phá về công nghệ đã phá vỡ thị trường dầu mỏ. Xuất khẩu dầu của Mỹ tăng cao, trong khi nhập khẩu giảm. Điều này có nghĩa là giá dầu cao không còn làm thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mà thực sự còn giúp giảm bớt.

1604907806185.png

Trên thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, mối quan hệ giữa dầu và USD dần bị đảo lộn và trở nên ngày càng bất ổn. USD ngày càng nâng cao vị thế và trở thành đồng tiền petro-currency. Một thuật ngữ dành cho các loại tiền tệ của các quốc gia như Canada, Nga và Na Uy; những nước xuất khẩu rất nhiều dầu khiến doanh thu từ dầu mỏ chiếm một phần lớn trong nền kinh tế của họ.

Hoa Kỳ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, soán ngôi Ả Rập Saudi. Khi Mỹ tiếp tục tăng tỷ trọng xuất khẩu dầu so với nhập khẩu, doanh thu từ dầu sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế Mỹ khiến USD có quan hệ thuận chiều giá dầu.

Hiểu lý do tại sao đại diện thị trường tiền tệ – USD có mối quan hệ nghịch đảo với giá dầu trong lịch sử và tại sao mối tương quan này dần suy yếu có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển.

Lợi tức trái phiếu ảnh hưởng đến biến động thị trường tiền tệ

Trái phiếu (bond) là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Nói một cách đơn giản, trái phiếu là NỢ và bên phát hành trái phiếu chính là con nợ cũng như người mua là chủ nợ.

Trái phiếu thường có thời hạn đến ngày đáo hạn, trong đó chủ sở hữu được trả lại số tiền mà anh ta đã vay vào một ngày định sẵn. Trái phiếu như đã nói chính là NỢ và người mua là chủ nợ. Dù là trái phiếu chính phủ hay tập đoàn công ty thì đến nợ phải trả. Lợi tức (Yield) là linh hồn nên mọi phân tích đều xoay quanh Yield.

Giá trái phiếu và lợi tức trái phiếu có mối tương quan nghịch đảo. Khi giá trái phiếu tăng, lợi tức trái phiếu giảm và ngược lại.

1604907937363.png

Mối quan hệ giữa các thị trường tác động đến sự di chuyển của các cặp trên thị trường tiền tệ (phân tích liên thị trường). Lợi tức trái phiếu đóng vai trò là một chỉ số đo lường sức mạnh của thị trường chứng khoán quốc gia và nhu cầu đối với thị trường tiền tệ của quốc gia.

Ví dụ, lợi tức trái phiếu Mỹ đánh giá sự vận hành của thị trường chứng khoán Mỹ, qua đó phản ánh sức cầu đối với USD. Hãy xem xét một kịch bản: Nhu cầu trái phiếu thường tăng khi các nhà đầu tư lo ngại về sự an toàn của các khoản đầu tư chứng khoán. Dòng vốn đổ vào trái phiếu khiến giá trái phiếu gia tăng, đồng thời đẩy lợi tức trái phiếu xuống.

Khi nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu và các khoản đầu tư rủi ro hạ nhiệt, dòng vốn thoái lui chảy vào trái phiếu và tiền mặt khiến nhu cầu tăng lên.

1604907954533.png

Lợi tức trái phiếu chính phủ đóng vai trò là một chỉ số định hướng chung của lãi suất và kỳ vọng kinh tế đất nước. Ở Mỹ, bạn hãy tập trung vào ảnh hưởng trái phiếu kho bạc đến thị trường tiền tệ trong 10 năm. Khi lợi tức tăng, USD tăng. Khi lợi tức giảm, USD giảm.

Điều quan trọng là phải hiểu rõ các động lực đằng sau tác động đến mối quan hệ này. Động lực này đến từ tâm lý trú bão khi thị trường biến động, kỳ vọng lãi suất tương lai và sự bất ổn của các tài sản rủi ro. Vậy áp dụng mối quan hệ này vào giao dịch ngoại hối như thế nào? Chúng ta sẽ làm rõ hơn ở phần tiếp theo.

Chênh lệch lợi tức trái phiếu tác động đến tỉ giá trên thị trường tiền tệ

Bằng cách theo dõi chênh lệch trái phiếu và kỳ vọng thay đổi lãi suất, bạn sẽ có ý tưởng về các cặp trên nên giao dịch thị trường tiền tệ. Sự chênh lệch lãi suất tạo cơ hội Carry Trade. Khi chênh lệch lợi tức trái phiếu giữa 2 nền kinh tế có sự thay đổi, đồng tiền của quốc gia có lợi tức trái phiếu cao hơn sẽ tăng giá so với đồng tiền của quốc gia có lợi tức trái phiếu thấp hơn.

1604908235198.png

Khi chênh lệch trái phiếu tăng từ 0,50% lên 1,00% từ năm 2002 đến 2004, AUD / USD đã tăng gần 50%, tăng từ 0,55 đến 0,7000. Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2007, khi chênh lệch trái phiếu tăng từ 1,00% lên 2,50%, AUD / USD tăng từ 0,7000 lên chỉ trên 0,9000.

Khi suy thoái kinh tế năm 2008 xảy ra và tất cả các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất, AUD / USD đã giảm từ mức 0,9000 trở xuống còn 0,7000. Ngân hàng dự trữ Úc cắt giảm lãi suất và chênh lệch lợi tức thắt chặt khiến các trader thoát lệnh mua AUD/USD

1604908246264.png

Mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu Anh và trái phiếu Mỹ giảm khiến đồng GBP/USD giảm giá.

Lợi tức trái phiếu ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ

Chúng ta đã từng thảo luận về sự khác biệt lợi tức có thể được xem như một chỉ báo dự đoán xu hướng thị trường tiền tệ. Chênh lệch lợi tức trái phiếu và lãi suất thị trường tiền tệ của 2 quốc gia khác nhau tăng lên, đồng tiền có lợi tức trái phiếu hoặc lãi suất cao hơn sẽ có xu hướng tăng và mạnh hơn đồng tiền còn lại.

Chứng khoán có lãi suất cố định (Fixed income securities) bao gồm trái phiếu thanh toán lợi nhuận định kỳ theo lịch định sẵn.

1604909283972.png

Điểm tạo nên sự khác biệt giữa trái phiếu và chứng khoán ở chỗ trái phiếu là nợ còn chứng khoán như một phương thức góp vốn làm ăn chung. Quốc gia có thị trường trái phiếu sôi động có lợi tức hấp dẫn hơn sẽ thu hút dòng vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này khiến tăng sức cầu đồng nội tệ.

Hãy cùng làm một ví dụ về trái phiếu Anh và trái phiếu Châu Âu. Nếu trái phiếu Châu Âu có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn trái phiếu Anh thì dòng vốn sẽ thoái lui sang thị trường Anh do nhà đầu tư đặt tiền vào tài sản có cổ tức cao hơn. Trong trường hợp này, thị trường tiền tệ sẽ chứng kiến đồng EUR giảm và GBP tăng khiến cặp EUR/GBP giảm theo.

Giả thuyết trên áp dụng hầu như bất kì thị trường trả lợi tức cố định cho bất kỳ một cặp trên thị trường tiền tệ. Bạn có thể so sánh thị trường trái phiếu Nga và Brazil để dự đoán tương quan sức mạnh giữa đồng Real và đồng Rup. Hoặc bạn có thể nhìn vào lợi tức cố định của thị trường trái phiếu Hàn Quốc và Mỹ để so sánh KRW và USD.

2 trang web bạn có thể dùng để tham khảo số liệu về trái phiếu chính phủ và cổ phiếu doanh nghiệp gồm:

  • Bloomberg
  • Trading Economics

Bạn cũng có thể kiểm tra trang web chính phủ của một quốc gia cụ thể để tìm hiểu lãi suất trái phiếu hiện tại. Việc này có độ chính xác cao vì họ là chính phủ.

Nền kinh tế​
Trái phiếu​
Hoa Kỳ​
Trái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu Yankee​
Anh​
Gilts, trái phiếu Bulldog​
Nhật Bản​
Trái phiếu Nhật Bản, trái phiếu Samurai​
Liên minh Châu Âu​
Trái phiếu Eurozone, Euribors​
Đức​
Bunds​
Thụy sĩ​
Trái phiếu Thụy Sĩ​
Canada​
Trái phiếu Canada​
Châu Úc​
Trái phiếu Úc, trái phiếu Kangaroo, trái phiếu Matilda​
New Zealand​
Trái phiếu New Zealand, trái phiếu Kiwi​
Tây Ban Nha​
Trái phiếu Matador​

Các quốc gia khác nhau cung cấp trái phiếu với các điều khoản khác nhau cùng ngày đáo hạn khác nhau. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang so sánh hai trái phiếu có cùng kỳ hạn trả lợi tức, nếu không phân tích của bạn sẽ không có giá trị trên thị trường tiền tệ.

Bài tiếp theo: Quan hệ giữ thị trường chứng khoán và thị trường Forex

Theo dõi chuyên mục Academy để cập nhật bài học mới nhanh nhất!

forex
kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#