Trading Essentials
Sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự
#
Marketing
9 phút đọc
17/03/2023
107
0
0

Nếu bạn là người mới bắt đầu tham gia thị trường tài chính như Forex, Stock, Crypto, v.v thì bạn nên bắt đầu tìm hiểu cách xác định hỗ trợ và kháng cự. Đây là kiến thức cơ bản và là nền móng cho quá trình phân tích kỹ thuật về sau. Xác định được vùng mạnh yếu của hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp bạn xác định liệu xu hướng này còn tiếp tục hay sẽ đảo ngược.

icon-menu

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Vùng hỗ trợ và kháng cự là 2 yếu tố luôn bổ trợ và chịu sự ảnh hưởng của nhau. Nói cách khác, hỗ trợ và kháng cự được xem là vùng tranh chấp giữa hai bên mua và bán. Để hiểu hơn, ta hãy chia ra để tìm hiểu từng hỗ trợ và kháng cự là gì. 

Vùng hỗ trợ 

Bạn hãy tưởng tượng một quả bóng dội xuống sàn nhà sẽ này lên. Vùng này được gọi là vùng hỗ trợ. Trong một xu hướng giảm, giá giảm do cung vượt quá cầu. Giá càng thấp, thì càng trở nên hấp dẫn đối với những người chờ đợi để mua. 

Trong mọi trường hợp, hỗ trợ là một khu vực trên biểu đồ giá cho thấy người mua sẵn sàng mua. Ở mức này, cầu thường sẽ lấn át cung, khiến đà giảm giá dừng lại và đảo chiều. Khi xu hướng giảm chạm vào mức hỗ trợ, nó sẽ nảy lên như quả bóng chạm vào sàn nhà rồi bật lên. 

Vùng kháng cự 

Trái ngược với hỗ trợ là kháng cự - nó giống như cách bạn thả một đồng xu ở trên cao xuống sàn nhà. Kháng cự là một mức giá mà ở đó bên bán đủ sức mạnh để làm ngắt hoặc đảo chiều xu hướng tăng. Mức kháng cự được thể hiện trên đồ thị bởi một đường nằm ngang, liên kết hai hay nhiều đỉnh. 

Giá cả tăng lên vì có nhiều cầu hơn cung. Khi giá tăng cao hơn, sẽ có lúc lực bán sẽ lấn át lực mua. Điều này xảy ra vì nhiều lý do. Có thể các nhà giao dịch đã xác định rằng giá quá cao hoặc đã đạt được mục tiêu của họ. Giống như hỗ trợ, nó có thể là một mức hoặc một vùng. 

Sức mạnh của hỗ trợ và kháng cự 

Vì sao chúng ta cần biết xác định vùng hỗ trợ và kháng cự? Bởi vì nó chính là công cụ để phân tích kỹ thuật mà bất cứ một nhà giao dịch nào cũng nên hiểu rõ. Khi đã nhận diện được vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ biết khi nào nên vào lệnh khi nào cần thoát ra. 

Thêm vào đó, khi nhìn vào vùng hỗ trợ và kháng cự bạn sẽ biết được tâm lý của nhà giao dịch lúc đó như thế nào. Do đó, sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự tuỳ thuộc vào cường độ cảm giác của đám đông nhà giao dịch. Nó phụ thuộc vào 3 yếu tố: chiều dài, chiều cao và khối lượng giao dịch trong đó. 

Khu vực hỗ trợ và kháng cự càng dài, nghĩa là chiều dài thời gian hoặc số lần chạm vào sẽ thể hiện sức mạnh của nó càng lớn. Mức hỗ trợ và kháng cự giống như chai rượu, càng để lâu thì càng ngon. Nhưng khi vùng hỗ trợ và kháng cự hình thành quá lâu, chúng sẽ trở nên yếu đi. Vì lúc này những người thua lỗ bị loại ra khỏi thị trường, và được thay thế bởi những người mới gia nhập. 

Sức mạnh của hỗ trợ và kháng cự sẽ được tăng lên mỗi lần có một mức giá phá qua vùng này. Khi các nhà giao dịch nhận thấy giá ngược lại với một mức giá nhất định, họ có khuynh hướng đặt cược vào lần đảo chiều tiếp theo của mức giá đó. 

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Đối với những ai mới gia nhập vào thị trường, khi nhìn vào biểu đồ giao dịch chắc hẳn sẽ cảm thấy khá khó khăn để phân tích xu hướng của giá. Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Việc này không quá khó khăn. 

Khi bạn nhìn thấy đường giá đang giảm dần thì đó là xu hướng giảm, và khi bạn thấy đường giá tăng dần thì đó là xu hướng tăng. Hãy nhìn tổng quan biểu đồ một cách đơn giản nhất. Thực hiện được bước này chúng ta sẽ bắt đầu đi vào những bước phân tích để xác định chính xác khu vực hỗ trợ và kháng cự

Sử dụng công cụ Fibonacci

Trên biểu đồ có rất nhiều đỉnh và đáy do đó bạn chỉ cần tập trung tìm ra đâu là vùng tiềm năng để có thể vào lệnh. Fibonacci chính là công cụ hiệu quả để thực hiện được điều này. Các nhà giao dịch sử dụng các mức thoái lui Fibonacci làm vùng kháng cự hỗ trợ tiềm năng.

Ý tưởng giao dịch ở đây là mua tại mức hỗ trợ Fibonacci khi thị trường đang có xu hướng TĂNG và bán tại mức kháng cự Fibonacci khi thị trường đang có xu hướng GIẢM. Fibonacci retracement là một chỉ báo kỹ thuật dự đoán vì có thể xác định mức giá tương lai. 

Để tìm hiểu sâu hơn về cách dùng phương pháp này, bạn có thể truy cập bài viết này

Dựa vào đường Trendline

Đường Trendline hay còn được gọi là đường xu hướng, nó sẽ trở thành đường hỗ trợ hoặc kháng cự nếu đi qua tối thiểu 2 đáy hoặc 2 đỉnh. Do đó ta có thể xác định các đường hỗ trợ và kháng cự dựa vào đường Trendline. Để trở thành một đường xu hướng hợp lệ, giá cần chạm vào đường xu hướng ít nhất ba lần. Đôi khi với các đường xu hướng mạnh hơn, giá sẽ chạm vào đường xu hướng nhiều lần trong khoảng thời gian dài hơn. 

Mặt khác, khi thị trường đang có xu hướng đi xuống, các nhà giao dịch sẽ theo dõi một loạt các đỉnh giảm và sẽ cố gắng kết nối các đỉnh này với nhau bằng một đường Trendline. Khi giá tiếp cận đường này, hầu hết các nhà giao dịch sẽ theo dõi tài sản gặp phải áp lực bán và có thể mở vị thế bán vì đây là khu vực đã đẩy giá xuống trong quá khứ. 

Nhiều nhà giao dịch sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự đã xác định để chọn các điểm ra vào lệnh vì những khu vực này thường đại diện cho các mức giá có ảnh hưởng nhất đến hướng của tài sản. Hầu hết các nhà giao dịch đều tự tin ở các mức này về giá trị cơ bản của tài sản, do đó khối lượng thường tăng nhiều hơn bình thường, khiến các nhà giao dịch khó tiếp tục đẩy giá lên cao hơn hoặc thấp hơn.

Dựa vào đường MA 

Một cách khác để bạn có thể xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng đó chính là dựa vào đường MA. Đường MA là viết tắt từ đường Moving Average (đường trung bình động) là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất. Nó được dùng để phân biệt đâu là “nhiễu” thị trường và đâu là xu hướng thực tế.

Nhiều trader xem các vùng kháng cự – hỗ trợ này là các vùng chính mà họ mua khi giá giảm và chạm MA cũng như bán khi giá tăng và giá chạm vào đường MA (giá phá cản và có xu hướng test lại cản cũ).

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng giá không phải lúc nào cũng bật trở lại xu hướng ngay khi chạm đường MA. Đôi khi nó sẽ vượt qua MA một chút trước khi quay trở lại theo hướng của xu hướng.

khang cu va ho tro

Giao dịch dựa vào hỗ trợ và kháng cự 

Nhìn chung có 2 cách để bạn có thể thực hiện giao dịch dựa vào vùng hỗ trợ và kháng cự. Đó chính là Giao dịch tại vùng bắt đầu của một con sóng và Giao dịch tại vùng đỉnh cũ vừa bị phá. Cụ thể như sau:

Giao dịch tại vùng bắt đầu của một con sóng 

Phương pháp này dựa vào sự bật lại của giá khi chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Đây chính là cơ hội để bạn có thể vào lệnh ở vị thế mua hoặc bán. Điểm vào lệnh hợp lý là đợi giá bật lại sau khi chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó. Như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro trường hợp giá phá qua vùng hỗ trợ/kháng cự.  

 khang cu va ho tro

Giao dịch tại vùng đỉnh cũ vừa bị phá

Không phải lúc nào vùng hỗ trợ/kháng cự cũng được giữ mãi, mà chúng cũng hay bị phá vỡ. Lựa chọn điểm giá breakout khỏi vùng hỗ trợ/kháng cự, cũng là một giải pháp vào lệnh hiệu quả, vì khi đó giá sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ hơn theo hướng phá vỡ. 

Cách này sẽ mang lại với hiệu quả với trường hợp giá phá vỡ vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh mẽ và không có dấu hiệu hồi lại. Bạn có thể chọn điểm vào lệnh ngay khi giá bị phá vỡ tại vùng này một cách rõ ràng. Hoặc bạn có thể chọn cách an toàn hơn bằng cách đợi giá hồi lại vùng kháng cự/hỗ trợ vừa bị phá vỡ và vào lệnh khi giá bật trở lại. 

khang cu va ho tro

Kết luận 

Xác định được khu vực hỗ trợ và kháng cự tiềm năng sẽ giúp bạn có điểm vào lệnh đúng đắn. Đây chính là bài học quan trọng mà bất cứ trader nào khi theo phương pháp phân tích kỹ thuật cũng đều phải nắm rõ. Bạn sẽ trở thành một nhà giao dịch thông minh nếu như biết cách kết hợp chiến lược của mình cùng với kế hoạch quản lý vốn và cảm xúc hiệu quả. 

Theo dõi tin tức, cập nhật mới nhất của FXCE tại những kênh sau đây: 

Facebook | Telegram | Instagram | Youtube

 

ic-comment-blueBình luận
#