Trading Essentials
Ngân hàng Trung ương là gì? Giới thiệu các ngân hàng Trung ương trên thế giới
#
Marketing
14 phút đọc
03/02/2023
127
0
1
icon-menu

ngan hang trung uong the gioi

Trên khắp toàn cầu, dòng tiền luân chuyển giữa các ngân hàng, doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức và cá nhân qua các múi giờ, lục địa và văn hoá. Ngân hàng chính là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng nằm giữa các định chế tài chính. 

Ngân hàng chính là nơi mang lại tính thanh khoản dồi dào cho mọi sự vận hành khắp thế giới. Vậy, Ngân hàng Trung ương là gì và vai trò của họ quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế của một quốc gia? Hãy cùng tìm hiểu.

Ngân hàng Trung ương là gì?

Ngân hàng Trung ương (Central Bank) hoặc NHTW là một cơ quan độc quyền về việc phát hành tiền mặt của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Đồng thời NHTW cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý hệ thống tiền tệ và thanh toán của một quốc gia/vùng lãnh thổ đó, cũng như việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương là tổ chức tín dụng đứng đầu trong một quốc gia/vùng lãnh thổ, và thường có một sự độc lập nhất định đối với Chính phủ.

ngan hang trung uong the gioi

Danh sách một số Central Bank lớn trên thế giới

Vai trò của Ngân hàng Trung ương

Do Ngân hàng trung ương là tổ chức độc quyền trong việc phát hành tiền tệ của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, cho nên mỗi NHTW trên thế giới chỉ được phép phát hành một đồng tiền cho quốc gia mà nó trực thuộc. Hoặc, các quốc gia/vùng lãnh thổ sử dụng đồng tiền đó làm đồng tiền chính. 

Ví dụ, SBV (State Bank of Vietnam) là nơi duy nhất có thể in tiền đồng Việt Nam, Fed độc quyền trong việc phát hành đồng USD cho nước Mỹ; Khối Liên minh châu Âu sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung được phát hành bởi ECB. GBP là đồng tiền của Anh Quốc.

Một vai trò cực kỳ quan trọng khác của NHTW đó là sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Ba chính sách tiền tệ chính của Ngân hàng trung ương là nghiệp vụ thị trường mở (OMO), tỷ lệ dự trữ bắt buộc và kiểm soát lãi suất. Các chính sách tiền tệ này sẽ tác động trực tiếp tới cung tiền và dòng tín dụng trong nền kinh tế, qua đó phần nào giúp các NHTW đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Chẳng hạn, NHTW sẽ nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế, hoặc sẽ thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát.

Ngân hàng Trung ương là trung tâm nền kinh tế của một quốc gia, đóng vai trò giám sát, điều tiết và đặt ra các quy định trong hệ thống thanh toán của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Mỗi ngày có hàng triệu giao dịch tài chính diễn ra trong nền kinh tế hiện đại. Để hệ thống tài chính hoạt động tốt, các quy định phải mạnh mẽ và được tiêu chuẩn hóa. Ngoài ra, NHTW cũng chịu trách nhiệm trong hệ thống thanh toán toàn cầu cùng với các NHTW của các quốc gia khác.

Câu nói “Lender of last resort” chính là dành cho các NHTW, được gọi là “Người cho vay cuối cùng”. Điều này có nghĩa nếu các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng thiếu thốn thanh khoản và không thể bù đắp, Ngân hàng trung ương sẽ đứng ra để bù đắp thanh khoản bằng cách cho các ngân hàng thương mại vay tiền khi gặp khó khăn. (Ví dụ trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua). 

Đôi khi NHTW cũng cho chính phủ vay tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ, khi chính phủ cần huy động vốn để tăng chi tiêu hoặc đầu tư công, góp phần tăng trưởng GDP của một quốc gia.

Cuối cùng, Ngân hàng trung ương cũng là nơi kiểm soát và quản lý lượng dự trữ ngoại hối và vàng của một quốc gia. NHTW chỉ có thể phát hành đồng nội tệ của quốc gia mà nó trực thuộc và không có khả năng in tiền ngoại tệ, vì vậy quản lý lượng ngoại hối trong một quốc gia là vô cùng quan trọng nhằm phục vụ các mục đích thanh toán quốc tế, và đề phòng rủi ro vỡ nợ ngoại tệ.

Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương

Mục tiêu quan trọng nhất của tất cả Ngân hàng trung ương trên thế giới là ổn định giá cả, hay nói cách khác là kiểm soát lạm phát. Nhờ vào chính sách tiền tệ, NHTW có thể tác động lên cung tiền, điều này có thể sẽ điều chỉnh được lạm phát. Thông thường, các NHTW tại các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đều đặt ra một mức lạm phát mục tiêu, nằm trong khoảng 2-3% một năm. 

Lạm phát quá cao so với mục tiêu sẽ dẫn đến giá cả của nền kinh tế tăng lên, làm đồng tiền mất một phần giá trị, còn giảm phát sẽ gây ra sự đình trệ trong nền kinh tế và có thể dẫn đến vòng xoáy giảm phát. 

Ngoài ra, các NHTW có thể có những mục tiêu phụ khác, như ổn định việc làm, thúc đẩy tăng trưởng GDP, hay ổn định tỷ giá. Ví dụ, các mục tiêu của Fed bao gồm ổn định lạm phát, tối đa hóa việc làm tại nước Mỹ và duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.

Giới thiệu một số NHTW lớn trên thế giới

Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia – RBA)

Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia – RBA) là cơ quan NHTW của Úc. RBA là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng Dollar Úc (AUD).

RBA được thành lập vào năm 1959, với trụ sở được đặt tại thủ đô Sydney.

ngan hang trung uong the gioi

RBA cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định theo yêu cầu cho Chính phủ Úc và các cơ quan của chính phủ cũng như cho một số ngân hàng trung ương nước ngoài và các tổ chức chính thức. Ngoài ra, RBA còn quản lý dự trữ vàng và ngoại hối của Úc. 

Các hoạt động của Ngân hàng Dự trữ Úc được giám sát bởi các hội đồng và ủy ban sau:

  • Reserve Bank Board: Hội đồng quản trị ngân hàng dự trữ

  • Payments System Board: Bảng hệ thống thanh toán

  • Audit Committee: Ủy ban Kiểm toán

  • Remuneration Committee: Lương thưởng

  • Executive Committee: Ban chấp hành

  • Risk Management Committee: Ủy ban quản lý rủi ro

ngan hang trung uong the gioi

Ngân hàng Trung ương Canada (Bank of Canada – BoC)

Ngân hàng Trung ương Canada (Bank of Canada – BoC) là cơ quan NHTW của Canada. BoC là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng dollar Canada (CAD). BoC được thành lập vào năm 1934, với trụ sở được đặt tại thủ đô Ottawa.

Đạo luật Ngân hàng Canada đã được sửa đổi nhiều lần, những phần mở đầu của Đạo luật không thay đổi. BoC vẫn tồn tại “Để điều chỉnh tín dụng và tiền tệ vì lợi ích cao nhất của đời sống kinh tế quốc gia”.

Các lĩnh vực trách nhiệm chính của BoC là:

  • Chính sách tiền tệ: BoC tác động đến nguồn cung tiền lưu thông trong nền kinh tế, sử dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ để giữ lạm phát thấp và ổn định.

  • Hệ thống tài chính: BoC thúc đẩy các hệ thống tài chính an toàn, lành mạnh và hiệu quả, trong phạm vi Canada và quốc tế. Ngân hàng Trung ương cũng tiến hành các giao dịch trên thị trường tài chính để hỗ trợ các mục tiêu này.

  • Tiền tệ: BoC sẽ thiết kế, phát hành và phân phối tiền giấy của Canada.

  • Quản lý quỹ: Được xem là “đại lý tài chính” của Chính phủ Canada, quản lý các chương trình nợ công và dự trữ ngoại hối.

  • Giám sát thanh toán bán lẻ: Giám sát các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, theo Đạo luật hoạt động thanh toán bán lẻ.

bank of canada

Ngân hàng Trung ương Canada (Bank of Canada – BoC)

Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England – BoE)

Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England – BoE) là cơ quan NHTW của Anh Quốc. BoE là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng Bảng Anh (GBP). BoE được thành lập vào năm 1694, cũng là một trong 8 ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất, với trụ sở được đặt tại thủ đô London.

BoE có trách nhiệm giám sát các dịch vụ thanh toán (ví dụ: VISA), giúp thanh toán mọi thứ một cách dễ dàng và an toàn. BoE cũng điều hành các dịch vụ cốt lõi cho phép mọi người, doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản lớn (ví dụ: CHAPS) và các ngân hàng giải quyết số dư giữa các ngân hàng. 

bank of england

Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England – BoE)

Trách nhiệm chính của BoE chính là:

  • BoC cung cấp các cách để thanh toán mọi thứ một cách an toàn

  • Bảo vệ giá trị đồng tiền, chống lại lạm phát

  • BoC đảm bảo rằng các ngân hàng lớn, các hiệp hội, tổ chức tín dụng hoạt động tốt tại Vương Quốc Anh

  • BoC sử dụng các công cụ, chính sách để luôn giữ cho toàn bộ hệ thống tài chính của Vương quốc Anh ổn định

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve – Fed)

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve – Fed) là NHTW của Hoa Kỳ, và là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung của Đồng Dollar Mỹ (USD).

Fed được thành lập vào năm 1913, với trụ sở được đặt tại thủ đô Washington. Dưới trụ sở, Fed cũng có 12 ngân hàng Dự trữ khác trong hệ thống (Federal Reserve Districts) tại 12 bang khác nhau tại Mỹ.

fed

Hệ thống các Ngân hàng Dự trữ tại Mỹ

Giống như nhiều Ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có những công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất và OMO. Ngoài ra kể từ tháng 11/2008, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed đã lần đầu tiên sử dụng chính sách nới lỏng định lượng (một trong những chính sách tiền tệ của FED) lần đầu tiên trong tiền lệ của NHTW này.

Ngoài ra, những quyết định của FED luôn tạo nên sự ảnh hưởng sâu sắc nhất định đối với toàn bộ các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới. 

Ví dụ: Lãi suất điều hành và lãi suất chính sách của FED (có liên quan khác) được tạo nên nhằm đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc như lãi suất liên bang (Federal funds rate). Fed đã từng hạ lãi suất khẩn cấp ở phạm vi 0.00-0.25%, được Fed điều chỉnh vào ngày 16/3/2020 trong cuộc họp FOMC bất thường trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ còn có những trách nhiệm khác như:

  • Thống nhất tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng các thành viên tại FOMC, góp phần làm gia tăng hơn nữa cung tiền, hạ lãi suất trên thị trường và kích thích nền kinh tế.

  • Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE): một phiên bản nâng cấp của OMO, khi đó NHTW sẽ mua thêm nhiều giấy tờ có giá hơn như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu trên thị trường thứ cấp để cứu trợ nền kinh tế khi cần thiết.

  • Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC): Thảo luận và quyết định về chính sách tiền tệ.

  • Nhận định lãi suất thông qua Biểu đồ Dot Plot: Thể hiện dự báo của các quan chức Fed về lãi suất quỹ liên bang vào cuối mỗi năm. Sau đó nhìn nhận và đánh giá nền kinh tế chung.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank – ECB)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank – ECB) là cơ quan NHTW của các quốc gia khu vực Eurozone. ECB là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng Euro (EUR).

Eurozone, hay còn được gọi là Khu vực đồng Euro, bao gồm 19 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận sử dụng đồng Euro là đồng tiền chính. Mặc dù khối EU có 27 quốc gia thành viên, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng sử dụng đồng Euro.

ecb

Tiền thân của ECB là Viện tiền tệ châu Âu (European Monetary Institute – EMI), được thành lập vào năm 1994. Cho đến năm 1998, ECB được ra đời và thực hiện các nhiệm vụ như hiện tại, với trụ sở được đặt tại thành phố Frankfurt, Đức. ECB là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống Eurosystem, bao gồm ECB và 19 NHTW tại các quốc gia thành viên. 

ecb

Ngân hàng Trung ương châu Âu

Trách nhiệm chính của ECB chính là:

  • Kiểm soát lạm phát: Duy trì ổn định của đồng tiền chung, đảm bảo rằng lạm phát vẫn ở mức thấp.

  • Đóng góp vào sự an toàn của hệ thống ngân hàng: ECB giám sát các ngân hàng khu vực đồng Euro. Sự giám sát nhất quán và được tiêu chuẩn hóa trong toàn khu vực đồng euro giúp giữ an toàn cho tiền của người dùng, làm cho các ngân hàng trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Phát triển và phát hành tiền giấy Euro: Phối hợp sản xuất và phát hành Euro với các quốc gia sử dụng đồng Euro.

  • Giữ cho cơ sở hạ tầng tài chính hoạt động mượt mà: Quản lý và hỗ trợ mạng lưới, cơ sở hạ tầng thị trường  giúp dòng tiền luân chuyển trôi chảy và hiệu quả, trong các quốc gia và xuyên biên giới.

  • Duy trì sự ổn định tài chính: Giảm thiểu rủi ro có thể khiến hệ thống tài chính mất cân bằng.

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (Reserve Bank of New Zealand – RBNZ)

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (Reserve Bank of New Zealand – RBNZ) là cơ quan NHTW của New Zealand. RBNZ là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng dollar New Zealand (NZD). RBNZ được thành lập vào năm 1934, với trụ sở được đặt tại thành phố Wellington, New Zealand.

rbnz

Ngân hàng Dự trữ New Zealand

Ngân hàng Dự trữ New Zealand có sự độc lập theo luật định từ chính phủ. Điều này có nghĩa là RBNZ có quyền tự chủ hoạt động để đạt được các mục tiêu dài hạn cho hệ thống tài chính, bằng cách: 

  • Quản lý lạm phát để giữ giá cả ổn định đồng thời hỗ trợ tối đa việc làm bền vững cho người dân

  • Quản lý ngân hàng bên dưới bao gồm các Ngân hàng Thương mại, công ty bảo hiểm và công ty tài chính khác

  • Phát hành tiền giấy và đồng xu của New Zealand

  • Vận hành hệ thống thanh toán và các loại thanh toán hiệu quả trong kinh doanh

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BoJ)

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BoJ) là cơ quan NHTW của Nhật Bản, cũng là Ngân hàng trung ương quan trọng cuối cùng nằm trong nhóm G-7. BoJ là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng Yên Nhật (JPY).

BoJ được thành lập vào năm 1882, trụ sở được đặt tại thủ đô Tokyo.

boj

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Mục tiêu của Ngân hàng BoJ là phát hành tiền giấy và thực hiện kiểm soát tiền tệ và đảm bảo thanh toán mượt mà các khoản tiền giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, qua đó góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.

BoJ kiểm soát tiền tệ của các Ngân hàng Nhật Bản và đặt ra các mục tiêu nhằm đạt được sự ổn định về giá cả (ổn định lạm phát ở mức 2%). Từ đó, góp phần vào sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Tổng kết

Bài viết trên cũng đã giới thiệu đến các bạn 7 Ngân hàng Trung ương lớn mạnh nhất (Nằm trong nhóm G-7). Cho thấy NHTW đều có những mục tiêu và chính sách tiền tệ độc đáo và đa dạng. Có một điểm chung giữa các định chế tài chính này chính là luôn mong muốn duy trì lạm phát ở từng quốc gia ở mức dưới 2%/năm.

*Đọc thêm bài viết:

1. Tìm hiểu chuyên sâu về thị trường lớn nhất thế giới => Bài viết

2. Quản lý vốn hiệu quả trong thị trường Forex => Bài viết

Tham gia các kênh truyền thông chính thức của FXCE để nhận được cập nhật những thông tin mới nhất:

| Facebook | Youtube | Telegram STP VN | FXCE Academy |

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#