Experience
Trader là gì? Các yếu tố quan trọng để đánh giá một Trader 
#
Marketing
14 phút đọc
08/12/2022
131
1
1

Trader là gì? Các yếu tố quan trọng để đánh giá một Trader

icon-menu

Bất kỳ ai trong chúng ta trên thị trường cũng đều muốn trở thành một nhà giao dịch có lợi nhuận. Thậm chí chỉ cần dành vài phút trên Internet để tìm những cụm từ  như “Chiến lược giao dịch tốt” là đã có vô vàn các chiến lược tối ưu. 

Tuy nhiên, đối với các nhà giao dịch mới, những mẩu thông tin này có vẻ mang đến sự phân tâm nhiều hơn là lời khuyên hữu ích. Nếu bạn mới tham gia giao dịch, có lẽ bạn chỉ muốn biết cách nhanh chóng và kiếm tiền. Hoặc, bạn chỉ cần những dữ kiện chuẩn để đánh giá trader hay chính bản thân mình.

Vậy Trader là gì? Yếu tố nào quan trọng nhất để đánh giá một Trader toàn diện? Hãy cùng tìm hiểu.

Trader là gì?

Trader, tạm dịch là “Nhà giao dịch”. Cụ thể, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người trực tiếp tham gia mua, bán tài sản với mục đích thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả giữa các phiên.

Trong đó, tài sản có thể là tiền mã hoá, ngoại tệ, cổ phiếu, hay vàng, bạc, Coffee,...Nhưng chủ yếu là công cụ tài chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Trader

Với đặc điểm trên, Trader có thể hoạt động độc lập hoặc “phục vụ” cho một doanh nghiệp, tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư,… Bên cạnh đó, Trader không phải là một nghề quá rập khuôn về thời gian làm việc. Bạn có thể trở thành một người giao dịch full-time hoặc part-time. 

Vậy, sự khác biệt giữa Investor (nhà đầu tư) với Trader là gì? Có khá nhiều yếu tố để phân biệt hai thuật ngữ này. Trong đó, 3 điểm nổi bật cần nhắc tới là:

  • Investor: Lợi nhuận đến chủ yếu từ việc nâng cao giá trị nội tại của tài sản, chính xác hơn là sự gia tăng mức giá của tài sản trên thị trường một cách lâu dài. Các danh mục đầu tư phổ biến: Cổ phiếu, trái phiếu hoặc ETF,...

  • Trader: Lợi nhuận đến từ chênh lệch mức giá hay chính là biến động giá của tài sản trên thị trường, không phân biệt theo xu hướng tăng hay giảm. 

  • Kế hoạch đầu tư thường mang tính dài hơi hơn so với một quá trình giao dịch. Nhà đầu tư thường chọn sự an toàn và dài hạn, và phần lớn không cần phải gắn bó hay theo dõi sát thị trường như Trader.

Vì vậy, trước khi tìm hiểu Các yếu tố để đánh giá một Trader toàn diện. Chúng ta cần phải tìm hiểu những điểm thuận lợi và khó khăn mà Trader gặp phải.

Thuận lợi 

  1. Đa dạng lĩnh vực và vị thế lựa chọn: Sự mở rộng không ngừng của thị trường tài chính và các công cụ đa dạng như: Ngoại hối, Kim loại, Hàng hoá, Cổ phiếu, Trái phiếu, Crypto,... Các nhà giao dịch có thể chọn cho mình một vị thế và trở thành Master của ngành đó. 

  2. Sự linh hoạt, ít gò bó trong công việc: Bạn hoàn toàn chủ động về thời gian và địa điểm làm việc, có thể làm mọi lúc, mọi nơi tùy theo ý muốn.

  3. Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm tài chính: Trader sẽ luôn học hỏi được rất nhiều kiến thức và kỹ năng giao dịch qua sự biến động và đổi mới không ngừng của thị trường tài chính. Đặc biệt, điều này còn tạo ra khả năng tiếp cận với những Giải pháp công nghệ cao trong giao dịch như Lập trình Expert Advisor (EA). Giúp Trader tự động hoá các chiến lược giao dịch của bản thân.

  4. Cơ hội lợi nhuận cao: Thu nhập của công việc Trader có thể là những con số khổng lồ mỗi ngày nếu bạn có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm

  5. Kết nối cộng đồng: Thỏa sức kết nối với cộng đồng các Nhà giao dịch toàn cầu, chia sẻ các giá trị và học hỏi các chiến lược lẫn nhau.

Thách thức

  1. Thị trường tài chính phức tạp, nhiều rủi ro

  2. Tốn nhiều thời gian phân tích, nghiên cứu

  3. Dễ bị lòng tham chi phối, dẫn đến thất bại trong giao dịch

  4. Có thể mất hết số vốn giao dịch nếu không trang bị đầy đủ kỹ năng

  5. Sa ngã vào cộng đồng không uy tín, minh bạch.

Tuy mang đến không ít những thách thức, song nghề trade vẫn mang đến những sức hút khó có thể cưỡng lại. Đồng nghĩa, điều này dần tạo nên một môi trường đa dạng các Nhà đầu tư, Master tiềm năng, Quỹ ETF, Nhà quản lý Quỹ chuyên nghiệp.

Các yếu tố quan trọng để đánh giá Trader

Để thành công trong việc tìm ra các yếu tố để trở thành một Trader phù hợp, hoặc bản thân mình muốn hướng đến. Bạn phải tiếp cận việc giao dịch, tiếp cận các Trader như một công việc toàn thời gian/ bán thời gian hoặc thường xuyên nhất có thể.

Điều trên sẽ giúp bạn có những cảm nhận rõ rệt nhất về thị trường, cũng như tâm lý và chiến lược của các Trader. Từ đó sẽ rút ra được những tiêu chí đánh giá hữu ích mà bản thân mình mong muốn hướng đến. 

Yếu tố 1 - Kinh nghiệm giao dịch (Thời gian giao dịch)

Kinh nghiệm giao dịch, hay thời gian giao dịch là yếu tố quan trọng mà bạn thường bỏ qua khi tiến hành đánh giá một tài khoản giao dịch. 

Một sai lầm phổ biến của nhiều trader mới chưa có kinh nghiệm khi giao dịch Forex, họ nghĩ rằng họ có thể kiếm tiền rất nhanh! Mặc dù đúng là bạn có thể kiếm tiền trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ có lãi trong thời gian dài.

Vậy làm thế nào để biết được tài khoản của trader này có kinh nghiệm giao dịch được bao lâu?

Tại FXCE, dựa vào thống kê trực quan mà Trading Analysis mang lại. Trader có thể tìm thấy thống kê “Kinh nghiệm giao dịch” để làm yếu tố đánh giá. Những tài khoản với kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên, kết hợp với các yếu tố khác sẽ giúp bạn có được kết quả đánh giá khách quan nhất. 

Theo kinh nghiệm giao dịch của các trader chuyên nghiệp, điều quan trọng nhất mà bạn có thể đầu tư như họ là THỜI GIAN. Và, để chiến thắng trong một cuộc chơi tài chính, thì hãy là người ở lại lâu nhất. 

***Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm giao dịch Forex 

Yếu tố 2 - Sụt giảm Tài khoản

Sụt giảm tài khoản cũng là yếu tố không kém phần quan trọng khi bạn đánh giá Trader, hoặc chính bản thân mình. Sụt giảm tài khoản chính là số tiền/ tỷ lệ thua lỗ mà họ có thể gánh chịu. Với một tài khoản có mức sụt giảm càng cao thì tài khoản đó càng rủi ro, các Nhà Đầu tư nên cân nhắc khi quyết định đầu tư cho tài khoản này trong các giai đoạn giao dịch .

  • Điều kiện/ Bối cảnh thị trường

  • Tâm lý giao dịch

  • Phương pháp giao dịch

  • Các tác động ngoại vi khác (bầu cử, chiến tranh, dịch bệnh,...)

Nhiều nhà giao dịch chỉ lo lắng tìm kiếm cơ hội giao dịch mà không quan tâm đến yếu tố sụt giảm tài khoản mà họ phải chịu. Họ chỉ đơn giản ước lượng số tiền họ có thể mất bao nhiêu trong một giao dịch theo cảm tính, và không ngần ngại nhấn nút giao dịch. 

Điều trên không khác gì cờ bạc, và thậm chí họ còn chưa từng ước lượng Sụt giảm của chính tài khoản của mình. Với một tài khoản có mức sụt giảm càng cao thì tài khoản đó càng rủi ro, các Nhà Đầu tư nên cân nhắc khi quyết định đầu tư cho các tài khoản này.

Để đo lường sụt giảm tài khoản, FXCE sử dụng 3 loại chỉ số:

  • Sụt giảm Số dư: Sụt giảm số dư là tỷ lệ sụt giảm dựa trên số dư (số tiền thực có), được tính từ mức số dư cao nhất trước đó tới mức số dư thấp hơn tại thời điểm xem xét (khi các lệnh đã đóng).

  • Sụt giảm Tài sản: Sụt giảm Tài sản là tỷ lệ sụt giảm dựa trên sự biến động của tài sản, được tính từ mức tài sản cao nhất trước đó tới mức tài sản thấp hơn tại thời điểm xem xét (chưa đóng lệnh).

  • Sụt giảm Thả nổi: Sụt giảm Thả nổi là tỷ lệ sụt giảm tài khoản không tính khoản gồng lời.

Để đánh giá chi tiết từng mức độ Sụt giảm tài khoản, bạn có thể nghiên cứu thêm các Top Traders => https://www.fxce.com/top-traders

Cuối cùng, chỉ số Sụt giảm chính là đo lường mức độ rủi ro của tài khoản. Nếu bạn muốn giao dịch một cách hiệu quả, bình ổn và lâu dài, thì sụt giảm là một phần rất quan trọng đối với mỗi chiến lược giao dịch.

Yếu tố 3 - Quản lý vốn

Quản lý vốn cũng góp phần tạo nên yếu tố quan trọng để đánh giá Trader. Quản trị vốn tốt cũng có mối tương quan với chỉ số Sụt giảm và Kinh nghiệm giao dịch. Ví dụ: một tài khoản với chiến lược giao dịch đều đặn từ 6 tháng trở lên, kết hợp với Sụt giảm tài sản 1%. Điều này đồng nghĩa, Trader này có thời gian giao dịch ấn tượng và “Quản lý vốn” tốt trong 6 tháng vừa qua. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ không đề cập quá nhiều về các lý do dẫn đến thua lỗ nặng. Mặc dù phần lớn đều đến từ tâm lý hay những tác động khác như:

  • Lạm dụng Đòn bẩy

  • Không có chiến lược Stoploss 

  • OverTrading

  • Giao dịch với khối lượng quá lớn

Mặc dù vậy, không khó tìm ra những yếu tố và Công nghệ quyết định giúp chúng ta có được những lựa chọn sáng suốt khi Quản lý vốn:

Quy tắc 1: Luôn sử dụng Cắt lỗ (Stop-loss)

Sử dụng Stoploss có thể giúp giảm bớt căng thẳng khi giao dịch vì chúng ta biết rằng, sẽ chỉ mất số tiền X trên bất kỳ giao dịch nào.

Không có Stoploss là một thói quen xấu, ngay cả khi bạn giao dịch thắng. Thoát lệnh với mức cắt lỗ và thua lỗ, vẫn là giao dịch tốt nếu vẫn nằm trong kế hoạch giao dịch của bạn. 

Quy tắc 2: Biết khi nào nên ngừng giao dịch

Có hai lý do để ngừng giao dịch: Một kế hoạch giao dịch không hiệu quả và một nhà giao dịch không hiệu quả.

Một kế hoạch giao dịch không hiệu quả cho thấy tổn thất lớn hơn nhiều so với dự đoán sau ít nhất 6 tháng Backtest. Nếu điều đó xảy ra, thị trường có thể đã thay đổi, hoặc biến động có thể đã giảm bớt. Vì bất kỳ lý do gì, kế hoạch giao dịch đơn giản là không hoạt động như mong đợi.

Hãy giữ vững lập trường và không được rơi vào trạng thái OverTrading. Đã đến lúc đánh giá lại kế hoạch giao dịch và thực hiện một số thay đổi. Hoặc, bắt đầu lại với một kế hoạch giao dịch mới.

Quy tắc 3: Sử dụng các giải pháp Công nghệ

Sử dụng công nghệ để tạo lợi thế cho bạn và tính năng từ các sản phẩm mới, có thể rất thú vị và bổ ích trong giao dịch. Bạn hoàn còn có thể làm chủ được tâm lý giao dịch hoặc thậm chí bạn có thể thiết lập kế hoạch giao dịch và quản lý rủi ro chỉ với 1 cú nhấp chuột. 

  • Giải pháp Sử dụng Expert Advisor (EA): Bạn có thể tối ưu tất cả các chiến lược giao dịch thành EA. Tận dụng việc giao dịch tự động 100% đi kèm với giảm thiểu tâm lý giao dịch. Ắt hẳn sẽ là giải pháp công nghệ thú vị mà bạn nên quan tâm ngay thời điểm này.

Tìm hiểu hơn 300 Indicator và EA tại trang chủ EA Blog: https://ea.fxce.com/

  • Sử dụng Trader's Guard: Công cụ lý tưởng dành cho trader để rèn luyện kỷ luật với đa dạng các điều khoản, cho phép các nhà giao dịch thiết lập và sửa đổi sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch.

Trader's Guard là gì? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết 

Yếu tố 4 - Thống kê lợi nhuận

Phía trên là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 yếu tố quan trọng như Quản trị vốn tốt, Sụt giảm tài khoản thấp và Kinh nghiệm giao dịch dài hạn. Tuy nhiên, mục tiêu giao dịch chính là để tìm kiếm lợi nhuận ổn định và lâu dài. Các Trader đã nỗ lực để tìm kiếm những cơ hội trên thị trường, thì Lợi nhuận cũng chính là yếu tố quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua.

Hiện nay, Lãi suất tiền gửi ngân hàng Việt Nam giao động từ 8% đến 10%/ năm. Cho nên, lợi nhuận mà các nhà giao dịch cần đạt được trong năm phải lớn hơn 10%/ năm. Có thể nói, đây cũng có thể được xem là một con số khá khiêm tốn đối với các Forex Traders. 

Bên cạnh đó, nhờ vào FXCE Trading Analysis, bạn sẽ thống kê được lợi nhuận thực tế mà Trader này đạt được trong quá trình giao dịch. Từ những Dữ liệu trực quan mà FXCE cung cấp, bao gồm:

  • Tăng trưởng vốn (%)

  • Tăng trường (%)

  • Tỷ lệ thắng (%)

Từ những thống kê trên, bạn sẽ luôn có cơ sở để đánh giá các tài khoản của Traders (làm tư liệu học hỏi). Hoặc, bạn sẽ có thể đánh giá được hệ thống giao dịch của bản thân mình có tốt hay không theo thời gian. Đây chính là yếu tố tiếp theo mà chúng ta sẽ đề cập ở bên dưới!

***Tham khảo đánh giá Top Traders tiềm năng trong tháng 11 👉 Bài viết

Yếu tố 5 - Đánh giá hệ thống

Yếu tố cuối cùng chính là đánh giá hệ thống giao dịch và phát triển phương pháp giao dịch của bản thân. Do trader dành phần lớn thời gian tiếp cận với thị trường, nên các hệ thống giao dịch phải luôn được theo dõi sít sao. Cụ thể để trả lời các câu hỏi như: 

  • Hệ thống giao dịch sau thời gian Backtest (6 tháng trở lên) có mang lại kết quả tốt hay không?

  • Hệ thống giao dịch có thói quen gồng lệnh, Martingale hoặc DCA hay không?

  • Hệ thống giao dịch phù hợp với sản phẩm giao dịch nào nhất? 

Hãy thường xuyên theo dõi và đánh giá hệ thống giao dịch trong khoảng thời gian cố định (Quý/ Năm). Từ đó, hệ thống sẽ luôn được cải thiện và mang đến những kết quả tốt về lâu dài.

***Ngoài 5 yếu tố quan trọng kể trên, FXCE còn cung cấp một nền tảng với vô vàn các đánh giá khách quan đang chờ bạn khám phá, Trading Analysis. Đặc biệt, FXCE Trading Analysis được thiết kế và phát triển như một giải pháp công nghệ toàn diện.

Nền tảng cấp dữ liệu giao dịch hữu ích, cải thiện chất lượng giao dịch và giúp trader đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.

Tổng kết

Nhờ vậy, FXCE đã đồng hành và phát triển các sản phẩm công nghệ toàn diện. Mục tiêu mang đến những Yếu tố đánh giá khách quan nhất cho tất cả Trader trong Hệ sinh thái FXCE. 

Cuối cùng, việc giao dịch là một công việc khó khăn. Các nhà giao dịch có kỷ luật, kiên nhẫn sẽ luôn góp phần tăng tỷ lệ thành công trong một đấu trường Tài chính rất cạnh tranh này. 

Thực hành và kết hợp “5 yếu tố để đánh giá Trader” ngay hôm nay để cùng phân tích các Top Traders tại FXCE Trading Social Platform nhé 👉 https://www.fxce.com/top-traders

>>Follow FXCE's Blog to read more information:

| Facebook | YouTube | Website | Blog |

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#