Trading Essentials
Khái niệm cơ bản về phương pháp Phân tích kỹ thuật
#
Marketing
12 phút đọc
02/03/2023
103
0
0
icon-menu

Có thể bạn chưa biết

  • Phương pháp phân tích kỹ thuật là một nguyên tắc giao dịch được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch theo xu hướng giá và các mẫu được tìm thấy trên biểu đồ.

  • Các Trader sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật tin rằng hoạt động giao dịch trong quá khứ và thay đổi giá của sản phẩm giao dịch có thể là những chỉ báo có giá trị về biến động giá trong tương lai của sản phẩm đó.

  • Phương pháp phân tích kỹ thuật có thể trái ngược với phân tích cơ bản, tập trung vào tình hình tài chính của công ty hơn là mô hình giá lịch sử hoặc xu hướng chứng khoán.

Khái niệm về Phương pháp phân tích kỹ thuật

Phương pháp phân tích kỹ thuật là một nguyên tắc giao dịch được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch. Bằng cách phân tích các xu hướng qua các thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch chẳng hạn như biến động giá và khối lượng. Không giống như phân tích cơ bản khi cố gắng đánh giá giá trị của sản phẩm giao dịch dựa trên kết quả kinh doanh như doanh thu và thu nhập. Phương pháp phân tích kỹ thuật tập trung vào nghiên cứu về giá và khối lượng.  

phan tich ky thuat forex

Hiểu về phân tích kỹ thuật

Các công cụ sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng để xem xét kỹ lưỡng cách mà cung/ cầu của Forex sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi đến giá, khối lượng và sự biến động xung quanh. Phương pháp này hoạt động dựa trên việc giả định rằng hoạt động giao dịch trong quá khứ và điều này làm thay đổi giá của Forex. Đề cập thêm, có thể là chỉ báo giá trị (valuable indicators) về biến động giá trong tương lai khi được kết hợp với các quy tắc đầu tư hoặc giao dịch phù hợp.

Nó thường được sử dụng để tạo tín hiệu giao dịch ngắn hạn từ các công cụ biểu đồ khác nhau, nhưng cũng có thể giúp cải thiện việc đánh giá điểm mạnh. Hoặc, điểm yếu của Forex so với thị trường rộng lớn ngoài kia hoặc một trong các lĩnh vực có liên quan. Thông tin này giúp các nhà phân tích cải thiện ước tính định giá tổng thể của họ.

Phương pháp phân tích kỹ thuật như chúng ta biết ngày nay lần đầu tiên được giới thiệu bởi Charles Dow và Lý thuyết Dow vào cuối những năm 1800.

phan tich ky thuat forex

Một số nhà nghiên cứu đáng chú ý bao gồm William P. Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và John Magee đã đóng góp thêm cho các khái niệm của Lý thuyết Dow giúp hình thành cơ sở của Phương pháp phân tích kỹ thuật. Ngày nay, phương pháp này đã phát triển bao gồm hàng trăm mẫu và tín hiệu được phát triển qua nhiều năm nghiên cứu.

Sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật

Các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp với các hình thức nghiên cứu khác. Các nhà giao dịch nhỏ lẻ (retail) có thể đưa ra quyết định chỉ dựa trên biểu đồ giá của Forex và các số liệu thống kê tương tự, nhưng các nhà phân tích FX, Gold thực hành hiếm khi chỉ giới hạn nghiên cứu của họ ở phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật.

Phương pháp phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho bất kỳ công cụ tài chính nào có dữ liệu giao dịch lịch sử. Điều này bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hàng hóa, Forex và các công cụ tài chính khác. Trên thực tế, phương pháp này phổ biến hơn nhiều trong thị trường hàng hóa và ngoại hối, nơi các nhà giao dịch  tập trung vào các biến động giá ngắn hạn.

Phương pháp phân tích kỹ thuật cố gắng dự báo biến động giá của hầu như bất kỳ công cụ có thể giao dịch nào thường chịu tác động của cung và cầu, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai và các cặp tiền tệ. Trên thực tế, một số người xem phương pháp này chỉ đơn giản là nghiên cứu về lực cung và cầu được phản ánh trong biến động giá của thị trường.

Phương pháp phân tích kỹ thuật thường áp dụng nhất cho những thay đổi về giá, nhưng một số nhà phân tích theo dõi các chỉ số khác ngoài giá, chẳng hạn như khối lượng giao dịch hoặc số liệu lãi suất trên thị trưởng mở.

Các chỉ báo đề cập đến Phương pháp phân tích kỹ thuật

Trong toàn ngành, có hàng trăm mô hình và tín hiệu đã được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ giao dịch theo phương pháp này. Các nhà giao dịch sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật cũng đã phát triển nhiều loại hệ thống giao dịch để giúp họ dự báo và giao dịch theo hành động giá.

Một số chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm các vùng hỗ trợ và kháng cự, trong khi những chỉ báo khác tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục của xu hướng đó. Các chỉ báo kỹ thuật và mẫu biểu đồ thường được sử dụng bao gồm đường xu hướng, kênh, đường trung bình động và chỉ báo xung lượng.

Phần lớn, các Trader sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật theo các loại chỉ số sau:

  • Xu hướng giá (Price trends)

  • Các mẫu biểu đồ (Chart patterns)

  • Chỉ báo khối lượng và động lượng (Volume and momentum indicators)

  • Dao động (Oscillators)

  • Đường trung bình động (Moving averages)

  • Các mức hỗ trợ và kháng cự (Support and resistance levels)

Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật

Có hai phương pháp chính được sử dụng để phân tích thị trường và đưa ra quyết định đầu tư: Phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản liên quan đến việc phân tích tình hình kinh tế của một quốc gia, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ dự trữ dầu thô,... để xác định giá trị của các cặp tiền tệ. Trong khi, phương pháp này giả định rằng giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin có sẵn công khai và thay vào đó tập trung vào phân tích thống kê về biến động giá.

Phương pháp phân tích kỹ thuật cố gắng hiểu tâm lý thị trường đằng sau xu hướng giá bằng cách tìm kiếm các mẫu và xu hướng hơn là phân tích các thuộc tính cơ bản của của một nền kinh tế.

Charles Dow đã cho ra mắt một loạt bài xã luận thảo luận về lý thuyết phân tích kỹ thuật. Các bài viết của ông bao gồm hai giả định cơ bản đã tiếp tục hình thành khuôn khổ cho giao dịch theo Phương pháp phân tích kỹ thuật.

Thị trường hiệu quả với các giá trị đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến giá của sản phẩm mà bạn giao dịch. Nhưng, ngay cả các biến động giá thị trường ngẫu nhiên dường như cũng di chuyển theo các mô hình và xu hướng có thể xác định được và có xu hướng lặp lại theo thời gian.

Ngày nay, lĩnh vực phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên công việc của Dow. Các nhà phân tích chuyên nghiệp thường chấp nhận ba giả định chung cho lĩnh vực này:

  1. Mọi thị trường đều giảm: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng mọi thứ từ nguyên tắc cơ bản của công ty đến các yếu tố thị trường rộng lớn đến  tâm lý thị trường  đều đã được định giá vào cổ phiếu. Quan điểm này phù hợp với Giả thuyết thị trường hiệu quả - Efficient Markets Hypothesis (EMH) giả định một kết luận tương tự về giá. Điều duy nhất còn lại là phân tích biến động giá, mà các Trader sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật coi là sản phẩm của cung và cầu đối với một cổ phiếu cụ thể trên thị trường.

  2. Giá di chuyển theo xu hướng: Các Trader sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật kỳ vọng rằng giá, ngay cả khi thị trường biến động ngẫu nhiên, sẽ thể hiện xu hướng bất kể khung thời gian được quan sát. Nói cách khác, giá cổ phiếu có nhiều khả năng tiếp tục xu hướng trong quá khứ hơn là biến động thất thường. Hầu hết các chiến lược giao dịch kỹ thuật đều dựa trên giả định này.

  3. Lịch sử có xu hướng lặp lại: Các Trader sử dụng Phương pháp phân tích kỹ thuật tin rằng lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó. Bản chất lặp đi lặp lại của các biến động giá thường được quy cho tâm lý thị trường, có xu hướng rất dễ đoán dựa trên những cảm xúc như sợ hãi hoặc phấn khích. Phương pháp này sử dụng các mẫu biểu đồ để phân tích những cảm xúc này và các chuyển động tiếp theo của thị trường để hiểu xu hướng. Mặc dù nhiều hình thức phân tích kỹ thuật đã được sử dụng trong hơn 100 năm, nhưng chúng vẫn được cho là có liên quan vì chúng minh họa các mẫu biến động giá thường lặp lại.

So sánh Phân tích Kỹ thuật với Phân tích Cơ bản

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, những trường phái tư duy chính khi nói đến việc tiếp cận thị trường, nằm ở hai đầu đối lập. Cả hai phương pháp đều được sử dụng để nghiên cứu và dự báo xu hướng giá của sản phẩm giao dịch trong tương lai. Và, giống như bất kỳ chiến lược hay triết lý đầu tư nào, cả hai đều có những người ủng hộ và những người không ủng hộ.

phan tich ky thuat forex

Phân tích cơ bản là một phương pháp đánh giá thị trường bằng cách cố gắng đo lường giá trị nội tại của một cổ phiếu, nền kinh tế của một quốc gia. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu mọi thứ từ nền kinh tế tổng thể và các điều kiện của ngành đến tình trạng tài chính và quản lý của các công ty. Thu nhập, chi phí, tài sản và nợ phải trả đều là những đặc điểm quan trọng đối với các nhà phân tích cơ bản.

Phương pháp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản ở chỗ giá và khối lượng của sản phẩm giao dịch là yếu tố đầu vào duy nhất. Giả định cốt lõi là tất cả các nguyên tắc cơ bản đã biết đều được tính vào giá. Các nhà phân tích kỹ thuật không cố gắng đo lường giá trị nội tại của sản phẩm mà họ giao dịch. Thay vào đó, họ sử dụng biểu đồ để xác định các mô hình và xu hướng cho thấy liệu sản phẩm giao dịch này sẽ có động thái gì trong tương lai.

Hạn chế khi phân tích kỹ thuật

Một số nhà phân tích và nhà nghiên cứu học thuật cho thấy rằng, EMH chứng minh lý do tại sao chúng ta không nên mong đợi bất kỳ thông tin nào được chứa trong dữ liệu giá và khối lượng lịch sử. Tuy nhiên, theo cùng một lý do, các nguyên tắc cơ bản về kinh doanh cũng không nên cung cấp bất kỳ thông tin nào mà có thể dính dáng đến pháp lý (xảy ra cáo buộc). Những quan điểm này được gọi là weak form và semi-strong form của EMH.

Một lời chỉ trích khác đối với phương pháp này là lịch sử không lặp lại chính xác, vì vậy việc nghiên cứu mô hình giá có tầm quan trọng đáng ngờ và có thể bị bỏ qua. Giá dường như được mô hình hóa tốt hơn bằng cách giả định một bước đi ngẫu nhiên.

Lời chỉ trích thứ ba đối với Phương pháp phân tích kỹ thuật là vì nó hoạt động trong một số trường hợp nhưng chỉ vì nó tạo thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ví dụ: nhiều nhà giao dịch kỹ thuật sẽ đặt  lệnh dừng lỗ  bên dưới đường trung bình động 200 ngày của một sản phẩm giao dịch nhất định. Nếu một số lượng lớn các nhà giao dịch đều làm như vậy và sản phẩm đạt đến mức giá này, sẽ có một số lượng lớn các lệnh bán, điều này sẽ đẩy giá xuống, xác nhận chuyển động mà các nhà giao dịch dự đoán. 

Sau đó, các nhà giao dịch khác sẽ thấy giá giảm và cũng bán vị thế của họ, củng cố sức mạnh của xu hướng. Áp lực bán ngắn hạn này có thể được coi là tự hoàn thiện, nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất ít đến việc giá của tài sản sẽ như thế nào trong vài tuần hoặc vài tháng tới kể từ hiện tại.

Tóm lại, nếu có đủ người sử dụng các tín hiệu giống nhau, họ có thể tạo ra được xu hướng theo các tín hiệu đã dự báo trước. Nhưng về lâu dài, nhóm các nhà giao dịch sử dụng duy nhất phương pháp này không thể điều khiển giá.

Tổng kết

Tóm lại, Phương pháp phân tích kỹ thuật là một nguyên tắc giao dịch được sử dụng thường xuyên để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch. Chúng được sử dụng bằng các phân tích khác nhau từ hoạt động giao dịch, chẳng hạn như biến động giá và khối lượng, xu hướng, các chỉ báo kỹ thuật.

Nhưng hơn hết, ngoài việc sử dụng phương pháp này thì các yếu tố khác như quản trị vốn và tâm lý giao dịch cũng quan trọng không kém. Cả hai đều góp phần tạo nên sự thành công cho các nhà giao dịch không riêng gì phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. 

Đọc thêm: 

  1. Tâm lý giao dịch và những điều bạn cần biết

  2. Xây dựng tư duy quản trị rủi ro trong Forex

  3. Tìm hiểu chuyên sâu về thị trường lớn nhất thế giới 

>> Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng FXCE ngay hôm nay tại: https://www.fxce.com/register

Facebook | YouTube | Telegram STP VN|

kiến thức forex
ic-comment-blueBình luận
#