Trading Essentials
Timeframe là gì? Cách lựa chọn timeframe theo phong cách giao dịch
#
Marketing
7 phút đọc
08/06/2023
42
0
0

timeframe_la_gi

Phân tích trên timeframe là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nhà giao dịch nào ở thị trường Forex. Nó liên quan đến việc đọc các biểu đồ và phát triển các chiến lược, từ đó dự đoán các chuyển động của thị trường. Bài viết này sẽ cho bạn biết timeframe là gì và làm sao để lựa chọn khung thời gian phù hợp với mỗi phong cách giao dịch. 

Những bài viết liên quan timeframe là gì 

  1. Bán khống là gì? Tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ bán khống

  2. Spread là gì? Những điều bạn cần biết về spread

  3. Drawdown là gì? Quản lý Drawdown trong Forex hiệu quả

icon-menu

Tìm hiểu Timeframe là gì?

Trước tiên, ta hãy bắt đầu với khái niệm timeframe là gì. Timeframe đề cập đến khoảng thời gian mà một nhà giao dịch sử dụng để phân tích biểu đồ giá, xác định xu hướng và cơ hội giao dịch. Mỗi biểu đồ giá có thể hiển thị dữ liệu trong nhiều khung thời gian khác nhau, chẳng hạn như 1 phút, 5 phút, 15 phút, 1 giờ, 4 giờ, hàng ngày, hàng tuần, hoặc tháng.

Các khung thời gian khác nhau trên cùng một cặp tiền tệ cho ra hướng đi giá khác nhau và điều này có thể mang lại lợi ích hoặc cản trở quá trình phân tích. Do đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về các timeframe là gì để dễ dàng phân tích. 

Các timeframe phổ biến trong Forex

timeframe phổ biến

Để hiểu hơn về timeframe là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số timeframe phổ biến trong Forex. Dưới đây là một số timeframe phổ biến trong Forex:

  • M1 (1-minute): Mỗi thanh đại diện cho 1 phút giao dịch.

  • M5 (5-minute): Mỗi thanh đại diện cho 5 phút giao dịch.

  • M15 (15-minute): Mỗi thanh đại diện cho 15 phút giao dịch.

  • H1 (1-hour): Mỗi thanh đại diện cho 1 giờ giao dịch.

  • H4 (4-hour): Mỗi thanh đại diện cho 4 giờ giao dịch.

  • D1 (daily): Mỗi thanh đại diện cho một ngày giao dịch.

  • W1 (weekly): Mỗi thanh đại diện cho một tuần giao dịch.

  • MN (monthly): Mỗi thanh đại diện cho một tháng giao dịch.

Các timeframe khác nhau sẽ cho thấy các khía cạnh khác nhau của xu hướng và biến động giá. Nếu bạn chưa hiểu rõ timeframe là gì thì sẽ khó xác định được thời gian biến động của một cây nến hay một phiên giao dịch là bao lâu và các mức giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, giá đóng cửa của tài sản trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu.

Lựa chọn timeframe phù hợp với kế hoạch giao dịch 

lựa chọn timeframe

Khi đã biết được tổng quan về timeframe là gì, chúng ta hãy đến với phần tiếp theo. Cách để lựa chọn khung thời gian thích hợp cho từng phong cách giao dịch. Trước tiên bạn hãy xác định phong cách giao dịch mình đang theo đuổi là gì. Đây là điều quan trọng trong việc tìm hiểu timeframe là gì vì khi xác định được phong cách giao dịch của mình là gì thì bạn sẽ dễ dàng định hướng được khung thời gian phù hợp. 

Nhìn chung có 4 phong cách giao dịch chính:

  • Scalping

  • Day trading 

  • Swing trading 

  • Position trading 

Các khung thời gian tốt nhất để giao dịch sẽ phụ thuộc vào loại phong cách giao dịch mà bạn chọn. Cùng khám phá ngay dưới đây!

Khung thời gian dành cho Scalping

scalping

Đối với Scalping thì bạn nên chọn timeframe là gì? Nhà giao dịch theo scalping thường hoạt động trong các khung thời gian rất nhỏ từ 1 đến 15 phút. Phong cách giao dịch này có thời gian nắm giữ vị thế rất ngắn, phù hợp với những ai ưa thích sự nhanh chóng bà ưu mạo hiểm. 

Những khung thời gian ngắn như vậy cho phép nhà giao dịch theo dõi và tìm kiếm cơ hội giao dịch và lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao dịch Scalping yêu cầu sự tập trung cao và phản ứng nhanh, vì vậy phù hợp với những nhà giao dịch có kinh nghiệm và quen thuộc với phong cách giao dịch này.

Khung thời gian dành cho Day trading 

Nhà giao dịch Day trading có xu hướng tiếp cận ngắn hạn, với hầu hết các khung thời gian được chọn kéo dài từ 1 giờ đến 4 giờ. Phương pháp giao dịch này tập trung vào việc mở và đóng các vị thế trong cùng một ngày giao dịch, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ biến động giá trong thời gian ngắn.

Sử dụng khung thời gian hàng ngày (D) cũng cho cái nhìn tổng quan về xu hướng lâu dài và cơ hội giao dịch dựa trên các tín hiệu lâu hơn. Day trading yêu cầu sự quan sát và phản ứng nhanh, và cần có kỹ năng phân tích kỹ thuật và quản lý rủi ro tốt.

Khung thời gian dành cho Swing trading

swing trading

Vậy còn đối với Swing trading thì nên chọn timeframe là gì để hiệu quả? Khung thời gian thích hợp thường là từ 4 giờ (H4) đến hàng ngày (D), và có thể kéo dài lên đến các khung thời gian hàng tuần (W). Swing trading là phương pháp giao dịch tập trung vào việc tìm kiếm các xu hướng lớn và thực hiện các vị thế kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Swing trading yêu cầu sự kiên nhẫn và khả năng đánh giá xu hướng. Nhà giao dịch cần phân tích kỹ thuật và xác định điểm vào và điểm ra hợp lý. Quản lý rủi ro cũng là yếu tố quan trọng trong swing trading.

Khung thời gian Position trading 

Cuối cùng là phong cách giao dịch Position. Đúng như tên gọi, các nhà giao dịch sẽ nắm giữ một vị thế với hy vọng rằng nó sẽ tăng giá trị trong một khoảng thời gian cụ thể. Những nhà giao dịch này sẽ không thực sự thực hiện nhiều giao dịch. Họ có khả năng làm việc trong các khung thời gian rất dài hạn, trong vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí là một năm.

Không giống như các nhà đầu tư chỉ Buy và Hold truyền thống, những người theo cách giao dịch Position không chỉ đơn giản là khóa tiền của họ vô thời hạn. Họ là những người thích sự an toàn và muốn hưởng lợi nhuận trong dài hạn. Timeframe phù hợp theo phong cách này là D1, W1, hoặc MN. 

Phân tích giao dịch trên đa khung thời gian 

Nếu như bạn đã hiểu timeframe là gì và các khung thời gian tương ứng với từng phong cách giao dịch thì hãy đến với phần thú vị hơn. Đó chính là sự kết hợp đồng thời các khung thời gian để có cái nhìn tổng quan hơn về hướng đi của giá. 

Phương pháp này cho phép bạn xem xét biểu đồ trên các khung thời gian ngắn, trung và dài hơn để nhận ra các mẫu giá, xu hướng và cơ hội giao dịch. Bằng cách kết hợp thông tin từ các khung thời gian khác nhau, bạn có thể xác định xu hướng lớn hơn và định vị điểm ra/vào lệnh một cách chính xác hơn.

Ví dụ, nhà giao dịch có thể sử dụng khung thời gian lớn như hàng ngày (D) để xác định xu hướng chính, sau đó chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn như 4 giờ hoặc 1 giờ để tìm kiếm điểm vào giao dịch cụ thể. Bằng cách phân tích giao dịch trên đa khung thời gian, bạn có thể tăng khả năng chiến thắng và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phân tích giao dịch trên đa khung thời gian đòi hỏi sự kỹ năng và kinh nghiệm để hiểu và tương tác với các biểu đồ khác nhau. Mỗi nhà giao dịch có thể có phương pháp riêng để áp dụng phân tích này và tùy chỉnh nó phù hợp với chiến lược giao dịch của mình.

Kết luận 

Vậy là những thắc mắc của bạn về timeframe là gì đã được giải đáp ở bài viết này. Mong rằng những kiến thức về timeframe là gì bạn sẽ biết cách lựa chọn khung thời gian phù hợp cho phong cách giao dịch của mình. Hãy áp dụng những kiến thức này vào việc phân tích giao dịch và luyện tập nó thường xuyên. Bạn sẽ thấy kết quả được cải thiện rất nhiều. 

Theo dõi tin tức, cập nhật mới nhất của FXCE tại những kênh sau đây: 

Facebook | Telegram | Instagram | Youtube

 

ic-comment-blueBình luận
#